Bí quyết ăn “thả ga” mà vẫn kiểm soát được bệnh Tiểu đường trong dịp Tết

Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người trong gia đình sum vầy, quây quần bên nhau. Lẽ dĩ nhiên là không thể thiếu những món ăn ngon, mâm cỗ đầy, những hoạt động chúc mừng năm mới, vui chơi giải trí đa dạng. Tuy nhiên, điều này có thể làm thay đổi nếp sống lành mạnh của những người bị tiểu đường khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng ngày Tết của người bị tiểu đường

Mâm cơm ngày Tết thường nhiều món ăn đặc sắc và giàu dinh dưỡng hơn ngày thường. Nhưng việc ăn quá nhiều món ăn bổ béo không hề tốt đối với người bị tiểu đường, có thể khiến lượng đường huyết bị tăng cao đột ngột. Bệnh nhân nên tính toán và xây dựng trước chế độ thực đơn dinh dưỡng trong ngày Tết. Chú ý hạn chế và bổ sung thêm những thực phẩm sau đây. 

1. Người bị tiểu đường không nên ăn gì trong ngày Tết?

Hầu hết các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột xấu cần được loại bỏ trong chế độ dinh dưỡng của người bị tiểu đường. Bởi bệnh nhân có khả năng kháng insulin cao dẫn đến rối loạn chuyển hóa lượng đường trong máu. Từ đó gia tăng các bệnh về tim mạch, gây tổn thương ở các cơ quan mắt, thận, thần kinh và có nguy cơ đột quỵ cao.

Thực phẩm người bị tiểu đường nên kiêng trong dịp Tết
Thực phẩm người bị tiểu đường nên kiêng trong dịp Tết

Người bệnh bị tiểu đường cần kiêng những thực phẩm sau trong dịp Tết:

Đồ nếp

Các món ăn chế biến từ gạo nếp có chỉ số đường huyết GI cao, vì vậy khi bạn dung nạp thực phẩm như bánh chưng, xôi, bánh nếp sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Theo các chuyên gia, người bị bệnh tiểu đường có thể ăn đồ nếp nhưng chỉ nên ăn với lượng rất ít và cần chia nhỏ các bữa ăn, ăn kèm rau xanh, salad để giảm đường cho cơ thể.

Chất gluxit (đường bột) 

Chất đường bột cũng là nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu tăng lên và gây rối loạn chuyển hóa. Vậy nên chế độ ăn của người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế thực phẩm chứa gluxit như: Bánh đa, miến, bánh chưng, bún, phở, cơm trắng…, thay vào đó, bạn nên bổ sung gluxit dưới dạng hạt và khoai củ. Chú ý tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên ở khoảng 50 – 60% tổng số năng lượng mỗi khẩu phần ăn của người bệnh. 

Đồ ngọt

Ăn nhiều đồ ngọt là một trong các lý do bị bệnh tiểu đường. Khi bạn dung nạp các loại đồ ngọt vào cơ thể sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao, làm tăng khả năng mắc bệnh. Mặc dù vậy, bạn không nên loại bỏ hoàn toàn đồ ngọt ra khỏi thực đơn hàng ngày, thay vào đó cần hạn chế ăn hoặc ăn các thực phẩm ít đường. Trong ngày tết, các loại bánh kẹo nhiều đường, mứt sấy, hoa quả sấy… được ưa chuộng, tuy nhiên với người bị tiểu đường nên tránh xa.

Đồ nhiều dầu mỡ

Các món ăn chế biến từ nội tạng động vật, ngô chiên, khoai rán, thịt nấu đông, thịt kho tàu, thịt hun khói…  không tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường. Thực phẩm này khiến cho hàm lượng calo trong máu tăng cao, việc kiểm soát lượng đường của cơ thể kém và tăng khả năng bị viêm. Đối với người bị tiểu đường, đồ ăn dầu mỡ khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng và khó điều trị.

Thực phẩm nhiều giàu mỡ không tốt cho bệnh tiểu đường
Thực phẩm nhiều giàu mỡ không tốt cho bệnh tiểu đường

Thịt đỏ

Thịt đỏ có thể làm tăng 25 – 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò có chứa hàm lượng lớn chất béo bão hòa và không bão hòa, khiến cho tình trạng thừa cân, béo phì tăng cao, vì vậy khiến cho bệnh chuyển biến xấu hơn. Đồng thời thịt đỏ làm xuất hiện các bệnh lý khác như cao huyết áp, rối loạn chức năng tim mạch.

