Cách Chữa Trị Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Phổ Biến Hiện Nay

Cập nhật: 28/03/2024

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh khó điều trị dứt điểm nếu không cải thiện bên trong cơ thể. Bởi nguyên nhân dẫn đến bệnh là do các dị nguyên từ môi trường kích hoạt dị ứng trong cơ thể. Phần lớn người bệnh đều có cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch yếu mới xảy ra tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay. Qua đó lựa chọn được cho mình hướng điều trị phù hợp nhất.

Các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay

Viêm mũi dị ứng lâu ngày có thể tiến triển thành viêm xoang nếu chất dịch bị tắc nghẽn tại mũi có thể trở thành môi trường lý tưởng để virus, vi khuẩn phát triển. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng điều trị viêm mũi dị ứng tận gốc trước khi bệnh biến chứng sang viêm xoang.

Phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng theo tây y

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng nên phác đồ điều trị của tây y cũng chia thành 2 dạng là điều trị đặc hiệu và điều trị không đặc hiệu. Phương pháp điều trị đặc hiệu sẽ tác động vào dị nguyên và kháng thể dị ứng. Còn phương pháp điều trị không đặc hiệu thì chỉ tác động trên triệu chứng lâm sàng.

Phương pháp điều trị đặc hiệu:

Phương pháp điều trị đặc hiệu thường áp dụng với các bệnh nhân bị kích hoạt dị ứng do các yếu tố từ môi trường sống và lao động. Chẳng hạn như người bệnh sinh sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất, phấn hoa, mỹ phẩm… Để cắt nguồn bệnh thì bệnh nhân cần chuyển đổi nơi ở và làm việc, xây dựng lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.

dieu-tri-di-ung-theo-phuong-phap-dac-hieu-giam-man-cam
Phương pháp mẫn cảm điều trị viêm mũi dị ứng

Tuy nhiên, điều này thường rất khó để thực hiện vì người bệnh cần thay đổi lại cuộc sống, công việc. Do đó, phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu sẽ được khuyến khích nhiều hơn. Người bệnh sử dụng liệu pháp miễn dịch, tiêm dưới da, đặt chất dị ứng dưới lưỡi hoặc nhỏ tại mũi để thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Chẳng hạn như người bệnh là bác sĩ thú y và mẫn cảm với lông động vật thì sẽ được tiêm phòng dị ứng có chứa dị nguyên được chiết xuất từ mèo.

Phương pháp điều trị không đặc hiệu:

Đối với những người bệnh có cơ địa quá mẫn cảm, bị dị ứng quanh năm thì cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh histamin cùng với các loại thuốc làm giảm triệu chứng. Thuốc kháng sinh histamin có tác dụng đối kháng, làm giảm các triệu chứng dị ứng do sự sản sinh quá mức của histamin trong cơ thể gây ra. Loại thuốc được sử dụng là thuốc kháng histamin H1, bao gồm:

  • Diphenhydramin
  • Chlorpheniramin
  • Cetirizin
  • Promethazin
  • Astermizol
  • Mizolactin

Ngoài ra người bệnh sẽ được sử dụng thêm thuốc xịt mũi chứa corticosteroid để làm giảm các triệu chứng phù nề, ngạt, ngứa mũi… Các loại thuốc này không có tác dụng điều trị tận gốc bệnh nên bệnh không thể khỏi hoàn toàn. Người bệnh sẽ sử dụng thuốc thành nhiều đợt để hạn chế tối đa số lần tái phát bệnh.

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bởi các loại thuốc này thường gây nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt, buồn ngủ… Đặc biệt phụ nữ có thai, đang cho con bú phải hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc. Một số người bệnh có thể bị ứng, biểu hiện bao gồm khó thở, nổi mẩn ngứa cần phải được cấp cứu kịp thời. Nếu xảy ra sốc phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng.

Thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng

Theo Y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng thuộc chứng Tỵ thất. Thận là gốc của khí, Phế khí về tàng ở Thận, Thận hư không tàng được khí cũng gây ra tình trạng tắc nghẹt ở mũi. Ở những người cơ thể suy nhược yếu kém, các tạng Thận, Phế, Tỳ suy yếu sẽ không thể chống lại các tác nhân gây hại hoặc tà khí (phong hàn) khiến kinh lạc bị bít tắc.

