Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà – Giải pháp song hành hiệu quả

Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà đã và đang ngày càng được nhiều bệnh nhân tìm đến như một giải pháp song hành tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách áp dụng các mẹo điều trị tại nhà hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những mẹo điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà dứt điểm nhanh chóng và an toàn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà
Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

Việc áp dụng các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà đem lại hiệu quả giảm đau  đồng thời hạn chế được các tác dụng không mong muốn giống như khi sử dụng các thuốc giảm đau tân dược. Các bài thuốc dân gian tận dụng tốt nguồn dược liệu sẵn có xung quanh nhà. Chúng là những loại cây quen thuộc, dễ kiếm, dễ mua, cách chế biến lại tương đối đơn giản, dễ thực hiện.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi sự kiên trì áp dụng theo đúng liều lượng phù hợp. Bản thân nó chỉ là giải pháp bổ trợ, tác dụng một cách từ từ và cho thấy hiệu quả cải thiện triệu chứng ở các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 1, 2, 3.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà bạn cần biết

Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng nhiệt

Nhiệt độ là yếu tố tác động tương đối hiệu quả lên hệ thống cơ, dây chằng và mạch máu do đó người bệnh có thể áp dụng phương pháp này để điều trị bệnh. 

Chườm nóng

Biện pháp này làm thư giãn cơ bắp và tình trạng co thắt các cơ, giãn mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn, loại bỏ lượng acid lactic tích tụ do tổn thương lâu ngày, cho tác dụng giảm đau tốt trong các trường hợp đau mãn tính. Trong quá trình điều trị, cần chú ý:

  • Sử dụng túi giữ nhiệt, khăn ấm gói chai nước nóng hoặc các dược liệu được sao nóng để chườm.
  • Giữ nhiệt độ ở mức vừa phải, khoảng 35-38°C, tránh bị bỏng.

Duy trì thực hiện biện pháp này để cải thiện tốt nhất các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.

Chườm lạnh

Ngược lại với chườm nóng, chườm lạnh có tác dụng làm co cơ, co mạch máu, giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm tính thấm thành mạch cùng với khả năng làm tê vùng bị tổn thương, từ đó làm giảm viêm, giảm đau, thường được áp dụng trong các trường hợp đau cấp.

  • Sử dụng túi nước đá lạnh hay chai nước đá lạnh bọc trong khăn để chườm.
  • Lưu ý về nhiệt độ khi tiến hành chườm lạnh, đặc biệt là ở vị trí cột sống.

Xoa bóp, ấn huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt cải thiện tốt tình trạng thoát vị đĩa đệm

Xoa bóp, bấm huyệt cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Xoa bóp, bấm huyệt cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Xoa bóp kết hợp ấn huyệt có tác dụng làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giãn cơ, giải phóng sự chèn ép lên rễ thần kinh, đưa đĩa đệm thoát vị về đúng vị trí của nó và phục hồi chức năng vận động và phòng ngừa tái phát.

Đây là phương pháp rất hữu hiệu đối với bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, cần được thực hiện theo đúng sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn để thu được kết quả mong muốn.

Tập yoga điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

Tương tự như cơ chế của các phương pháp đã nói ở trên, các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm nhẹ nhàng giúp cải thiện tốt hệ thống tuần hoàn chung của toàn bộ cơ thể, làm thư giãn cơ bắp. Đặc biệt một số bài tập yoga có tác dụng giãn cơ rất tốt, làm giãn cột sống, hạn chế được áp lực lên đĩa đệm, cải thiện khả năng chữa lành, làm thẳng cột sống.

