Hướng Dẫn 4 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Lốt Hiệu Quả

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt là mẹo chữa dân gian đơn giản được sử dụng trong điều trị, ngăn ngừa triệu chứng viêm mũi dị ứng cấp. Có nhiều cách sử dụng thảo dược này trong điều trị, tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt người bệnh cần sơ chế và thực hiện đúng cách, an toàn.

Thành phần, công dụng của lá lốt trong chữa viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt là một trong những cách chữa dân gian an toàn, hiệu quả được sử dụng từ lâu đời và được nhiều người bệnh hiện nay quan tâm, tìm kiếm. Viêm mũi dị ứng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến gây ra các triệu chứng sổ mũi, nhức mũi, chảy nước mũi, đau đầu, sốt,… khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có nhiều cách chữa và giảm triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng, trong đó cách chữa bằng lá lốt cũng được xem là một phương pháp đơn giản, hiệu quả. Lá lốt là loại rau ăn quen thuộc trong bữa cơm của người Việt. Trong y học dân tộc, lá lốt cũng là loại thảo dược có nhiều dược tính tốt và được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt là bài thuốc phổ biến nhiều người lựa chọn
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt là bài thuốc phổ biến nhiều người lựa chọn

Các nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra, trong lá lốt chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất có lợi như Flavonoid, Benzyl axetat, Ancaloit, Beta-caryophyllene,… có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Nhờ vậy mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị, hạn chế triệu chứng viêm mũi dị ứng và nguy cơ bội nhiễm do viêm mũi kéo dài. 

Đặc biệt, khi giã nát lá lốt sẽ làm dược tính của các hoạt chất được tăng cường và phát huy tối đa khả năng khám viêm, sát khuẩn. 

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt giúp loại bỏ các tác nhân gây viêm nhiễm như: Phế cầu khuẩn D.pneumoniae, vi khuẩn Gram âm E.coli, vi khuẩn gram dương, trực khuẩn và các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn gây bệnh khác,…

Theo Y học cổ truyền, lá lốt là loại thảo dược phổ biến và được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh lý. Lá lốt có mùi thơm nồng, hơi cay, có tính ấm,… Có tác dụng tốt trong khử phong tán hàn, làm ấm bụng, chống phong thấp, hạ sốt, làm ấm chân tay,…

Với bệnh lý viêm mũi dị ứng sử dụng bài thuốc chữa bệnh bằng lá lốt giúp giảm các triệu chứng khó chịu như: Sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa rát họng,… Đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm trong lá lốt giúp khắc phục tình trạng viêm, sưng do viêm mũi dị ứng hiệu quả và đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương, ngứa ngáy ở vùng niêm mạc. 

Hướng dẫn chi tiết 4 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt

Có nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt như nhỏ mũi, xông, rửa, uống, ăn,… Tùy vào cơ địa và thói quen sinh hoạt người bệnh lựa chọn cách chữa phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Từ xa xưa đến tận ngày nay rất nhiều người bệnh đã lựa chọn và sử dụng một số cách điều trị dưới đấy mang lại hiệu quả giải quyết bệnh rất tốt. Cụ thể là:

Nhỏ mũi bằng nước lá lốt

Đây là cách điều trị triệu chứng tại chỗ nhanh chóng và có thể mang lại hiệu quả rất tốt. Nhỏ mũi bằng nước lá lốt giúp chống viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm hiệu quả. Để thực hiện cách chữa này, người bệnh tiến hành như sau:

Chuẩn bị:

  • 4 – 5 lá lốt tươi, lá bánh tẻ không quá non, không quá già
  • 50ml nước muối sinh lý
  • Tăm bông

Cách dùng:

  • Lá lốt tươi rửa sạch, ngâm nước muối, vớt ra để ráo nước
  • Giã lá lốt lấy nước, trộn với 50ml nước muối sinh lý
  • Dùng tăm bông thấm nước hỗn hợp nhỏ và lâu vào khoang mũi. 
  • Thực hiện với cả 2 bên mũi, trong 5 – 10 phút. Đều đặn ngày 3 – 4 lần, liên tục trong 5 – 7 ngày để cho hiệu quả giảm triệu chứng bệnh tốt nhất.

Xông lá lốt trị viêm mũi dị ứng

Xông lá lốt giúp đẩy hơi nước và tinh dầu lá lốt vào bên trong vùng niêm mạc, làm dịu tình trạng viêm nhiễm, kích ứng và thúc đẩy quá trình dẫn lưu dịch hô hấp. Tinh dầu lá lốt sẽ giúp giảm ngứa ngáy, ức chế virus, vi khuẩn gây bệnh trong vùng mũi, mang đến cảm giác thư thái và dễ chịu hơn.

Người bệnh thực hiện cách chữa viêm mũi dị ứng bằng biện pháp xông như sau:

Xông chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
Xông chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá lốt tươi
  • 1 ít muối hạt

Cách dùng:

  • Lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, vớt ra để ráo nước
  • Lá lốt vò nát, cho vào đun với khoảng 1 lít nước, đun sôi trong vòng 5 phút thì tắt bếp.
  • Đổ lá lốt và nước ra thau, thêm muối và chùm khăn lên đầu, tiến hành xông.
  • Khi xông cần giữ khoảng cách mặt với chậu nước để không bị nhiệt độ quá nóng gây bỏng rát khó chịu. Thực hiện thường xuyên ngày 2 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt sắc lấy nước

Để giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng khó chịu người bệnh có thể sắc nước lá lốt uống hàng ngày. Cách chữa này tác động điều trị, diệt vi khuẩn gây bệnh từ bên trong cơ thể nên tác dụng sẽ chậm hơn xông hay nhỏ mũi.

Tuy nhiên, uống nước lá lốt sẽ giúp kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng chán ăn, mệt mỏi và tiêu tán phong hàn nhanh chóng. Đặc biệt với những trường hợp bị viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh, bị bệnh vào mùa đông và có các triệu chứng sổ mũi, ho có đờm,… thì đây sẽ là biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn.

Chuẩn bị:

  • 1 – 20g lá lốt tươi

Cách dùng:

Sắc nước lá lốt chữa viêm mũi dị ứng
Sắc nước lá lốt chữa viêm mũi dị ứng
  • Lá lốt rửa sạch, vò nát
  • Cho vào đun với khoảng 400ml nước, đun sôi trong 5 phút
  • Chắc lấy nước, chia làm 2 phần uống trong ngày. Nên uống khi nước còn ấm để mang lại hiệu quả điều trị, giảm triệu chứng tốt nhất. Thực hiện thường xuyên trong 5 – 7 ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Chế biến các món ăn từ lá lốt

Cùng với việc sử dụng các biện pháp sắc uống, xông, nhỏ mũi bằng lá lốt, người bệnh có thể chế biến các món ăn với thảo dược này để đẩy nhanh tác dụng điều trị bệnh. 

Các món ăn chế biến từ lá lốt không giúp tăng hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng mà còn bổ sung năng lượng cho cơ thể, giảm mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Một số món ăn chế biến từ lá lốt phổ biến có thể kể đến như:

  • Bò nướng lá lốt: Dùng khoảng 20g lá lốt tươi, 150g thịt bò, ớt, sả băm nhuyễn, đậu phồng và các loại gia vị. Thịt bò băm nhuyễn trộn với sả, tỏi, ớt, nêm gia vị vừa ăn. Cuốn thịt bò trong lá lốt, cố định bằng tăm. Cho lên chảo dầu nóng và chiến đến khi chín.
  • Cháo trứng gà và lá lốt: Chuẩn bị khoảng 20g lá lốt, 1 quả trứng gà, 50 gạo và các loại gia vị. Gạo vo sạch, nấu cháo, cháo chí cho trứng gà và lá lốt thái sợ vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, nên ăn khi còn nóng.

Người bệnh có thể nấu các món ăn sử dụng lá lốt để cải thiện tình trạng bệnh, tăng cường sức đề kháng và tốt cho tiêu hóa. Đặc biệt, các món ăn từ lá lốt sẽ giúp điều trị tốt các triệu chứng tiêu chảy, chán ăn, đầy bụng,… 

Lưu ý: Các bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá lốt sử dụng theo dạng ăn hoặc uống người bệnh cần lưu ý đến liều lượng dùng, chỉ nên dùng tối đa 3 – 5g lá lốt mỗi ngày. Tuyệt đối không lạm dụng, dùng quá nhiều có thể gây nóng trong và nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt là mẹo dân gian được sử dụng từ lâu đời. Cách chữa này sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong điều trị nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất người bệnh cần lưu ý một số vấn đề:

Cần lưu ý, không lạm dụng cách chữa với lá lốt
Cần lưu ý, không lạm dụng cách chữa với lá lốt
  • Cách chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu, triệu chứng cấp tính như: Sổ mũi, nhức mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,… khó chịu.
  • Trong quá trình sử dụng phải luôn đảm bảo khâu sơ chế đảm bảo vệ sinh, tránh bụi bẩn, vi khuẩn có thể khiến tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.
  • Hiệu quả và tác dụng của bài thuốc tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa từng người. Do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng hàng ngày để cho hiệu quả tốt.
  • Sau khi dùng lá lốt chữa viêm mũi dị ứng trong khoảng 5 ngày nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm, có dấu hiệu nặng hơn cần dừng sử dụng và liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nhất.
  • Không lạm dụng cách chữa bằng mẹo dân gian trong trường hợp bệnh nặng, mãn tính cần tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng cách chữa này, để xác định cơ địa không dị ứng, kích ứng với các hoạt chất trong lá lốt và hạn chế những ảnh hưởng không tốt với sức khỏe.
  • Với những người bị nóng trong, táo bón, nhiệt miệng,… không sử dụng các bài thuốc chữa bệnh bằng lá lốt sẽ khiến tình trạng nóng, nhiệt nặng hơn.
  • Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, rau xanh, hoa quả,… để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa ảnh hưởng không tốt và giảm tỷ lệ bệnh tái phát.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và tránh xa các tác nhân gây kích ứng, dị ứng.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt được cho là biện pháp dân gian an toàn. Tuy nhiên, cách này chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng mà KHÔNG CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH. Do đó, nếu muốn chấm dứt các phiền toái do viêm mũi dị ứng gây ra, người bệnh cần tìm đến phương pháp đặc trị, có khả năng loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Trên đây là 4 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt đơn giản, có thể cho hiệu quả giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng trong điều trị, ngăn ngừa bệnh. Bên cạnh đó là gợi ý giải pháp đặc trị bằng bài thuốc YHCT giúp chấm dứt phiền toái do viêm mũi gây ra. Viêm mũi dị ứng là bệnh không nguy hiểm và có thể khỏi nếu được can thiệp, xử lý sớm.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?