Hướng dẫn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao đúng, an toàn

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao có thể mang lại hiệu quả đẩy lùi triệu chứng bệnh ở giai đoạn nhẹ, cấp tính rất tốt. Tuy nhiên, thảo dược này nếu không được sử dụng đúng cách có thể sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tình trạng bệnh. Do đó để sơ chế và dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng an toàn, hiệu quả, tránh được các biến chứng không tốt người bệnh theo dõi hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thành phần, công dụng của cây giao khi chữa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng bệnh nếu không được điều trị sớm, đúng cách có thể diễn tiến sang mãn tính và làm tăng nguy cơ gây ra các tình trạng bệnh đường hô hấp khác như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,… và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao là bài thuốc dân gian được sử dụng từ lâu đời và truyền lại đến ngày nay. Mẹo chữa này được sử dụng trong điều trị giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi dị ứng như: Hắt hơi, ngứa mũi, đau nhức mũi, sổ mũi, đau họng,… 

Cây giao hay còn gọi là cây xương cá, cây nọc rắn,…. là loại cây mọc dại rất phổ biến ở nước ta. Cây xương cá thuộc họ thầu dầu, đặc điểm cây có lá và gai nhỏ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong cây giao có chứa thành phần Ethanol, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế các loại vi khuẩn Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus gây bệnh viêm mũi dị ứng, chống viêm nhiễm mang lại hiệu quả tốt.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao là phương pháp được nhiều người lựa chọn
Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Y học cổ truyền, xếp cây giao vào nhóm thảo dược có vị chua, tính sát khuẩn, chống viêm, giải độc, khử trùng, khu phong, thúc sữa,…  Cây giao cũng là một trong những nhóm thảo dược phổ biến và có nhiều công dụng trong điều trị bệnh, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc. Đặc biệt, với các nhóm bệnh viêm đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng cách chữa bằng cây giao được nhiều người bệnh đánh giá có thể cho tác dụng giảm triệu chứng cấp tính sau 5 – 7 ngày sử dụng.

Cây giao có nhiều dược tính giúp mang lại hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng cây giao không đúng cách có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm. Bởi trong thân của cây giao có chứa nhiều mủ trắng, rất dễ gây hại cho mắt và da nếu tiếp xúc trực tiếp. Do đó, khi sử dụng thảo dược này người bệnh cần thận trọng và hạn chế để nhựa cây tác động đến các vùng da, bộ phận trên cơ thể.

Hướng dẫn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao đúng, hiệu quả

Như đã nói ở phần trên, cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao là bài thuốc được sử dụng từ lâu đời và được nhiều người bệnh lựa chọn, truyền tai nhau. Tuy nhiên, để có được hiệu quả điều trị bệnh tốt, an toàn, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe cần sơ chế và sử dụng cây giao đúng cách.

Hướng dẫn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao

Theo đó, người bệnh có thể tham khảo cách sử dụng cây giao trị viêm mũi dị ứng theo đúng quy trình sử dụng dưới đây để hạn chế được những tác động không tốt từ độc tố của cây giao đến sức khỏe và tình trạng bệnh.

Chuẩn bị:

Những nguyên liệu cần thiết để dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng
Những nguyên liệu cần thiết để dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng
  • 15 – 20 đốt cây giao tươi
  • 1 ấm nước nhỏ
  • 1 tờ giấy dài khoảng 50cm
  • 200 – 300ml nước lọc

Cách dùng:

  • Sử dụng miếng giấy dài quấn thành hình chiếc phễu với 1 đầu to và 1 đầu nhỏ
  • Cho các đốt cây giao đã được rửa sạch và cắt khúc vào ấm, thêm nước vào nấu. Nên cắt các đốt giao ở ngay phần trên của miệng ấm để có thể lấy được nhiều nhất lượng mủ chảy ra bên trong thân cây và đun với lửa to.
  • Đun đến khi nước sôi, có hơi nước bốc lên, vặn nhỏ lửa để tạo thành 1 luồng hơi nhẹ từ ấm bay lên. 
  • Dùng phễu bằng giấy cho đầu lớn vào vùng miếng ấm, còn đầu nhỏ kề sát mũi để có thể hít được luồng hơi nước bốc lên.
  • Thực hiện xông 1 bên mũi trong khoảng 10 phút và đổi bên. Tiến hành đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Liên tục trong 5 – 7 ngày để các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Sau khi xông, giữ lại phần thuốc trong nồi và dùng cho lần sau, chỉ cần cắt vào thêm vài đốt cây giao là có thể dùng. Dùng tiếp sau khoảng 2 lần thì bỏ, thay đợt khác mới.

Lưu ý: 

  • Cần tiến hành xông hơi ngay khi hơi nước đầu tiên bốc lên để cho hiệu quả tốt nhất
  • Khi vừa xông mũi vừa đun nước cây giao, không để lửa quá to, hơi nước bốc lên nhiều, nóng có thể dẫn đến tình trạng bỏng hơi.
  • Cần lưu ý khoảng cách giữa mũi và ống xông để không bị quá nóng gây bỏng.

Liều lượng và đối tượng sử dụng 

  • Người lớn: Khi xông lần đầu tiên nên thực hiện trong khoảng 15 phút. Sau đó nếu cơ thể không bị kích ứng, tăng dần từ 15 – 30 phút cho các lần sau. Không tăng thời gian xông quá nhanh và nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc mũi.
  • Trẻ nhỏ: Thời gian ban đầu nên xông trong khoảng 10 – 15 phút sau đó tăng dần theo thời gian. Không nên xông quá lâu, quá nhiều ở trẻ sẽ khiến bệnh diễn tiến không tốt.

Chống chỉ định sử dụng cây giao chữa viêm mũi dị ứng

Tuyệt đối KHÔNG dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng cho các đối tượng: 

  • Phụ nữ mang thai 
  • Người đang cho con bú
  • Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi
  • Người cao tuổi
  • Người có sức đề kháng yếu
  • Người đang bị tổn thương nặng ở vùng mũi.

Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng cây giao trị viêm mũi dị ứng

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao là mẹo chữa đơn giản, cho hiệu quả giảm triệu chứng bệnh tốt và được nhiều người tin tưởng, sử dụng. Tuy nhiên, do đây là phương pháp thiên nhiên chưa được kiểm chứng khoa học và trong cây giao có chứa độc tố nên khi dùng người bệnh cần lưu ý:

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao cần được thực hiện đúng để hạn chế biến chứng
Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao cần được thực hiện đúng để hạn chế biến chứng
  • Trong mủ cây giao có chứa độc tố gây ảnh hưởng không tốt đến mắt và da nên sau khi dùng ấm đun cây giao, không dùng vào việc khác nữa.
  • Cần chọn cây giao màu xanh, tươi để có nhiều nhựa và cho hiệu quả tốt nhất.
  • Nhựa cây giao có thể gây bỏng da và mù mắt. Do đó, khi sử dụng, sơ chế cần cẩn thận và sử dụng gang tay nilon để cắt, rửa.
  • Khi bị nhựa cây giao dính vào tay hoặc mắt cần rửa ngay bằng nước lạnh và sát trùng lại bằng nước muối sinh lý.
  • Không dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng theo đường uống có thể gây tác dụng phụ: Tiêu chảy, buồn nôn, …
  • Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao là mẹo dân gian nên dược tính không cao, chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu.
  • Tác dụng và hiệu quả điều trị bệnh bằng cây giao tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa từng người. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất
  • Không lạm dụng cách chữa bằng cây giao trong trường hợp bệnh nặng hoặc người bệnh bị kích ứng khi sử dụng. Cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cùng với quá trình chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để sớm cho hiệu quả tốt nhất. Người bệnh cần lưu ý, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng cây giao chữa bệnh để hạn chế tối đa được các ảnh hưởng, tác động không tốt đến sức khỏe.

4/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?