Các bài tập yoga hỗ trợ cải thiện bệnh lý xương khớp
Các bài tập yoga hỗ trợ cải thiện bệnh lý xương khớp

Cụ thể một số bài tập như sau:

Tư thế em bé

  • Bước 1: Vào tư thế chuẩn bị, quỳ dưới sàn và ngồi lên gót chân. Mở rộng đầu gối và hông. Hít thở đều.
  • Bước 2: Cúi người về phía trước, giữa hai đùi. Thở ra. Đầu và ngón chân chạm sàn. Thả lỏng cơ thể, mở rộng hông.
  • Bước 3: Vươn thẳng tay qua đầu sao cho thẳng hàng với đầu gối. Đầu chạm sàn.
  • Bước 4: Thở đều. Đặt tay xuống sàn, duỗi thẳng cánh tay và các ngón tay. Thả lỏng vai. 
  • Bước 5: Giữ tư thế trong khoảng từ 30s đến 1 phút hoặc lâu hơn tùy theo khả năng của bạn.
  • Bước 6: Thư giãn, hít thở đều và nâng người lên từ từ để về vị trí ban đầu.

Tư thế rắn hổ mang

  • Bước 1: Nằm sấp trên thảm, khép hai chân lại, mu bàn chân úp xuống sàn. Hai khuỷu tay khép, bàn tay úp xuống thảm, ngón cái gần chạm nách. Trán chạm nhẹ vào sàn, vai ở trong tư thế thả lỏng.
  • Bước 2: Hít vào, để trọng lực cơ thể dồn lên hai lòng bàn tay, đặt tay xuống sàn, uốn cong lưng, nâng ngực và ngửa đầu ra phía sau. Khi cảm nhận cơ thể đã nâng lên tối đa, nín thở trong khoảng 10 giây.
  • Bước 3: Thở ra, từ từ hạ thấp người và quay trở về vị trí ban đầu.

Tư thế vặn mình

  • Bước 1: Ngồi trên sàn nhà, lưng thẳng, 2 chân bắt chéo, 2 tay đặt cạnh hông.
  • Bước 2: Điều chỉnh đầu gối về gần hông, giữ mắt cá chân và đùi thả lỏng.
  • Bước 3: Lưng để thẳng, hít vào một hơi thật sâu. Thở ra, đồng thời xoay vặn thân trên ra sau về phía trái hết mức có thể. Đặt tay phải trên sàn và tay trái để phía trên. Chú ý giữ mông luôn chạm sàn.
  • Bước 4: Từ từ hít vào, thở ra nhịp nhàng, giữ lưng thẳng, cảm nhận sự tác động lên hông và thắt lưng trong từng hơi thở. Đầu nhìn thẳng qua vai, giữ tư thế trong vòng 1 phút.
  • Bước 5: Thở ra, từ từ về vị trí ban đầu. Thở nhẹ nhàng và lặp lại động tác với bên còn lại.

Bài thuốc dân gian hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Từ lâu, có rất nhiều vị thuốc dân gian đã được ông cha ta sử dụng để làm bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm, cải thiện chứng bệnh đau nhức xương khớp như là: đinh lăng, ngải cứu, cỏ xước, lá mật gấu, lá đu đủ xanh, rễ cây trinh nữ (cây xấu hổ)…

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây: 

Bài thuốc từ cây đinh lăng

Bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm với cây đinh lăng
Bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm với cây đinh lăng

Nguyên liệu: Thân và rễ đinh lăng (30g)

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch toàn bộ vị thuốc, ngâm với khoảng 1,5 lít nước cho mềm
  • Để dược liệu ráo nước, thái thành lát mỏng
  • Thêm lượng nước ngập nguyên liệu và đun trong khoảng 1-2 tiếng
  • Kiên trì áp dụng trong 2-3 tuần để thấy hiệu quả cải thiện triệu chứng. 

Bài thuốc đắp từ lá lốt, ngải cứu và muối

Mẹo điều trị với lá lốt
Mẹo điều trị với lá lốt

Nguyên liệu: Lá lốt (200g); Ngải cứu (200g); Muối ăn (50g)

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, ngải cứu và vớt ra để ráo nước hoàn toàn.
  • Giã nát các nguyên liệu và trộn với lượng muối đã chuẩn bị.
  • Rang nóng trên chảo ở lửa nhỏ đến khi có mùi thơm.
  • Bọc hỗn hợp đã rang nóng vào khăn, chườm lên vị trí viêm nhiễm để cải thiện đau nhức.

