Chữa ho bằng lá trầu không có hiệu quả không? Cách thực hiện

Chữa ho bằng lá trầu không từ lâu đã là một trong những phương pháp được khá nhiều người tin dùng. Bởi trong lá trầu không người ta tìm thấy rất nhiều thành phần là kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau ở họng. Vậy có những cách dùng lá trầu không trị ho như thế nào mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chữa ho bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Trầu không là loại thực vật dây leo, lá có hình tim, kích thước to bằng bàn tay. Bên cạnh vai trò là một “món ăn vặt” của dân gian thì loại lá cây này còn được ứng dụng rộng rãi trong việc chữa bệnh, nhất là bệnh về viêm nhiễm, hô hấp.

Các nhà khoa học thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu và đưa ra được những khẳng định về về dược tính của lá trầu không. Trong đó nổi bật nhất có thể nó đó chính là khả năng sát trùng, diệt khuẩn, kháng viêm. Chính vì vậy, loại lá này rất phù hợp ứng dụng điều trị các bệnh như nhiễm trùng hay các bệnh về hô hấp, kể cả ho.

Chữa ho bằng lá trầu không là cách làm dân gian được nhiều người áp dụng
Chữa ho bằng lá trầu không là cách làm dân gian được nhiều người áp dụng

Trong thành phần tinh dầu lá trầu không có chứa nhiều loại hoạt chất tốt cho sức khỏe như betel-phenol, eugenol, chavicol, cineol, camphene, terpene, tanin cùng các axit amin. Chúng đều có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm cũng như tăng cường sức sức đề kháng cho cơ thể.

Trong đó đáng chú ý nhất là eugenol, chavicol và cineol, ba hoạt chất này nếu được bổ sung vào cơ thể người sẽ phát huy khả năng trị dứt điểm ho cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn hay phế cầu khuẩn… cũng có thể được tiêu diệt sạch sẽ.

Còn theo góc nhìn từ Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi hắc và đặc tính ấm, có thể quy vào các kinh Phế, Vị, Tỳ. Tác dụng chính của loại lá này là tiêu thủ chỉ thống, ôn trung hành khí, khu phong tán nhiệt,… Chính vì vậy, đây chính là vị thuốc có nhiều tác dụng để điều trị các bệnh liên quan đến Phế hư, trong đó có tình trạng ho do viêm họng, ho khan, ho có đờm.

Như theo cả Đông Y và Tây Y thì có thể chắc chắn rằng: Chữa ho bằng lá trầu không là cách làm an toàn, hiệu quả mà lại vô cùng đơn giản và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên các bác sĩ cũng lưu ý, phương pháp này chỉ phù hợp với tình trạng ho do viêm nhiễm, thay đổi thời tiết. Ngược lại, nếu ho do bệnh lý thì việc dùng trầu để chữa không hầu như không mang lại tác dụng.

Cách chữa ho bằng lá trầu không đơn giản tại nhà

Có thể nói tác dụng chữa ho của lá trầu không là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên người bệnh cần phải biết áp dụng đúng cách, đúng liều lượng thì mới mang lại hiệu quả cao. Sau đây sẽ là một số gợi ý tốt nhất cho bạn.

Xông mũi bằng lá trầu không để trị ho

Đây là cách làm đơn giản nhất để người bệnh có thể trị ho bằng lá trầu không. Khi được đun sôi, các hoạt chất trong loại lá này sẽ theo hơi nước, thẩm thấu vào niêm mạc mũi của bạn để phát huy công dụng kháng viêm, diệt khuẩn và cả long đờm. Bên cạnh đó, việc xông hơi cũng là cách giúp chúng ta thư giãn cũng như thải được các độc tố trên da một cách hiệu quả.

Xông lá trầu không là cách tốt để giảm ho và giúp thư giãn đầu óc
Xông lá trầu không là cách tốt để giảm ho và giúp thư giãn đầu óc

Cụ thể cách xông mũi bằng lá trầu không để trị ho được thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 10 lá trầu không tươi (không quá già hoặc quá non).

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không hái về đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 10 đến 15 phút.
  • Vò nát lá trầu đã rửa vào nồi sau đó đổ thêm lượng nước lọc sạch vừa đủ rồi đun sôi trong khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp
  • Đổ cả nước lẫn bã trầu không vào chậu rửa mặt và bắt đầu xông. Chú ý để mặt cách chậu nước từ 10 – 20cm và trùm kín khăn để hơi nước không bị thoát ra ngoài. Lúc này các hoạt chất có trong lá trầu không sẽ bay theo hơi nước giúp thông mũi và họng và cả long đờm.
  • Một tuần người bệnh nên áp dụng cách trên từ 3 – 4 lần để đạt hiệu quả trị ho tốt nhất.

Chữa ho bằng lá trầu không và nghệ

Trong Đông y nghệ là một loại dược liệu có vị đắng, cay, tính ôn, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn và trị ho tại nhà hiệu quả. Vì thế sự kết hợp của lá trầu không và nghệ sẽ tăng tác dụng chống viêm, trị ho lên nhiều lần.

Nghệ khi kết hợp cùng lá trầu không sẽ gia tăng hiệu quả trị ho
Nghệ khi kết hợp cùng lá trầu không sẽ gia tăng hiệu quả trị ho

Nguyên liệu: Gồm nghệ vàng và 5 – 6 lá trầu không.

Cách thực hiện:

  • Nghệ và trầu không sau khi được rửa sạch thì cho vào máy sinh tố và xay nhuyễn.
  • Sau đó đổ thêm 1 ít nước sôi vào hỗn hợp vừa xay xong, khuấy đều và dùng rây để lọc lấy nước để uống.
  • Chia nhỏ lượng nước vừa lọc, uống khoảng 5 lần mỗi ngày để trị ho có đờm

Kết hợp mật ong và lá trầu không để chữa ho

Mật ong có chứa nhiều thành phần tốt, có có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Chính bởi vậy mà loại thực phẩm này thường xuyên được áp dụng trong các bài thuốc Đông y trị các loại ho, viêm họng, đau họng, viêm phế quản.

Lá trầu không khi kết hợp với mật ong sẽ giúp làm sạch niêm mạc phổi, phế quản. Thông qua đó, giảm thiểu tối đa các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp, trong đó có ho khan, ho có đờm,…

Cách chữa ho bằng lá trầu không và mật ong như sau:

Chuẩn bị: 10 lá trầu không bánh tươi, 4 thìa cafe mật ong nguyên chất cùng 250ml nước đun sôi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch chỗ trầu không đã chuẩn bị với nước muối loãng và nước lọc sạch rồi vớt lên để ráo nước.
  • Cho lá trầu vào cối giã nhuyễn sau đó đổ lượng nước đun sôi đã chuẩn bị vào, ngâm trong khoảng 20 phút.
  • Dùng dụng cụ để lọc lấy nước cốt lá trầu không sau đó cho thêm 4 thìa cafe mật ong đã chuẩn bị vào rồi khuấy đều.
  • Sử dụng nước cốt trầu không + mật ong uống trực tiếp mỗi ngày 2 lần sau ăn. Kiên trì thực hiện cách này trong 8 đến 10 ngày, các cơn ho sẽ được trị dứt điểm.

Sử dụng lá trầu không và gừng để trị ho

Thành phần quan trọng nhất gừng đó chính là Gingerol. Đây là hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và cả chống oxy hóa. Đặc biệt hoạt Gingerol có mang khả năng chống lại virus hợp bào hô hấp – tác nhân chính gây ra chứng cảm cúm, cảm lạnh và cả một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Gừng cùng lá trầu không đều là hai dược liệu có tác dụng trị ho rất tốt
Gừng cùng lá trầu không đều là hai dược liệu có tác dụng trị ho rất tốt

Chính vì vậy, việc dùng lá trầu không và gừng để trị ho chính là cách kết hợp các dược liệu tự nhiên hoàn hảo để trị ho. Cụ thể cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 1 của gừng tươi (chọn loại già, chắc củ), 10 lá trầu không tươi cùng 300ml nước sôi.

