Ho khan có đờm: Nguyên nhân chính và cách điều trị hiệu quả ít người biết

Ho khan có đờm là tình trạng bệnh phổ biến, chủ yếu khởi phát do viêm nhiễm đường hô hấp. Tuy nhiên, chủ quan hoặc điều trị sai cách có thể là nguyên nhân dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Thông tin chi tiết về dấu hiệu nhận biết và cách điều trị sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Ho khan có đờm là bệnh gì?

Ho khan là tình trạng ho do cảm giác kích ứng, ngứa ngáy trong cổ họng khiến người bệnh không thể kiểm soát. Thông thường, ho khan được chia thành hai dạng cấp và mãn tính tùy thuộc vào thời gian, mức độ biểu hiện. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp hoặc dạ dày nguy hiểm. Sự chậm trễ trong phát hiện và điều trị có thể tạo điều kiện để dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Ho khan có đờm do dị ứng

Có rất nhiều tác nhân xung quanh có khả năng gây kích ứng cho hệ hô hấp như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú nuôi, phấn hoa… đặc biệt là người có cơ địa nhạy cảm. Khi gặp phải những tác nhân này, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng hành động ho.

Do hút thuốc

Những chất độc hại có trong khói thuốc như nicotin là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng ho khan có đờm. Người có thói quen hút thuốc lâu năm sẽ khiến phổi bị tổn thương nghiêm trọng ở phổi, tăng tiết dịch ở đường hô hấp như chất nhầy, bạch cầu mủ hoặc hồng cầu.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Triệu chứng ho có đờm chủ yếu do sự tấn công của vi khuẩn, virus vào đường hô hấp dẫn tới phản ứng lại của hệ miễn dịch. Khi đó, chất đờm dịch sẽ đào thải ra ngoài thông qua phế quản, khí quản, phế nang, mũi hoặc họng. 

Nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp

Bên cạnh các bệnh lý thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng như: viêm xoang, viêm phổi, viêm amidan, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, lao phổi…

Ho khan đờm có máu do bệnh lý đường hô hấp

Khi dịch đờm kèm theo tia máu thường cảnh báo các vấn đề nguy hiểm như viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, chấn thương mạnh vùng ngực hoặc thậm chí ung thư phổi. Nếu lượng máu sau mỗi cơn ho ở mức nhiều có thể gây thiếu máu, suy nhược cơ thể, ngất, cần phải được điều trị y tế kịp thời.

Ho khan có đờm kéo dài do trào ngược dạ dày

Ho khan có đờm kéo dài do trào ngược dạ dày
Ho khan có đờm kéo dài do trào ngược dạ dày

Bên cạnh những tổn thương liên quan tới hệ hô hấp, trào ngược dạ dày cũng được xem là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới tình trạng này. Khi acid dịch vị dạ dày dư thừa trào lên thường xuyên sẽ làm tổn thương tới thanh quản và các cơ quan khác trong hệ hô hấp, gây ra viêm nhiễm hoặc ho kéo dài, cảm giác vướng víu ở cổ họng.

Các dấu hiệu ho khan ngứa cổ có đờm

Để nhận diện đúng mức độ nguy hiểm khi bị ho khan có đờm, người bệnh cần chủ động đánh giá những triệu chứng bất thường khác của cơ thể như:

  • Thường xuyên cảm thấy vướng víu, tức ở vùng cổ họng và nặng nề dưới ngực.
  • Mỗi khi ho có cảm giác đau tức ngực, đau rát cổ họng.
  • Ho khan ngứa cổ có đờm thường xuất hiện theo từng cơn, ho dữ dội không ngớt.
  • Đờm có màu xanh, vàng, đặc hoặc thậm chí xuất hiện tia máu.
  • Thân nhiệt thất thường, một số trường hợp sốt cao vào tầm chiều hoặc tối.