Chú ý: Kiểm soát nhiệt độ ở mức vừa phải để không bị bỏng.

Cách này làm giảm đau một cách nhanh chóng, mang lại sự dễ chịu, thư giãn cho người bệnh.

Điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng cách thay đổi lối sống

Lối sống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe nói chung. Nhiều loại bệnh tật phát sinh do chính những thói quen hằng ngày không tốt. Vì vậy, thay đổi để có lối sống lành mạnh sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, ngăn chặn mọi sự tấn công của bệnh tật.

Điều chỉnh tư thế ngồi ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp
Điều chỉnh tư thế ngồi ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp

Tư thế làm việc, nghỉ ngơi hết sức quan trọng trong điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý: 

  • Làm việc nhiều giờ liên tục tạo áp lực rất lớn lên các đĩa đệm, gây ra những cơn đau nhức khó chịu không dứt. Cách tốt nhất là bạn nên nghỉ giải lao sau mỗi 30 phút làm việc. Đứng lên thực hiện vài động tác xoay tay, xoay cổ, vặn mình giúp thư giãn cơ bắp, lưu thông máu tốt hơn.
  • Khi nghỉ ngơi, có thể kê một cái gối nhỏ hay khăn bông cuộn tròn dưới vùng thắt lưng, ôm hay kẹp một cái gối giữa hai chân khi nằm nghiêng cũng góp phần làm giảm áp lực lên cột sống.

Đồng thời, chế độ dinh dưỡng quyết định đến hiệu quả điều trị các bệnh lý xương khớp. Do đó, người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn của mình. Vậy, thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Cụ thể, một số loại thực phẩm cho người bị thoát vị đĩa đệm cần bổ sung như sau: 

  • Cung cấp đủ các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, đậu,thịt, thủy sản (đặc biệt là ốc), rau xanh… có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng của cột sống cũng như các nhóm cơ có liên quan. 
  • Bổ sung cá, hàu, trứng, nấm… Đây là những thực phẩm rất giàu vitamin D (hỗ trợ hấp thu Canxi) và chứa cả acid béo Omega- 3 làm ức chế các phản ứng viêm, rất hiệu quả đối với các bệnh lý về xương khớp.
  • Các thực phẩm giàu chất xơ giúp khống chế cân nặng, giảm áp lực lên cột sống.
  • Hạn chế đồ chiên xào, thức ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều purin (như cá biển, tôm, các sản phẩm từ nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, thịt lên men, thịt gia cầm…) giúp làm giảm các tác nhân kích ứng yếu tố gây viêm, đau nhức tại các khớp xương.

Lưu ý khi áp dụng các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Do đó, người bệnh cần lưu ý:

  • Các biện pháp được áp dụng trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà yêu cầu sự kiên trì thực hiện một cách lâu dài. Tác động được đem lại tuy không nhanh chóng nhưng cải thiện triệu chứng hiệu quả cho bệnh nhân mới chớm bị hay đang ở giai đoạn nhẹ.
  • Cần phối hợp một cách hợp lý các phương pháp điều trị, đặc biệt chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, khiêng vác vật nặng.
  • Cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ chuyên môn khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cũng như sử dụng phối hợp các bài thuốc dân gian trong điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà song hành với thuốc tân dược.

Trên đây là những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản nhưng rất hiệu quả cho các trường hợp bệnh nhẹ. Kiên trì áp dụng, phối hợp một cách hợp lý, đủ liều lượng, đủ thời gian sẽ là chìa khóa vàng để thoát khỏi căn bệnh thoát vị đĩa đệm cho bạn và người thân.

Đánh giá bài viết

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?