Muốn chữa trị viêm mũi dị ứng dứt điểm thì các bài thuốc phải có khả năng phòng chống các dị nguyên gây bệnh, cải thiện cơ địa yếu kém và tăng cường hệ miễn dịch. Đông y sở hữu rất nhiều cây thuốc quý chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả, trong đó phải kể đến hoa ngũ sắc, hoắc hương, ý dĩ, cát cánh, liên nhục, bạc hà, phòng phong, bạch truật, tang diệp… Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng được điều chế từ những dược liệu này:

Sâm linh bạch truật tán: Bài thuốc trị bệnh theo phép ích khí kiện tỳ, thẩm thấp chỉ tả. Thành phần chính của bài thuốc bao gồm bạch biển đậu, nhân sâm, bạch truật, bạch linh, cam thảo, liên nhục, cát cánh, ý dĩ, sa nhân, hoài sơn…

Ngọc bình phong tán: trị viêm mũi dị ứng theo phép khu phong tán hàn, thông khiếu. Các thảo dược sử dụng bao gồm hoàng kỳ, phòng phong, bạch truật, chích cam thảo, thương nhĩ tử, bạc hà, bạch chỉ, tế tân…

Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp người bệnh giảm bớt sự khó chịu do các triệu chứng viêm mũi dị ứng gây ra. Dưới đây là một số biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả mà người bệnh nên tham khảo:

  • Tỏi và mật ong: Lấy vài tép tỏi băm nhỏ và chắt lấy nước cốt. Sau đó trộn đều cùng 2 thìa cafe mật ong và thoa vào niêm mạc mũi 3 lần/ngày.
  • Gừng: Nhai trực tiếp 1-2 lát gừng tươi để hạn chế tình trạng hắt hơi, chảy mũi. Người bệnh có thể thực hiện giải pháp này bất cứ khi nào có triệu chứng.
  • Tỏi và dầu vừng: Xy nát 4-5 tép cùng 5ml nước, bỏ phần bã và chỉ lấy nước cốt. Trộn dung dịch tỏi với dầu vừng theo tỷ lệ 1:1. Sau đó dùng tăm bông bôi hỗn hợp vào niêm mạc mũi, thực hiện 2-3 lần/ngày.

Người bệnh phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ trong suốt quá trình bào chế thuốc. Nếu không, vi khuẩn sẽ được tạo điều kiện thuận lợi và biến chứng thành bệnh viêm xoang. Các biện pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp nhẹ, tần suất triệu chứng xuất hiện ít. Người bệnh vẫn cần sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh để hiệu quả bền lâu hơn.

Những lưu ý quan trọng khi điều trị viêm mũi dị ứng

Chế độ điều dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình điều trị viêm mũi dị ứng. Nó không chỉ góp phần tăng hiệu quả của thuốc điều trị mà còn giúp cải thiện cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch yếu kém của người bệnh. Trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên:

  • Kiêng hoàn toàn các thực phẩm có chứa protein kích hoạt dị ứng như trứng, sữa bò, hải sản…và các đồ uống có cồn, thói quen hút thuốc lá.
  • Nên bổ sung nhiều thực phẩm có tác dụng chống dị ứng như gừng, cam, bưởi, táo, dứa, nghệ, rau cải, rau mùi tây, sữa chua, hành tây, trà xanh…
  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài nhằm hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh.
  • Ở người bệnh có cơ địa mẫn cảm, khi tiếp xúc với động vật (chó, mèo…) xong phải rửa sạch tay ngay.
  • Bảo vệ hệ hô hấp vào mùa đông hoặc khi ngồi trong phòng có nhiều máy lạnh.
  • Sử dụng các loại máy lọc không khí, tạo độ ẩm, đèn xông tinh dầu để cải thiện không khí môi trường sống.
  • Tránh ở những nơi ẩm thấp vì có nhiều nấm mốc phát triển – một trong những tác nhân gây dị ứng nhiều nhất.

Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng tương đối dễ dàng nhưng để loại bỏ hoàn toàn gốc bệnh là điều rất khó. Nếu người bệnh không cải thiện được cơ địa và phòng tránh hoàn toàn các dị nguyên kích hoạt phản ứng thì bệnh không thể khỏi. Người bệnh nên lựa chọn phương pháp điều trị vừa cải thiện cơ địa vừa triệt tiêu triệu chứng. Bởi nếu bệnh tái phát quanh năm, nguy cơ gặp các biến chứng như viêm xoang, hen suyễn…là khá cao.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC