Cắt túi mật nội soi có nguy hiểm không? Chi phí và quy trình

Bệnh sỏi mật là việc hình thành các viên sỏi ở túi mật. Một trong những phương pháp điều trị bệnh sỏi mật là cắt túi mật nội soi. Phương pháp này giúp loại bỏ nơi cư trú của sỏi, hiện đang được nhiều bệnh viện áp dụng trong điều trị bệnh sỏi mật.

Trường hợp phải cắt túi mật nội soi

Cắt túi mật nội soi là một trong những phương pháp điều trị bệnh sỏi mật và những biến chứng do bệnh sỏi mật gây ra.

Cắt túi mật nội soi là phương pháp điều trị bệnh sỏi mật
Cắt túi mật nội soi là phương pháp điều trị bệnh sỏi mật

Người bệnh sẽ được chỉ định cắt trong một số trường hợp sau:

  • Kích thước sỏi mật quá lớn (trên 25mm) và chiếm nhiều diện tích gây ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của túi mật và tích trữ dịch mật.
  • Các viên sỏi trong túi mật di chuyển gây tắc nghẽn đường ống dẫn mật.
  • Viêm túi mật cấp do sỏi.
  • Viêm tụy cấp do sỏi.
  • Người bệnh bị polyp túi mật.
  • Người bệnh bị sỏi mật kèm theo suy giảm miễn dịch.
  • Túi mật của người bệnh mất khả năng co bóp.
  • Vôi hóa thành túi mật.
  • Các cơn đau xảy ra liên tục và dữ dội.
  • Với những người đã từng phẫu thuật vùng bụng, hoặc có bệnh lý về tim, phổi không được khuyến khích sử dụng phương pháp này.

Cắt túi mật nội soi có nguy hiểm không?

Vậy cắt túi mật nội soi có nguy hiểm không? Đáp án là cắt túi mật nội soi KHÔNG NGUY HIỂM. Được biết, cắt túi mật nội soi là thủ thuật đơn giản và khá an toàn. Tuy nhiên, bệnh sỏi mật nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Việc cắt bỏ túi mật trong thời gian đầu người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau hạ sườn phải, trướng bụng, chán ăn hoặc chậm tiêu… Tuy nhiên sau một thời gian cơ thể thích ứng những triệu chứng này sẽ biến mất.

Cắt túi mật nội soi không nguy hiểm
Cắt túi mật nội soi không nguy hiểm

Thế nhưng, việc cắt túi mật vẫn có thể xảy ra một số rủi ro như:

  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Rò rỉ dịch mật
  • Chảy máu vết mổ
  • Hình thành các cục máu đông
  • Tổn thương gan, ruột
  • Viêm tụy cấp

Các biến chứng đều có thể xảy ra, tuy nhiên còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe tổng quát của bạn. Chính vì vậy người bệnh có thể yên tâm khi thực hiện phẫu thuật cắt túi mật nội soi.

Để đảm bảo, người bệnh nên tìm hiểu và chọn nhưng cơ sở y tế uy tín để thực hiện thủ thuật, tránh những tai nạn không đáng có.

Quy trình cắt túi mật nội soi

Cắt túi mật nội soi là phương pháp điều trị bệnh sỏi mật. Đây là phương pháp đang được nhiều bệnh viện sử dụng với nhiều tính ưu Việt, ít biến chứng. Quy trình thực hiện cắt túi mật cũng khá đơn giản. Mặc dù vậy người bệnh vẫn nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để phẫu thuật đạt kết quả tốt nhất.

Cắt túi mật nội soi là phương pháp giảm thiểu tối đa việc xâm lấn
Cắt túi mật nội soi là phương pháp giảm thiểu tối đa việc xâm lấn

Chuẩn bị gì trước khi cắt túi mật nội soi?

Trước khi thực hiện, người bệnh cần thực hiện và tuân thủ một số điều dưới đây để phẫu thuật đạt kết quả tốt nhất:

  • Siêu âm: Đây là phương pháp để bác sĩ phát hiện sỏi và quan sát tình trạng ống mật có giãn hay rách không.
    Xét nghiệm máu: Đây là cách kiểm tra tình trạng hoạt động của gan.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng: Nếu bạn được chẩn đoán sỏi làm tắc ống mật, muốn loại bỏ sỏi, hoặc nới rộng ống mật để sỏi tự thoát ra ngoài sẽ được chỉ định là nội soi mật tụy ngược dòng.
  • Tiêm kháng sinh: Giúp làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn trong và sau quá trình phẫu thuật.
  • Không được ăn uống bất cứ thứ gì 8 tiếng trước khi phẫu thuật: Việc này đảm bảo dạ dày và ruột của bạn trống rỗng trong quá trình phẫu thuật, tránh trường hợp trào ngược. Trong thời gian diễn ra phẫu thuật bạn sẽ được truyền chất dinh dưỡng nên không cần quá lo lắng.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Trước khi phẫu thuật bạn nên tắm rửa, đảm bảo cơ thể luôn sạch sẽ. Ngoài ra, trước khi bạn lên bàn mổ, các y tá cũng sẽ sát trùng chỗ mổ bằng thuốc Povidine.
  • Không hút thuốc lá.
  • Thông báo cho bác sĩ điều trị nếu bạn đang sử dụng vitamin, hoặc thuốc chống đông, chống viêm…

Quy trình cắt túi mật nội soi

Cắt túi mật nội soi diễn ra nhanh chóng và ít gây biến chứng hậu phẫu. Chính vì vậy, phương pháp này được nhiều người bệnh lựa chọn.

Quy trình cắt túi mật nội soi như sau:

  • Đầu tiên, trước khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ gây mê toàn thân, người bệnh rơi vào trạng thái ngủ sâu.
  • Tiếp đến, bác sĩ sẽ thực hiện rạch 3-4 vết mổ nhỏ trên bụng của bệnh nhân. Trong các vết mổ sẽ có 1 vết mổ dài khoảng 2-3cm tại phần rốn. Các vết mổ khác ở vị trí xung quanh và có kích thước tầm 1cm.
  • Bác sĩ sẽ luồn một chiếc bơm kim vào bụng bệnh nhân qua vết mổ ở rốn. Sau đó bơm khí CO2 vào, thổi phồng phần bụng. Việc này nhằm mục đích quan sát chi tiết hình ảnh nội tạng bên trong qua màn hình.
  • Tại một vết mổ khác sẽ luồn một cái ống có gắn máy quay. Máy quay sẽ ghi lại những hình ảnh nội tạng bên trong bụng và phản chiếu lên màn hình. Qua đây bác sĩ sẽ quan sát và dùng các dụng cụ phẫu thuật để cắt túi mật, hoặc lấy sỏi mật ra ngoài.
  • Sau khi thực hiện cắt túi mật, bác sĩ sẽ đưa túi mật ra ngoài bằng một vết mổ khác.
  • Cuối cùng, sau khi đưa túi mật ra ngoài, khí CO2 trong bụng cũng sẽ thoát ra bằng đường ống nội soi. Bác sĩ khâu lại các vết mổ.
  • Bệnh nhân được đưa đến phòng hồi sức. Thông thường thời gian thực hiện mổ nội soi sỏi mật rơi vào khoảng 60-90 phút.

[pr_middle_post]

Cắt túi mật nội soi tuy đơn giản nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng
Cắt túi mật nội soi tuy đơn giản nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng

Ở một số trường hợp, khi chụp X quang, nếu bác sĩ thấy sỏi ở ống mật chủ sẽ thực hiện thêm biện pháp để lấy toàn bộ sỏi ra ngoài.

Ngoài ra, nếu trong quá trình phẫu thuật, người bệnh gặp tình trạng túi mật phù nề, chấn thương mạch máu, thành túi mật dày, hoặc túi mật quá lớn, không thể lấy qua vết mổ thì bắt buộc phải chuyển sang mổ hở.

Ưu điểm của phương pháp cắt túi mật nội soi

  • Ít xâm lấn: Cắt túi mật nội soi bác sĩ chỉ rạch 4 vết mổ nhỏ trên bụng bệnh nhân. Giảm thiểu tối đa việc xâm lấn. Đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.
  • Các cơn đau ít hơn: Cắt túi mật nội soi giúp người bệnh giảm thiểu tối đa các cơn đau.
  • Sau phẫu thuật vài tiếng, người bệnh có thể xuất viện nếu không có triệu chứng nghiêm trọng.
  • Quá trình hồi phục nhanh hơn, ít gây biến chứng.

