Viêm Xoang Mũi: Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Cách Điều Trị

Viêm xoang mũi không chỉ gây khó chịu và phiền toái, mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng ổ mắt, áp-xe mí mắt, túi lệ và thậm chí viêm màng não, tụ mủ dưới màng cứng,… Nếu quý vị đang gặp phải tình trạng tương tự mà chưa tìm được giải pháp chữa trị hiệu quả, hãy tham khảo các phương pháp điều trị dứt điểm được các chuyên gia tư vấn dưới đây.

Viêm xoang mũi là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương – Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện kiêm Viện Phó Viện nghiên cứu và phát triển y dược Dân tộc:

“Viêm xoang mũi là bệnh lý hô hấp xảy ra do mủ, dịch ứ đọng trong các ô xoang lâu ngày gây viêm tại các khu vực này. Mủ, dịch được tiết ra do lớp màng niêm mạc lót trong các hốc xoang bị nhiễm trùng, siêu vi trùng hoặc do dị ứng trở nên phù nề. Nếu đường kính các lỗ xoang viêm nhỏ, mủ, dịch càng khó thoát ra ngoài khiến bệnh kéo dài lâu hơn, khó điều trị hơn.”

Viêm xoang mũi
Viêm xoang mũi

Nói về thắc mắc của nhiều người “viêm xoang mũi có nguy hiểm không” bác sĩ Lê Phương nhận định đây là căn bệnh nguy hiểm, không nên chủ quan. Bởi nếu không kịp thời điều trị bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng ở mắt: Bệnh dẫn tới mí mắt bị áp-xe hay túi lệ áp xe, khiến mi mắt sưng đỏ, gây đau, có thể xuất hiện túi mủ và bị vỡ từ 3-5 ngày. Khi túi mủ vỡ có thể tạo thành lỗ dò mãn tính sau này.
  • Viêm họng mãn tính: Bệnh gây ra những dịch nhầy, mủ trong mũi. Khi các dịch này chảy xuống xuống cuống họng có thể gây ra đau họng, viêm họng. Nếu bệnh nhân nuốt thường xuyên còn có nguy cơ dẫn tới đau dạ dày, viêm ruột hoặc suy gan,…                 
  • Viêm màng não: Viêm xoang mũi trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới màng não. Các màng nhện và màng nuôi dính lại với nhau tạo lớp bọc lấy dây thần kinh sọ khiến người bệnh đau đầu, mờ mắt, ù tai,..
  • Biến chứng ở xương: Viêm xoang có thể gây tắc mạch máu ở xương trán, sọ gây ra đau nhức. Lâu ngày, xương trán hình thành các ổ áp-xe khiến xương bị viêm và dễ chảy máu, có thể phát hiện mủ trong xương. Nếu không được điều trị kịp thời có thể lan rộng sang các xương khác.

Biến chứng viêm xoang mũi vô cùng nguy hiểm, nếu không sớm điều trị có thể làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe người bệnh thậm chí dẫn tới tử vong. Do vậy, bệnh nhân không được chủ quan, cần kịp thời khám bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng.

Triệu chứng viêm xoang mũi 

Các triệu chứng của bệnh giống với tình trạng viêm xoang chung. Tuy nhiên, các biểu hiện khó chịu sẽ tập trung nhiều ở vùng xoang mũi. Người bệnh có thể cảm nhận một số dấu hiệu như:

Đau mũi, chảy nước mũi là triệu chứng của viêm xoang mũi
Đau mũi, chảy nước mũi là triệu chứng của viêm xoang mũi
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi: Viêm xoang mũi gây kích thích tiết dịch ở mũi, lượng dịch này có thể gây nghẹt một bên mũi hoặc hai bên, chúng cũng có thể chảy xuống họng gây ra viêm họng hay viêm amidan.
  • Đau nhức: Người bệnh cảm thấy đau nhức vùng xương quanh mũi, giữa hai lông mày, giữa hai mắt hoặc nhức vùng gáy.
  • Điếc mũi: Đa phần người bị viêm xoang đều gặp tình trạng điếc mũi, không thể ngửi được mùi. Nguyên nhân là di viêm nặng, phù nề nhiều gây chặn đường đi của mùi tới thần kinh khứu giác.

