Tổng hợp 2 cách dùng cây giao chữa viêm xoang an toàn, hiệu quả nhất

Cây giao chữa viêm xoang rất tốt, mang lại hiệu quả cao chỉ sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, loại cây này lại có chứa độc ở mủ nhựa gây bỏng da, mù mắt nếu không sử dụng đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chữa viêm xoang bằng cây giao an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Tại sao cây giao có thể chữa viêm xoang?

Cây giao là vị thuốc mới được y học hiện đại nghiên cứu gần đây. Nhưng với y học cổ truyền Việt, cây giao không hề xa lạ và là một trong những bài thuốc dân gian chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất. Tùy theo từng vùng miền, cây giao được gọi dưới nhiều tên khác nhau như cây xương cá, cây kim giao, cây san hô xanh, cây quỳnh giao, cây nọc rắn, cây càng cua…. 

Còn theo góc nhìn khoa học, loại cây này thuộc họ Thầu Dầu và có tên là Euphorbia Tiricabira L. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy cây giao sở hữu một thành phần hóa học đa dạng. Chẳng hạn như các dẫn xuất isoeuphorol triterpenoic, taraxasterol, tirucallol, phorbol, ingenane, togliane và acidditerpenic. 

Cây giao chữa viêm xoang
Cây giao chữa viêm xoang rất hiệu quả

Loại cao hoặc mủ chiết từ cây có khả năng miễn dịch, kháng khuẩn, kháng oxy hóa,  kháng virus, kháng viêm, thậm chí là kháng cả tế bào ung thư. Vì vậy, cây giao hoàn toàn có khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus như viêm xoang một cách hiệu quả. 

Còn theo quan điểm của đông y, cây giao là một thảo dược có vị chua, tính mát, chủ trị các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc. Bởi công dụng chủ yếu của nó là sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc. Với bệnh liên quan hết phong độc, nhiệt độc như viêm xoang, cây giao có thể cho hiệu quả tốt trong điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, chảy dịch mũi. 

Cách dùng cây giao chữa viêm xoang

Trên thực tế có rất nhiều phương pháp dùng cây giao chữa viêm xoang, tuy nhiên không phải cách nào cũng đạt hiệu quả tối đa. Dưới đây là gợi ý 2 cách chữa viêm xoang bằng cây giao được sử dụng phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo:

Cách 1. Xông hơi bằng cây giao

Nguyên liệu:

  • 70g cành giao tươi
  • Nồi đun nước
  • Khăn mặt lớn

Cách thực hiện:

  • Cách đun nước xông hơi bằng cây giao cũng thực hiện giống với những cách xông mặt khác, người bệnh có thể dùng một chiếc nồi bất kỳ để đun nước.
  • Bạn dùng khoảng 70gr cây giao, nếu không có cân có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng.
  • Thái cây giao thành những đốt nhỏ sau đó bắc nồi lên bếp và đun lửa to.
  • Sau khi nước sôi thì tắt bếp, sử dụng một chiếc khăn lớn trùm lên đầu rồi tiến hành xông hơi.
  • Khi xông nên giữ khoảng cách khoảng 50-60cm và cần nhắm mắt lại.
  • Hít thở thật đều, cứ khoảng 5 phút lại ngẩng mặt lên 1 lần cho bớt nóng.
  • Cứ tiếp tục xông cho đến khi nước nguội hẳn thì dừng.
  • Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối, liên tiếp trong vòng 7-10 ngày các triệu chứng của bệnh sẽ bắt đầu thuyên giảm.
  • Tuy nhiên người bệnh nên kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Cách 2. Hít hơi nước từ cây giao

Chuẩn bị:

  • 15-20 cành giao
  • 1 tờ giấy dài khoảng 50cm
  • Găng tay 
  • Ấm đun nước
Cách dùng cây giao chữa viêm xoang
Cách dùng cây giao chữa viêm xoang

Thực hiện:

  • Đeo găng tay và lấy cành giao cắt thành từng ngón nhỏ cỡ 1 ngón tay. 
  • Đun cây giao cho đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Cuộn tờ giấy thành hình ống nhòm, đầu to thì đặt trên miệng ấm nước, đầy nhỏ thì đặt gần mũi để xông trong khoảng 15-20 phút.
  • Mỗi ngày xông 2 lần vào buổi sáng vào buổi chiều.
  • Ở lần xông thứ 2 không cần dùng cây giao mới, chỉ cần đổ thêm nước vào đun cùng.

Lưu ý: Đeo găng tay và kính mắt khi cắt cây giao. Lúc cắt thì đặt sát ngay miệng ấm để mủ không bị chảy ra ngoài. Cắt nhẹ nhàng không để mủ bắn vào mắt, da.

Lưu ý khi dùng cây xương cá chữa viêm xoang

Cây giao chữa bệnh dựa trên độc tính của nó. Chất độc trong mủ cây có khả năng trị nhiễm trùng nhưng cũng gây bỏng da và mù mắt nặng nếu tiếp xúc trực tiếp. Người bệnh cần đeo găng tay và kính mắt khi thực hiện cắt cành giao. 

Khi cắt cây giao nên mặc đồ bảo hộ
Khi cắt cây giao nên mặc đồ bảo hộ

Khi sử dụng cành giao với bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi dược tính của cây giao tương tác kém với các thuốc chống co giật, thuốc ho, thuốc hormon thay thế, thuốc tránh thai… Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú, độc tính của cây giao rất hại nên tuyệt đối không được sử dụng.

Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp điều trị, người bị viêm xoang cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.

  • Cân bằng 4 nhóm thực phẩm đường – đạm – chất béo – vitamin và khoáng chất 
  • Tăng cường bổ sung vitamin C (có nhiều trong ổi, cam, quýt, dâu tây và rau xanh họ cải) giúp tăng cường miễn dịch và phòng chống dị ứng. 
  • Hạn chế ăn hải sản (tôm, mực…), thực phẩm lạnh vì chúng có tính hàn và dễ gây dị ứng. 
  • Tránh xa các thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi mỗi ngày giúp vùng xoang thông thoáng và sạch sẽ. 
  • Chú ý nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có đủ năng lượng trong suốt quá trình điều trị bệnh. 

Như vậy, cây giao là biện pháp chữa viêm xoang tương đối hiệu quả và phương pháp thực hiện cũng đơn giản. Người bệnh có thể dùng trong những trường hợp viêm xoang cấp nhưng không được lạm dụng để điều trị viêm xoang mãn tính. Sau khi sử dụng, nếu không đạt được hiệu quả tích cực, người bệnh nên chuyển sang các biện pháp chuyên sâu hơn.

4.1/5 - (8 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Mách Bạn 11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Mề đay cấp: Nguyên nhân và cách chữa bệnh hiệu quả

Nổi mề đay sưng môi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị

[Chuyên Gia Giải Đáp] Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi Hoàn Toàn?

Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Cách Ngăn Ngừa Tái Phát Hiệu Quả

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có nên hay không? Lưu ý thực hiện

Mẩn Ngứa Ở Trẻ – Top 14 Cách Chữa Bố Mẹ Không Được Bỏ Qua

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị An Toàn

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Là Biểu Biện Của Bệnh Gì Và Cách Trị

Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân – Triệu Chứng – Cách Trị Bệnh Tận Gốc

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?