Biến chứng sau phẫu thuật

Sau khi cắt túi mật nội soi có thể xảy ra biến chứng như:

  • Đau sau khi mổ: Đây là tác dụng phụ của thuốc gây mê và cũng là biến chứng thường gặp nhất sau khi thực hiện mổ sỏi mật. Về vấn đề này, trong 2 ngày đầu người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Biến chứng này sẽ dần dần biến mất trong khoảng 1 tuần đầu.
  • Buồn nôn hoặc nôn ói: Trong một số trường hợp, bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ bị buồn nôn, thậm chí là nôn ói. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc chống nôn trước khi phẫu thuật để khắc phục tình trạng này. Nếu sau phẫu thuật, có thể được chỉ định tiêm gây tê tại các vết mổ.
  • Nhiễm trùng: Đây là biến chứng có nguy cơ xảy ra khá cao. Tuy nhiên trường hợp xảy ra lại rất ít.
  • Hội chứng sau cắt túi mật nội soi: Người bệnh có thể gặp phải một số hội chứng sau cắt túi mật như tiêu chảy mãn tính, viêm đại tràng,…
  • Sỏi mật vẫn còn sót lại: Biến chứng này xảy ra khá ít, chỉ chiếm khoảng 6%.
  • Ống mật bị tổn thương: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất sau phẫu thuật mổ sỏi mật. Nếu ống mật bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng rò rỉ dịch mật, thậm chí rách ống mật dẫn đến tổn thương gan.
  • Chảy máu ổ bụng.
  • Viêm phổi.

Chi phí cắt túi mật nội soi? Nên mổ ở đâu tốt?

Cắt túi mật nội soi chi phí bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo đó, tùy thuộc vào từng cơ sở y tế mà chi phí phẫu thuật sẽ khác nhau.

Thông thường chi phí cho việc cắt túi mật nội soi sẽ rơi vào khoảng 5-7 triệu đồng. Đây là mức phí chưa bao gồm tiền giường bệnh, tiền thuốc, tiền tiêu hao,… Nếu bạn có BHYT, mức giá này có thể giảm xuống. Trung bình một ca phẫu thuật nội soi cắt túi mật sẽ mất khoảng 10-15 triệu đồng.

Để biết chi tiết về chi phí cũng như các yêu cầu khi cắt túi mật nội soi người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Người bệnh có thể yên tâm chọn Bệnh viện Bạch Mai để thực hiện phẫu thuật
Người bệnh có thể yên tâm chọn Bệnh viện Bạch Mai để thực hiện phẫu thuật

Một số bệnh viện thực hiện cắt túi mật nội soi như:

Tại miền Bắc

Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3869 3731
  • Đường dây nóng: 0969 851 616
  • Gọi điện tư vấn khám chữa bệnh bởi các bác sĩ chuyên khoa: 1900.575.758
  • Website: http://www.bachmai.gov.vn
  • Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7 và Chủ nhật người bệnh có thể chọn khoa Khám bệnh theo yêu cầu. (Sáng: 6h30 – 12h00; Chiều: 13h30 – 18h00).

Bệnh viện TW quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội
  • Điện thoại: 069 572 400
  • Đường dây nóng: 0967751616
  • Website: https://www.benhvien108.vn/
  • Thời gian: 7h00 – 17h30 (thứ 2 – thứ 7)

Bệnh viện Xanh pôn

  • Địa chỉ: 12 Chu Văn An – Ba Đình – Hà Nội
  • Điện thoại: 098 241 4127; 04 3823 3075
  • Website: https://bvxanhpon.vn/
  • Thời gian: Từ thứ 2 – thứ 6 (Sáng: 7h30 – 11h00; Chiều: 13h – 17h00). Khám ngoài giờ (Thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ): 8h00 – 21h00.

Bệnh viện Việt Đức

  • Địa chỉ: 40 Phố Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội – Việt Nam
  • Điện thoại: 04 3825 3531
  • Đường dây nóng: 0967 991 616
  • Website: http://benhvienvietduc.org/
  • Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 (Sáng: 7:00 – 12:00; Chiều: 13:30 – 16:00).

Bệnh viện 103

  • Địa chỉ: 261 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội
  • Điện thoại: 0967 811 616
  • Website: http://www.benhvien103.vn/
  • Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 (Sáng: 6:00 – 12:00; Chiều: 13:30 – 16:30). Khám bệnh theo yêu cầu từ thứ 2 – Chủ nhật ( Sáng: 6:00 – 12:00; Chiều: 13:30 – 16:30).