Thông thường, khi mắc viêm xoang, người bệnh không gặp chỉ một triệu chứng đơn độc mà xuất hiện ít nhất 3 triệu chứng hoặc toàn bộ các triệu chứng trên. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bệnh, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp. 

Nguyên nhân viêm xoang mũi 

Các chuyên gia y tế nhận định, viêm xoang mũi là một trong những bệnh rất dễ tái phát nhất là với môi trường sinh hoạt hiện nay. Theo bác sĩ Lê Phương, nguyên nhân dẫn tới viêm xoang mũi có rất nhiều nhưng chủ yếu phải kể tới:

  • Do bệnh lý: Viêm xoang mũi có thể là biến chứng của các bệnh hô hấp khác như viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi,…) viêm mũi dị ứng kéo dài. Một số trường hợp viêm xoang mũi do vẹo vách ngăn mũi. Ngoài ra, sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên cũng có thể dẫn tới bệnh.
  • Sức đề kháng kém: Cơ thể không đủ sức chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh dẫn tới viêm nhiễm. 
  • Do môi trường xấu: Ô nhiễm không khí, nhiều khói bụi, khói thuốc, các hóa chất độc hại có trong không khí hay nguồn nước bẩn, môi trường sống không hợp vệ sinh là những yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi, tấn công cơ thể dẫn tới bệnh.
  • Do cơ địa dị ứng: Những người thường bị dị ứng hóa chất, thức ăn, phấn hoa, mỹ phẩm,… khi tiếp xúc với những chất này có thể làm niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang, dẫn tới nhiễm trùng và viêm xoang mũi.
  • Vệ sinh kém: Vệ sinh cá nhân kém, không rửa tay, rửa mặt đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm.

Cách chữa viêm xoang mũi hiệu quả, dứt điểm

Theo bác sĩ Lê Phương, viêm xoang mũi muốn chữa dứt điểm cần khai thông dẫn lưu xoang, giảm đau và kiểm soát tình trạng bệnh. Hiện nay, cách chữa viêm xoang được nhiều người lựa chọn nhất là Tây y bởi nó giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Ngoài ra, cũng nhiều người bệnh lựa chọn điều trị bằng các mẹo dân gian, và đặc biệt là sử chữa bệnh bằng Đông y do có tính an toàn, trị dứt điểm bệnh.

Mỗi phương pháp điều trị đều mang tới những ưu điểm và vẫn còn những hạn chế. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh cần đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm xoang mũi uống thuốc gì?

Với cách chữa này, bệnh nhân được kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm nhằm đẩy lùi triệu chứng của bệnh. 

Một số loại thuốc thường gặp phải kể tới: 

  • Thuốc kháng sinh: Beta lactam, macrolid,… thường được kê đơn cho bệnh nhân viêm xoang mũi do nhiễm khuẩn. 
  • Thuốc chống dị ứng: Chủ yếu là các thuốc kháng histamin, thường được dùng cho trường hợp viêm xoang mũi dị ứng.
  • Corticoid: Là loại thuốc được dùng cho trường hợp viêm xoang mũi nặng. Bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn bởi nó có thể dẫn tới các tác dụng phụ như tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, đục thủy tinh thể… 
  • Thuốc thuốc xịt mũi trị viêm xoang: Phổ biến nhất phải kể tới oxymetazoline hay phenylephrine. Những thuốc này có tác dụng thông mũi nhanh, giúp giải quyết triệu chứng nghẹt mũi của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng bởi thuốc có thể khiến tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng hơn.
Chữa viêm xoang bằng Tây y
Chữa viêm xoang bằng Tây y

Nói về việc dùng thuốc Tây, bác sĩ Lê Phương lưu ý, mặc dù những loại thuốc tây y mang tới hiệu quả nhanh chóng, giúp giảm các triệu chứng ngay khi dùng. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý ngừng sử dụng thuốc hay giữa chừng. Nhiều bệnh nhân do dùng thuốc thấy triệu chứng thuyên giảm nên ngưng sử dụng thuốc, khi bệnh tái phát lại lấy thuốc cũ ra sử dụng dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, tạo điều kiện cho bệnh phát triển sang giai đoạn mãn tính.

