Phương pháp TRỊ VIÊM XOANG MŨI cho HIỆU QUẢ TỐT NHẤT hiện nay

Viêm xoang mũi rất khó để trị dứt điểm nếu người bệnh không kiên trì, không  tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Bởi các tác nhân từ môi trường có thể khiến bệnh quay trở lại bất cứ lúc nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ về các phương pháp chữa viêm xoang mũi hiện nay. Cũng như những lưu ý quan trọng cần biết để việc chữa trị đạt hiệu quả cao.

Phương pháp trị viêm xoang mũi hiện nay

Dân gian, Tây y hay Đông y đều trị được viêm xoang mũi và mỗi biện pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng biệt. Trước khi lựa chọn biện pháp điều trị, người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Căn cứ vào thể trạng sức khỏe và mức độ viêm nhiễm, người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu nhất. 

Thuốc Tây y điều trị viêm xoang mũi 

Điều trị nội khoa là biện pháp chủ yếu ở giai đoạn viêm xoang mũi cấp tính. Người bệnh được sử dụng thuốc kháng sinh để diệt khuẩn, liệu pháp corticoid toàn thân để kháng viêm và các thuốc xịt mũi giúp thuyên giảm triệu chứng.

Các loại thuốc kháng sinh được kê đầu tiên thường là phổ rộng, đáp ứng với nhiều chủng vi khuẩn gây viêm xoang mũi điển hình. Việc lựa chọn kháng sinh cũng phải căn cứ vào tiền sử dùng kháng sinh của 4-6 tuần gần nhất. 

  • Nếu người bệnh không sử dụng thuốc kháng sinh gần đây thì dùng amoxicillin/clavulanate hoặc cefpodoxime, cefuroxime hoặc cefdinir.
  • Nếu người bệnh có tiền sử dùng thuốc kháng sinh trong 4-6 tuần trở lại thì dùng quinolone, amoxicillin/clavulanate, ceftriaxone.
Thuốc kháng sinh trị viêm xoang mũi
Thuốc kháng sinh trị viêm xoang mũi

Trong vòng 72 giờ điều trị, nếu người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc thì cần thực hiện xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn. Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định đúng chủng vi khuẩn gây bệnh và lựa chọn được kháng sinh đặc hiệu nhất:

  • Tác dụng tốt với khuẩn Streptococcus Pneumoniae là kháng sinh Penicillin/Amoxicillin và Clindamycin.
  • Tác dụng tốt với các chủng Haemophilus Influenzae và Moraxella Catarrahalis bao gồm Cephalosporins thế hệ 2, Penicillin/Amoxicillin, Trimethoprim/Sulfamethoxazole, Quinolones (cũ) hoặc Aminoglycosides. 
  • Tác dụng tốt trên cả 3 chủng là các thuốc Cephalosporins thế hệ 2, Amoxicillin/Clavulanate, Imipenem/Meropenem, Quinolones (mới).

Với liệu pháp corticoid toàn thân, người bệnh được sử dụng các dẫn xuất của cortisol có tác dụng kháng viêm hiệu quả cao. Nhưng do tác động trên diện rộng nên corticoid sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Bệnh nhân dễ gặp các tác dụng phụ như suy thận, suy giảm thị lực, giòn gãy xương… nếu sử dụng quá liều. Vì vậy, liều lượng thuốc corticoid phải được kiểm soát thật chặt chẽ.

Đối với các triệu chứng tắc nghẽn, chảy dịch mũi, ứ đọng dịch mủ, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc có tác động giảm tiết dịch và tan mủ nhầy. Guaifenesin, thuốc xịt corticoid, Oxymetazoline Hydrochloride là các loại thuốc sử dụng nhiều nhất. Tất cả các loại thuốc dạng xịt chỉ được sử dụng trong ba ngày. Nếu người bệnh dùng kéo dài sẽ bị phản tác dụng.

Khi nào phẫu thuật trị viêm xoang?

Phẫu thuật đôi khi cần thiết trong cả giai đoạn viêm xoang cấp. Sự bất thường về cấu trúc mũi như polyp, khối u vòm mũi họng, cuốn mũi là nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi xoang và không thể chỉ giải quyết bằng thuốc. Nếu người bệnh không cắt bỏ hoặc điều chỉnh cấu trúc mũi thì bệnh viêm xoang có thể tái phát nhiều lần trong năm. 

Ngoài ra, những người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc điều trị sau 4-6 tuần cũng cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang khi nhận thấy niêm mạc xoang đã bị tổn thương quá nghiêm trọng. Các lỗ ngách bị chít hẹp và ảnh hưởng đến dẫn lưu xoang. Đôi khi người bệnh cần phẫu thuật Caldwell-Luc để sinh thiết xoang và mở lỗ dẫn lưu trong hốc mũi.

Phẫu thuật trị viêm xoang
Phẫu thuật trị viêm xoang

Với bất kỳ loại phẫu thuật nào, người bệnh cũng đều phải đối mặt với rủi ro. Người bệnh có thể bị chảy máu trong phẫu thuật, xuất huyết không cầm được, tổn thương nhu mô não… Tỷ lệ tái phát viêm xoang mũi sau phẫu thuật vẫn có thể xảy ra nếu người bệnh không điều dưỡng và chăm sóc tốt.