Cách thực hiện:

  • Gừng đem cạo vỏ, rửa sạch rồi thái thành lát morg.
  • Lá trầu rửa sạch với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho lá trầu và gừng vào cối giã nhuyễn sau đó cho vào cốc, đổ thêm 300ml nước sôi ngâm trong 30 phút rồi lọc lấy phần nước.
  • Dùng nước cốt trầu không + gừng uống trực tiếp từng ngụm nhỏ, ngày thực hiện một lần. Nếu muốn tăng thêm công dụng sát khuẩn thì người dùng có thể pha thêm một chút muối trắng.

Chữa đau họng bằng lá trầu không, húng quế, bạc hà

Trong đông y, húng quế là vị thuốc có thể quy vào Phế, thường dùng để chữa các bệnh ho do viêm họng hay do cảm cúm. Còn bạc hà thường được ứng dụng rộng rãi để chữa các bệnh lý về nhiễm trùng đường hô hấp. Trường hợp người bệnh bị ho kèm đờm, viêm họng, sổ mũi hay đau đầu nếu muốn dùng trầu không để chữa thì tốt nhất nên kết hợp thêm hai loại dược liệu này.

Nước cốt lá trầu không, húng quế và bạc hà là cách làm đơn giản và tiết kiệm chi phí
Nước cốt lá trầu không, húng quế và bạc hà là cách làm đơn giản và tiết kiệm chi phí

Cách chữa đau họng bằng lá trầu không, húng quế, bạc hà được thực hiện như sau:

Nguyên liệu: 10 lá trầu không, vài ngọn bạc hà tươi, nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không và bạc hà, húng chanh đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 10 phút thì vớt ra để ráo nước.
  • Cho nguyên liệu vào máy xay nhuyễn sau đó đổ thêm 200ml nước lọc vào.
  • Dùng dụng cụ lọc lấy phần nước cốt rồi uống trực tiếp từng ngụm nhỏ. Nếu khó uống, người bệnh có thể cho thêm một chút mật ong nguyên chất.
  • Để trị ho, người bệnh nên thực hiện cách trên đều đặn mỗi ngày 2 lần sau ăn.

Lưu ý khi sử dụng lá trầu không trị ho an toàn tại nhà

Lá trầu không là loại dược liệu có sẵn trong tự nhiên, khá an toàn, lành tính và không hề có chất bảo quản. Tuy nhiên, khi sử dụng lá trầu không để trị ho, chúng ta cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Bài thuốc trị ho bằng lá trầu không chỉ dùng trong trường hợp người bệnh bị ho ở thể nhẹ do viêm nhiễm đường hô hấp. Chính vì vậy, bạn không nên lạm dụng cách làm này để chữa bệnh ho mãn tính, dai dẳng lâu ngày không khỏi.
  • Trị ho bằng trầu không đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện nhiều ngày. Bởi đa số các bài thuốc dân gian thường tác dụng chậm, cần thời gian để các hoạt chất trong thuốc được thẩm thấu vào cơ thể.
  • Hiệu quả chữa ho bằng lá trầu không nhiều hay ít tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Chính vì vậy, chúng ta không nên hoàn toàn phụ thuộc vào cách điều trị này.
  • Trong quá trình chữa ho, người bệnh cần chú ý tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho vùng họng như vitamin C, A và E.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày rất tốt cho người bị ho hay mắc các vấn đề về hô hấp khác.
  • Người bệnh cần hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng và viêm nhiễm niêm mạc họng như đồ chiên rán, dầu mỡ, món ăn cay nóng, khô cứng hay chứa nhiều đường…
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá cùng các chất kích thích khác là cách tốt nhất để đẩy lùi các cơn ho nhanh nhất.
  • Hạn chế tiếp xúc với những nơi có môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí thải.
  • Khi đang bị ho, người bệnh không nên ra đường khi thời tiết thay đổi và về đêm.
  • Lau chùi, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát đồng thời giữ nhiệt độ phòng không quá lạnh hoặc không quá nóng.

Như vậy, chữa ho bằng lá trầu không là giải pháp an toàn, hiệu quả mà người bệnh nên áp dụng. Tuy nhiên phương pháp này lại không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng. Chính vì vậy, để có thể trị dứt điểm các cơn ho thì bạn nên thăm khám bác sĩ để nhận được sự tư vấn điều trị phù hợp nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Thông tin hữu ích

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?