Can thiệp bằng phẫu thuật

Điều trị ngoại khoa bằng các biện pháp phẫu thuật nhằm ngăn ngừa viêm xoang mũi mãn tính và biến chứng nguy hiểm. Mục tiêu là mở rộng lối thông xoang tự nhiên giúp loại bỏ dịch, mủ trong các hốc.

Nói về phương pháp này, bác sĩ Lê Phương cũng lưu ý: “Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng nhằm điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể mổ, Lựa chọn này chỉ áp dụng cho trường hợp viêm xoang mũi mãn tính và bị tắc nghẽn những lỗ thông do thịt ư, cấu trúc bất thường, mỏ tróc xoang lớn, vẹo vách ngăn, polyp mũi,… 

Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, cũng không phải bệnh nhân nào cũng khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh có thể tái phát nếu có yếu tố thuận lợi. Do vậy, nếu bệnh viêm xoang mũi còn nhẹ và chưa cần thiết phẫu thuật thì nên điều trị nội khoa.”

Cách trị bệnh theo dân gian

Chữa viêm xoang mũi bằng các phương pháp dân gian không còn xa lạ với nhiều người. Bởi những cách này lành tính, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính, an toàn với nhiều đối tượng, nhất là trẻ em và người cao tuổi. Một số cách chữa phải kể tới:

  • Chữa viêm xoang mũi bằng tỏi: Dùng tỏi ép lấy nước cốt rồi trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:1. Người bệnh rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý sau đó dùng tăm bông thấm hỗn hợp tỏi, mật ong đưa vào hốc mũi. Để yên khoảng 1 tiếng, thực hiện 2 lần/ ngày trong 1 tuần để có  hiệu quả tốt nhất.
  • Chữa viêm xoang mũi bằng lá chanh: Dùng lá chanh phơi khô với nước khoảng 10 phút rồi đem xông hơi trong 10-15 phút. Việc xông hơi giúp làm sạch chất nhầy trong khoang mũi, mang tới cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Lá chanh chữa viêm xoang được nhiều người áp dụng
Lá chanh chữa viêm xoang được nhiều người áp dụng
  • Chữa viêm xoang mũi bằng gừng và hành khô: Gừng và hành khô rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước. Dùng nước hành và gừng khô nhỏ mũi 3-5 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Lưu ý, người bệnh cần làm sạch mũi trước khi nhỏ. 

Bên cạnh những phương pháp trên, người bệnh cũng có thể sử dụng lá bỏng, tinh dầu bạch đàn, lá chanh,… nhằm chữa viêm xoang mũi. Tuy nhiên, cần lưu ý, những cách làm này chỉ có tác dụng đẩy lùi triệu chứng bệnh tạm thời mà không tác động tới căn nguyên bệnh. Do vậy, muốn điều trị dứt điểm không nên chỉ phụ thuộc vào những phương pháp này mà cần áp dụng thêm các cách chữa đặc trị khác.

Chữa bệnh theo Đông y 

Theo quan điểm của y học cổ truyền, viêm xoang mũi được xếp vào nhóm các bệnh do hư hỏa. Do vậy, Đông y không chỉ nhắm vào giải quyết triệu chứng bệnh mà còn chú trọng vào việc bổ âm, tàng dương.

Nói về cách chữa bệnh của Đông y, thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết: 

“Với những bệnh nhân viêm xoang mũi mãn tính, thuốc Đông y vừa đảm bảo kích thích lưu thông chính khí về thận đồng thời bổ thận âm. Với viêm xoang mũi cấp tính, thuốc Đông y giúp giải độc, tiêu viêm, giúp đẩy lùi các triệu chứng như như mũi, ngạt mũi, bội nhiễm do phong nhiệt xâm nhập. Ngoài ra, thuốc Đông y còn thiết lập cân bằng âm dương ở gốc thận. Điều này giúp chính khí vững, cải thiện sức đề kháng của cơ thể và đẩy lùi tà khí.”

