Bấm Huyệt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm – Nên Hay Không?

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được xem là phương pháp điều trị mang lại nhiều kết quả khả quan ở hầu hết các bệnh nhân giai đoạn khởi phát. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn băn khoăn rằng liệu có nên áp dụng biện pháp bấm huyệt để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hay không? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây.

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả hay không?
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả hay không?

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được xem là phương pháp điều trị mang lại nhiều kết quả khả quan ở hầu hết các bệnh nhân giai đoạn khởi phát. Phương pháp này dựa vào các kiến thức về y học cổ truyền kết hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Vậy có nên áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa trị bệnh xương khớp hay không?

Cơ sở khoa học cho bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Có thể thấy thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Khi đĩa đệm bị dịch chuyển sai lệch so với vị trí vốn có của nó, áp lực dồn lên bao xơ ở các phía không được phân bố đồng đều sẽ tạo kích thích làm các cơ dọc cột sống co lại, đảm bảo cho sự trụ vững của cột sống.

Nếu tình trạng này kéo dài, chính phản xạ điều chỉnh này lại sinh ra một lượng lớn acid lactic gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Đến một lúc nào đó, chúng không thể chống đỡ được nữa khiến bao xơ bị rách, chất nhầy cũng theo đó mà thoát ra ngoài gây nên những biến chứng hết sức khôn lường.

Đốt sống lệch khỏi vị trí vốn có gây thoát vị đĩa đệm
Đốt sống lệch khỏi vị trí vốn có gây thoát vị đĩa đệm

Vậy, làm thế nào để giảm thiểu tình trạng trên, ngăn chặn con đường tiến triển lên giai đoạn nặng hơn? Câu trả lời chính là làm giãn cơ, điều chỉnh đĩa đệm trở về vị trí ban đầu để tự nó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà không cần nhờ đến sự trợ giúp liên tục của  các khối cơ liên quan. Từ đó, cải thiện triệt để sự hủy hoại lên cột sống cũng như chặn đứng được nguy cơ chèn ép lên thần kinh và mạch máu.

Xoa bóp, bấm huyệt và thực hiện những nắn chỉnh phù hợp chính ba cách giải phóng cho hệ cơ – xương cũng như hệ thống dây thần kinh dọc cột sống. Chúng đưa phần đĩa đệm bị thoát vị trở về vị trí ban đầu, làm thư giãn các cơ, tăng hoạt động lưu thông khí huyết, giảm đau và chống viêm một cách hiệu quả.

Ngay từ giai đoạn đầu, khi mà người bệnh cảm nhận được nhóm cơ vùng cột sống thường xuyên căng cứng và bắt đầu xuất hiện những cơn nhức mỏi, khó chịu tức là đĩa đệm cột sống đang phải chịu đựng những tác động tổn thương vượt quá khả năng chịu đựng.

Lúc này, hãy nhanh chóng tìm đến những vị bác sĩ có tay nghề để thực hiện các biện pháp này sớm nhất có thể. Điều này không chỉ giúp việc điều trị dễ dàng hơn mà tỷ lệ chữa khỏi bệnh cũng cao hơn.

[middle_link]

Cách thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt?

Xoa bóp, bấm huyệt là những phương pháp quen thuộc trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, để việc áp dụng lên người bệnh an toàn và đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về vị trí và cách thức thực hiện, làm sao cho đúng kỹ thuật, đúng và đủ lực tác động cần thiết.

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm thực hiện như thế nào?
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm thực hiện như thế nào?

Các thủ pháp thường được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm bạn cần biết:

  • Xát: Mở rộng hai lòng bàn tay xát trên da bệnh nhân (xát ngang và xát dọc).
  • Xoa: Dùng hai lòng bàn tay, xoa tròn trên da bệnh nhân từ dưới lên trên, từ trong (phía cột sống) ra ngoài.

Hai động tác xát và xoa là bước khởi đầu, làm nóng phần da, tạo sự chuẩn bị thuận lợi cho các bước tiếp theo. Cụ thể như sau:

  • Miết: Dùng gốc bàn tay miết mạnh, từ từ theo chiều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới theo kinh bàng quang. (Cách xác định kinh bàng quang là khoảng giữa cột sống và bờ trong xương bả vai). Miết làm tăng sự tuần hoàn, đưa máu đến nuôi dưỡng vùng cơ – xương chịu tổn thương do các lực chèn ép và co kéo.
  • Day: Dùng gốc bàn tay day toàn bộ lưng, sau đó dùng vân ngón cái day từ trên xuống theo kinh bàng quang.
  • Bóp: Dùng gốc bàn tay và vân các ngón tay nắn bóp toàn bộ lưng, mông, vai người bệnh
  • Bấm huyệt: Day và ấn vào các huyệt vị bằng vân các ngón cái.
  • Lăn (ngửa, sấp, nghiêng): Có thể dùng ô mô út hay các đốt bàn ngón.

Sự kết hợp 4 động tác day, bóp,  bấm huyệt, lăn tăng cường mạnh mẽ sự lưu thông khí huyết, đả thông các kinh mạch, có tác dụng làm giãn cơ, giảm đau, chống viêm hiệu quả.

Bước cuối cùng để hoàn thiện toàn bộ quá trình là tiến hành nắn chỉnh theo đúng quy trình. Sau khi gân cơ được thư giãn, thực hiện vận động/nắn chỉnh hợp lý sẽ góp phần đưa đĩa đệm trở lại vị trí ban đầu, giảm thiểu căn nguyên gây ra thoát vị hiệu quả.

Động tác 1:

  • Cho bệnh nhân nằm nghiêng trên giường cứng.
  • Chân trái bệnh nhân duỗi dọc, chân phải co 1 góc 90 độ.
  • Khuỷu tay trái bệnh nhân gấp lên trên kê đầu, khuỷu tay phải gấp, chống vào hông (mặt phẳng tạo bởi cánh tay và bàn tay song song với mặt giường).
  • Người thực hiện dùng một khuỷu tay tì vào vai bệnh nhân, tay còn lại tỳ vào thắt lưng bệnh nhân, ấn đẩy theo chiều ngược nhau cho đến khi nghe thấy tiếng kêu thì dừng.
  • Tiếp tục tương tự với bên còn lại.

Động tác 2:

  • Cho bệnh nhân nằm ngửa trên giường cứng.
  • Để bệnh nhân gấp gối, dùng tay gập chân bệnh nhân sao cho đầu gối chạm ngực rồi lần lượt hướng sang hai bên.
  • Lặp lại từ 3 đến 5 lần.
Tinh dầu làm tăng hiệu quả xoa bóp - bấm huyệt
Tinh dầu làm tăng hiệu quả xoa bóp – bấm huyệt

Theo như khuyến cáo, trước khi tiến hành bấm huyệt, nên xoa bóp theo đúng trình tự các cơ vùng cổ – lưng – mông nhằm làm các cơ giãn ra, thúc đẩy tuần hoàn, làm nóng vùng bị đau nhức.

Việc này tạo cho người bệnh tâm thế thoải mái, dễ chịu trước khi bước vào bấm huyệt. Để hỗ trợ tăng cường tác dụng, bạn nên kết hợp sử dụng thêm các tinh dầu như: tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu cúc tần, tinh dầu ngải cứu…

Một số huyệt vị trong bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Huyệt Đại Trường Du: Lấy gai chậu trước trên làm chuẩn, đo ngang vào cách đốt sống 1,5 thốn.
  • Huyệt Thận Du: Lấy cung sườn dưới cùng làm chuẩn, đo ngang vào 1,5 thốn.
  • Huyệt Đốc Du: Lấy bờ dưới xương vai, đo ngang cách cột sống 1,5 thốn.
  • Huyệt Hoàn Khiêu: Điểm chạm của gót chân bệnh nhân vào mông khi nằm sấp.
  • Huyệt Ủy Trung: Nằm giữa nếp gấp nhượng chân (khoeo chân).
  • Huyệt A Thị: Chính là điểm đau (chỗ ấn vào đau nhất).

Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt

Mặc dù, được đánh giá là an toàn, dễ thực hiện và ít gây ra các tác dụng không mong muốn, nhưng khi thực hiện bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm bạn cũng cần phải lưu ý một số điều như sau:

  • Chỉ áp dụng với những bệnh nhân đang trong giai đoạn nhẹ, khi mà bao xơ chưa bị rách, nhân nhầy chưa thoát ra ngoài. Nếu không, chính việc ấn huyệt sẽ làm nghiêm trọng thêm các tổn thương do phần thoát vị chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu.
  • Cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ và nhận sự hướng dẫn của các thầy thuốc, kỹ thuật viên có chuyên môn nhằm đảm bảo tính chính xác, an toàn và hiệu quả. Bấm sai huyệt vị có thể dẫn đến nguy cơ phát sinh các tác dụng không mong muốn.
  • Lưu ý điều chỉnh lực bấm. Lực bấm yếu sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn, lực quá mạnh lại gây nên những tổn thương không đáng có.
  • Không áp dụng phương pháp bấm huyệt ở phụ nữ đang mang thai, người bị bệnh lý liên quan đến phổi, tâm lý bất ổn, người bị gãy/ rạn xương… Tuyệt đối tránh tác động lực quá mạnh lên vùng da bị nhiễm khuẩn, viêm, lở loét.
  • Kết hợp xoa bóp bấm huyệt với các bài tập vận động nhẹ nhàng giúp kéo giãn cơ và cột sống, đặc biệt là các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm.
  • Người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh tham gia lao động nặng nhọc, vận động quá sức…
  • Xây dựng chế độ sống lành mạnh, dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, hạn chế thức khuya, không sử dụng đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Trên đây là những kiến thức cơ bản của việc áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm. Mặc dù được khuyến khích áp dụng đều đặn, có lộ trình với bệnh nhân xương khớp nhưng các chuyên gia y tế cho biết sẽ không hiệu quả nếu chỉ thực hiện bấm huyệt một cách đơn lẻ.

2.2/5 - (19 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?