Cách trị ho khan có đờm hiệu quả nhất

Ho khan có đờm có nguồn gốc từ nhiều bệnh lý khác nhau. Chính vì vậy, để giải quyết triệt để biểu hiện này đòi hỏi người mắc cần kịp thời nhận diện triệu chứng bất thường và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Cách chữa bằng thuốc Tây

Ho khan và có đờm trắng, xanh, vàng ở mức độ nhẹ tới trung bình thường được chỉ định sử dụng một số sản phẩm điều trị tại chỗ như:

  • Thuốc tiêu đờm: Tác dụng làm giảm độ đặc của đờm và thúc đẩy loại bỏ chúng khỏi cổ họng một cách dễ dàng hơn. Một số sản phẩm thường được sử dụng phổ biến như Acetylcystein, Carbocistein, Ambroxol…
  • Thuốc kháng sinh: Một số trường hợp ho khan có đờm do các bệnh lý cấp tính như viêm amidan, viêm họng sẽ được chỉ định dùng một số loại kháng sinh như Amoxicilin, Roxithromycin…Tuy nhiên, kháng sinh thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, yêu cầu người bệnh sử dụng đúng theo liều lượng đã được kê trong đơn.
  • Thuốc giảm ho: Trường hợp bị ho khan, ho nhiều thành cơn dai dẳng không dứt có thể sử dụng các loại thuốc giảm ho như Natribenzoat, Ambroxol…

Những cách trị ho khan có đờm tại nhà

Để điều trị ho khan ở người có cơ địa nhạy cảm với thuốc Tây và đặc biệt là trẻ sơ sinh ho khan có đờm, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn phương pháp từ mẹo dân gian.

  • Trị ho khan có đờm từ gừng: Đem gừng tươi rửa sạch và cạo hết phần vỏ sau đó đem đi giã lấy nước cốt. Sau đó, trộn phần nước cốt thu được với 2 thìa mật ong. Ngày sử dụng 2 – 3 lần.
  • Điều trị ho có đờm từ chanh đào: Pha 1 chén nước chanh với 3 thìa mật ong, đem hoàn tan trong 200ml nước ấm và dùng hằng ngày. Duy trì thói quen này từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Bài thuốc trị ho từ rau diếp cá: Rau diếp cá đem đi rửa sạch sau đó giã nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Dùng phần nước cốt này đun sôi cùng 100ml nước vo gạo lần thứ 1 để uống từ 2 đến 3 lần/ ngày.

Chữa ho khan có đờm lâu ngày không khỏi bằng các bài thuốc Đông y

Ho khan có đờm kéo dài dùng thuốc Tây trong thời gian dài có thể dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, để đảm bảo sự cân bằng giữa tính an toàn và hiệu quả mang lại cao, bạn đọc nên tham khảo một số bài thuốc Đông y dưới đây:

Cách trị ho khan có đờm hiệu quả nhất
Cách trị ho khan có đờm hiệu quả nhất
  • Bài thuốc 1: Để thực hiện bài thuốc này, cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm Tang bạch bì, quả La hán. Đem các nguyên liệu đun sắc với 400ml nước trong khoảng 20 phút. Sử dụng ngày 2 – 3 lần thay nước và uống hết trong ngày. Duy trì sử dụng từ 7 đến 10 ngày là khỏi bệnh.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị những dược liệu sau:  Khoản đông hoa, Bạch tử, Hạnh nhân, Bạch giới từ, Tử uyển, Cát cánh đem sắc với 500ml nước và sử dụng bài thuốc từ 5 đến 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Hướng dẫn phòng ngừa tại nhà

  • Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ho khan có đờm và thậm chí ho khan ra máu. Chính vì vậy, để ngăn ngừa các diễn biến xấu và nguy cơ tái phát, đòi hỏi người bệnh cần thận trọng trong sinh hoạt và thói quen dinh dưỡng.
  • Thường xuyên rèn luyện thể chất, lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp nhất.
  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt khi thời tiết thay đổi, không ra ngoài nắng quá lâu.
  • Hạn chế ngủ dưới điều hòa qua đêm, ở nhiệt độ thấp, để tránh làm mất độ ẩm cần thiết cho cơ thể.
  • Bổ sung cho cơ thể lượng dinh dưỡng cần thiết, tăng cường các loại rau xanh. Đặc biệt đối với người mắc bệnh đường hô hấp nên ưu tiên chế biến món ăn ở dạng lỏng, sệt hoặc mềm để không làm tổn thương họng.
  • Làm sạch không khí trong nhà, đồ chơi, chăn màn, lông thú nuôi, phấn hoa…để giảm nguy cơ kích ứng hệ hô hấp.
  • Vào ban đêm khi ngủ nên cho trẻ gối vừa phải để tránh tình trạng dịch viêm tràn vào mũi, họng gây ho, khó thở.

Ho khan có đờm mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tái phát, biến chứng cao. Chính vì vậy đòi hỏi người bệnh cần chủ động trang bị kiến thức trong nhận diện, điều trị và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. 

4.5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?