Địa chỉ chữa viêm xoang mũi uy tín và hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay có nhiều địa chỉ chữa viêm mũi xoang, tuy nhiên người bệnh cần đến những cơ sở uy tín, chất lượng để được tư vấn khám chữa. Một số địa chỉ có thể kể đến như:

  • Bệnh viện Tai Mũi Họng TW: Bệnh viện Tai Mũi Họng TW không còn quá xa lạ với người dân cả nước, đặc biệt là khu vực phía Bắc. Tại đây quy tụ các chuyên gia hàng đầu về tai mũi họng cùng nhiều thiết bị hiện đại được đầu tư. Nhờ đó bệnh viêm xoang hay viêm họng, viêm amidan có thể được chữa trị kịp thời, an toàn và hiệu quả. Bệnh viện nằm trên đường Giải Phóng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Đông y với hơn 150 tuổi, Đỗ Minh Đường được nhiều người dân tin tưởng và lựa chọn để điều trị các bệnh như xương khớp, sinh lý và cả bệnh viêm xoang, viêm mũi,… Các bài thuốc tại đây đều được điều chế từ những thảo dược tự nhiên, lành tính nên phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Địa chỉ nhà thuốc ở đường Văn Cao, Liễu Giai, Hà Nội.
  • Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102: Điểm khác biệt trong phương pháp khám chữa bệnh của Quân dân 102 là sự kết hợp của Tây và Đông y trong chữa bệnh. Theo đó, bệnh nhân viêm xoang mũi sẽ được khám và chẩn đoán bằng Tây y hiện đại, sau đó bác sĩ sẽ kê đơn, bốc thuốc và điều trị bằng Đông y. Người bệnh có thể liên hệ khám chữa theo địa chỉ ở đường Lê Quang Đạo, Nam Từ Liêm Hà Nội.
  • Bệnh viện Tai Mũi Họng HCM: Ở Hồ Chí Minh, Bệnh viện Tai Mũi Họng là địa chỉ tin cậy của nhiều người dân khi muốn khám chữa các vấn đề liên quan đến đường hô hấp trên. Bệnh viện có nhiều kinh nghiệm trong chữa bệnh với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu và nhiều kỹ thuật hiện đại được đầu tư. Người bệnh có thể liên hệ khám chữa tại địa chỉ Trần Quốc Thảo, Q.3, HCM.

Lời khuyên của chuyên gia về cách phòng ngừa viêm xoang mũi

Viêm xoang mũi bị ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày. Do vậy, để phòng và điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần chú ý một số điểm sau:

Viêm xoang mũi không nên ăn gì? Kiêng gì?

Người viêm xoang mũi nên tránh một số thực phẩm như:

  • Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa bởi có thể tăng tiết dịch mũi, gây tắc mũi.
  • Đồ ăn cay do có thể gây ra chứng ợ nóng, trào ngược axit, ảnh hưởng đến tai, mũi, họng.
  • Cafe, nước sô đa và đồ uống có cồn do có thể khiến dịch mũi đặc lại, sưng màng ở mũi xoang.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên nói “không” với các thực phẩm dễ gây dị ứng, nước quá lạnh,..

Nên ăn một số thực phẩm như:

  • Uống nhiều nước giúp làm loãng chất nhầy mũi, thuận lợi lưu thông không khí.
  • Thực phẩm giàu kẽm giúp ngăn ngừa phản ứng viêm.
  • Bổ sung thực phẩm giàu hoạt chất kháng sinh tự nhiên như dâu tây, củ hành, gừng,..
  • Thực phẩm giàu vitamin như chanh, bưởi, khoai lang, đu đủ, bí đỏ,…
Dâu tây tốt cho bệnh nhân viêm xoang mũi
Dâu tây tốt cho bệnh nhân viêm xoang mũi

Phòng tránh viêm xoang mũi thế nào?

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bệnh nhân cần duy trì chế độ sinh hoạt điều độ nhằm hỗ trợ việc điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát như:

  • Đeo khẩu trang trước khi ra đường hoặc khi làm việc trong môi trường bụi bặm.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, giảm khói bụi, chất thải,…
  • Tránh hít không khí lạnh, khô trong thời gian dài.
  • Không nên ngồi quá lâu trước máy lạnh hoặc không để nhiệt độ máy lạnh quá thấp.
  • Cần giữ ấm khi ra ngoài 
  • Không nên để nước vào mũi hoặc tai khi tắm, bơi.
  • Vệ sinh mũi xoang thường xuyên với dung dịch nước muối sinh lý.

Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa cùng phương pháp điều trị đặc hiệu giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Viêm xoang mũi là bệnh khá nguy hiểm do vậy ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh, cần tới các cơ sở y tế khám chữa.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?