Tại miền Trung

Bệnh viện TW Huế

  • Địa chỉ: 16 Lê Lợi – TP Huế
  • Điện thoại: +84 – 234 – 3822325
  • Website: http://www.bvtwhue.com.vn/
  • Thời gian: Từ thứ 2 – thứ 6 (7:00 – 17:00).
Tại miền Trung, bệnh viện TW Huế là địa chỉ tin cậy để cắt túi mật nội soi
Tại miền Trung, bệnh viện TW Huế là địa chỉ tin cậy để cắt túi mật nội soi

Tại miền Nam

Bệnh viện Bình Dân

  • Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ – Phường 4 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh
  • Khu kỹ thuật cao: 326 – 328 Điện Biên Phủ – Phường 11 – Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 3839 4747
  • Website: http://bvbinhdan.com.vn/
  • Thời gian: Từ thứ 2 – thứ 6 ( Sáng: 06:00 – 11:30; Chiều: 13:00 – 16:00).

Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ:
  • Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP.HCM – SĐT 84.8385.54269
  • Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, TP.HCM – SĐT 84.8395.55548
  • Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận, TP.HCM – SĐT 84.8 384.51889
  • Điện thoại: 08.5405.1010 – 08.3952.5353
  • Website: http://www.bvdaihoc.com.vn/
  • Thời gian: Từ thứ 2 – thứ 7 (6:30 – 16:30).

Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – Tp. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (84-028) 3855 4137 – (84-028) 3855 4138
  • Website: http://www.choray.vn/
  • Thời gian: Từ thứ 2- thứ 6 (7:00 – 16:00). Thứ Bảy (7:00-11:00)

Cắt túi mật nội soi cần lưu ý những gì?

Người bệnh khi được chỉ định cắt túi mật nội soi nên tuân thủ các yêu cầu như: Xét nghiệm máu, chụp X quang, vệ sinh thân thể sạch sẽ, không ăn uống trước 8 tiếng trước khi phẫu thuật.

Ngoài ra, sau khi thực hiện phẫu thuật, nếu người bệnh thấy các triệu chứng sau cần liên hệ ngay với bác sĩ để tìm cách giải quyết:

  • Sốt cao liên tục và trên 39 độ
  • Chảy mủ, máu vết mổ
  • Đau liên tục và không thuyên giảm khi dùng thuốc
  • Ổ bụng sưng đau
  • Buồn nôn và nôn ói liên tục
  • Không thể ăn uống
  • Khó thở hoặc ho dai dẳng
  • Luôn cảm thấy ớn lạnh
Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả sau khi phẫu thuật
Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả sau khi phẫu thuật

Sau khi cắt túi mật nên ăn gì?

Sau khi cắt bỏ túi mật, người bệnh sẽ cảm thấy đau trong thời gian đầu, tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất. Tỉnh lại sau khi gây mê, người bệnh sỏi mật nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp. Về lâu dài, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, các loại hoa quả
  • Nên ăn uống nhẹ nhàng và chọn thực phẩm dễ tiêu
  • Chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no
  • Bổ sung chất béo tốt từ dầu oliu, dầu đậu nành,…
  • Bổ sung các loại vitamin như D, K, A, E
  • Uống sữa ít béo, tách béo

Cần kiêng gì sau phẫu thuật?

  • Hạn chế ăn các thức ăn nhiều cholesterol
  • Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt hộp,…
  • Hạn chế thực phẩm tinh bột tinh chế, nhiều đường như bánh ngọt tráng miệng, đồ ăn vặt,…
  • Hạn chế chất thịt đỏ, đồ ăn nhiều chất béo, thực phẩm giàu cholesterol, nội tạng động vật,…
  • Không uống các loại nước nhiều chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà, đồ uống có gas…
  • Không nên ăn các loại gia vị dễ gây kích thích như chanh, tỏi, ớt, cà muối, dưa muối,…

Ngoài xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh kết hợp tập luyện thể dục. Vận động thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cắt túi mật nội soi có nguy hiểm hay không. Nếu bạn đang phân vân nên đến các bệnh viện để được thăm khám kỹ hơn và chọn cho mình được một phương pháp điều trị thích hợp. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt!

5/5 - (11 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?