Bài thuốc Đông y chữa viêm xoang mũi từ gốc

Theo quan điểm của YHCT, viêm xoang chủ yếu hình thành do chính khí hư. Tà khí dễ xâm nhập và gây hại cho các tạng Thận, Can, Phế. Trong đó “Thận chủ cốt”, xoang thuộc ruột xương nên Thận sẽ là tạng suy yếu nhất. Quá trình điều trị cần tập trung vào bồi bổ chính khí, điều dưỡng tạng Thận và các tạng phủ có mối liên hệ biểu lý với nó như Can, Phế.

Đông y thường sử dụng các bài thuốc thanh phế, tiết nhiệt, giải độc hoặc bổ khí cổ biểu, khu phong tán hàn để điều trị. Các thảo dược góp mặt trong bài thuốc thường quy Thận hoặc chủ trị Can/Phế. Chẳng hạn như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, tân di, sinh địa, trần bì, tang diệp…

Đông y điều trị bệnh tận gốc và phòng ngừa tái phát hiệu quả
Đông y điều trị bệnh tận gốc và phòng ngừa tái phát hiệu quả

Đông y có rất nhiều bài thuốc trị viêm xoang mũi tốt, có thể kể đến:

  • Bài thuốc số 1: Gồm nghi xuân, thần hươu, bằng hầu úy, thương nhĩ. Các nguyên liệu này đem sao khô và hạ thổ. Sau đó nghiền thành bột mịn và mỗi lần dùng 3 – 5g hít vào mũi để giúp thông mũi, giảm đau xoang.
  • Bài thuốc số 2: Gồm ty diêm, cam thảo, giả tô, tân di hoa, khương hoạt, đông vân, thương nhĩ tử. Các vị thuốc đem sắc cùng 6 bát nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn một nửa thì chắt ra bát. Tiếp tục cho 3 bát nước vào sắc cùng bã thuốc cho đến khi nước nhạt màu. Thuốc dùng hàng ngày trong 7 – 10 ngày.

Các bài thuốc dạng sắc thang truyền thống kể trên thường khiến nhiều người bệnh e ngại vì tốn kém thời gian, lỉnh kỉnh, tốn công sức lại không đảm bảo tìm kiếm được nguồn thuốc chuẩn, ảnh hưởng đến hiệu quả khám chữa. Cách trị viêm xoang mũi tại nhà

Ngoài đông y và tây y, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Các gia vị có tính ấm như tỏi, gừng đều chứa hợp chất mang tính kháng sinh, hỗ trợ diệt khuẩn, sát trùng. Một số liệu pháp vật lý như sử dụng gạc nóng/lạnh, máy tạo ẩm, máy xông hơi, khí dung cũng giúp thuyên giảm triệu chứng ngạt mũi hiệu quả:

Sử dụng tỏi mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng
Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả
  • Tỏi: Lấy 2-3 tép tỏi xay nát và trộn cùng 1 muỗng cafe mật ong. Sau đó, lấy tăm bông thấm hỗn hợp và bôi trực tiếp vào trong mũi. Khi cảm thấy mũi thông thoáng thì rửa sạch lại niêm mạc mũi với nước muối sinh lý. 
  • Gừng: Gừng và ngó sen xay nhuyễn cùng nhau và đắp dọc theo sống mũi trong khoảng 15 phút. Sau khi mũi thông thoáng và lưu thông dịch mủ, người bệnh nhẹ nhàng xì mũi để dịch thoát ra hoàn toàn.
  • Gạc nóng và gạc lạnh: Lấy một miếng gạc nóng đắp dọc sống mũi. Sau 3 phút thì thay thế bằng một miếng gạc lạnh và chỉ đắp tiếp trong 30 giây. Lặp lại thao tác này khoảng 3 lần liên tục. Bạn có thể thực hiện biện pháp này mỗi khi bị tắc nghẽn mũi.
  • Máy xông hơi: Nếu bạn có máy xông hơi sẵn, hãy mua các loại tinh dầu như bạch đàn, bạc hà…để xông mũi 2-3 lần/ngày. Tốt nhất là xông mũi và buổi sáng và buổi tối, khi vừa thức dậy và trước khi đi ngủ.

Các mẹo dân gian này chỉ có tác dụng thuyên giảm triệu chứng và hỗ trợ các phương pháp đông – tây y chữa bệnh hiệu quả hơn. Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng mẹo dân gian để điều trị thay thế hoàn toàn. Việc này có thể khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý quan trọng khi trị viêm xoang mũi

Quá trình điều trị và hồi phục sẽ diễn ra nhanh hơn nếu người bệnh kết hợp tốt với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý trong suốt thời kỳ bị viêm xoang
  • Kiêng hoàn toàn các thực phẩm gây dị ứng, thực phẩm cay nóng tích tụ nhiệt độc, đồ ăn ngọt hạn chế khả năng diệt khuẩn của hệ miễn dịch.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây có chứa nhiều vitamin C, E cũng như khoáng chất Selen, Kẽm.
  • Không hút thuốc và tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hóa, lông động vật.
  • Trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm siêu vi (cảm cúm, cảm lạnh). Trong quá trình điều trị phải luôn vệ sinh mũi họng sạch sẽ.
  • Nếu phát hiện bất thường trong cấu trúc mũi thì cần đến bệnh viện thăm khám và thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết.

Viêm xoang mũi là một trong những căn bệnh diễn tiến nhanh đến giai đoạn mãn tính nhất. Rất nhiều trường hợp không đáp ứng tốt với thuốc do phát hiện bệnh muộn. Vì vậy, nếu người bệnh nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo viêm xoang mũi, hãy đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

5/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?