Thực phẩm nhiều muối

Dù muối không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhưng nó lại làm xuất hiện tình trạng cao huyết áp và gây tăng cân. Ăn các món ăn chứa nhiều muối khiến insulin hoạt động kém hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều muối trong mâm cơm ngày tết.

Đồ uống có cồn và ga

Các loại đồ uống như rượu, bia, nước ngọt có ga sẽ khiến tác động xấu đến đường huyết cũng như các hormone cân bằng đường huyết trong máu. Sử dụng nhiều thức uống này làm giảm hiệu quả của insulin và tăng lượng đường trong máu. Vậy nên dù ngày tết mọi người tụ tập và dùng rượu bia nhiều nhưng nếu đang bị tiểu đường, bạn không nên sử dụng các thức uống này.

Một số loại trái cây

Các loại quả như: Mít, sầu riêng, dứa chín, xoài chín, chuối chín, vải, nhãn,… có hại cho bệnh nhân tiểu đường. Nhóm trái cây này có chứa lượng đường cao, làm tăng đường huyết và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Hầu hết những thực phẩm này đều là món ăn quen thuộc trên mâm cỗ Tết cổ truyền. Việc kiêng khem quá nhiều có thể khiến người bệnh gặp stress, mất đi niềm vui, sự phấn khởi trong những ngày đầu của năm mới. 

Nhưng bạn không cần quá lo lắng vì chế độ dinh dưỡng tốt nhất dành cho người bị tiểu đường không phải là loại bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm trên. Bạn chỉ cần khống chế khẩu phần ăn và kết hợp cùng nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe. 

2. Người bị tiểu đường nên ăn gì trong ngày Tết?

Người bị tiểu đường nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, sử dụng vừa phải nhóm thực phẩm chứa đạm, chất béo không bão hòa…để tránh đường huyết giảm đột ngột và có đủ năng lượng trong quá trình điều trị bệnh. Trong dịp Tết, người bệnh có thể sử dụng nhóm thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm người bị tiểu đường nên ăn trong ngày Tết
Thực phẩm người bị tiểu đường nên ăn trong ngày Tết
  • Các món ăn chế biến từ thịt đỏ: giò, chả, nộm, nem…cần được ăn ở mức vừa phải.
  • Các món ăn chế biến từ thịt gia cầm: gà, ngan, ngỗng, vịt…nên chế biến theo phương pháp luộc, hấp, hầm. Hạn chế dùng phương pháp nướng, chiên rán, xào nhiều dầu mỡ.
  • Các loại hải sản: tôm, cua, cá, mực, ghẹ…đều có thể thoải mái tiêu thụ. Người bệnh nên tăng cường loại hải sản chứa nhiều axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ…để hạn chế cholesterol xấu, cải thiện khả năng kháng insulin bên trong cơ thể.
  • Các món ăn từ rau xanh: người bệnh có thể thoải mái ăn tất cả các món được chế biến từ rau xanh để cân bằng dinh dưỡng.
  • Hoa quả: cam, quýt, dâu tây, bưởi…chứa nhiều vitamin C, giúp cân bằng khẩu vị và phòng ngừa 
  • Đồ uống: nước ép trái cây dùng cùng đường ăn kiêng, sữa chua không đường hoặc ít đường, các loại trà thảo mộc, trà hoa, trà xanh tốt cho đường huyết và tim mạch. 
  • Các loại quả hạch: bạn có thể thoải mái sử dụng các loại hạt khô như hạt dẻ, quả óc chó, hạt mắc ca, hạt dẻ cười, hướng dương…

Lưu ý về chế độ sinh hoạt ngày Tết của người bị tiểu đường

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì chế độ sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hạn chế lượng đường huyết tăng cao và ngăn chặn nguy cơ bị biến chứng, khiến bệnh nhân phải nhập viện trong ngày Tết. Người bệnh cần ghi nhớ những điều sau:

Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết ổn định
Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết ổn định
  • Uống thuốc đầy đủ: hãy nhớ uống thuốc đều đặn như thường ngày để đường huyết luôn được ổn định. Khi đi ra ngoài du xuân, bạn hãy chuẩn bị sẵn một túi thuốc nhỏ và đặt đồng hồ báo giờ uống thuốc để tránh quên.
  • Duy trì chế độ tập luyện thường ngày: chế độ tập luyện rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường. Hãy duy trì việc đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc thay thế bằng các công việc như dọn dẹp nhà cửa…
  • Không thức khuya, ngủ muộn: mặc dù Tết rất bận rộn nhưng người bệnh vẫn nên dành một khoảng thời gian từ 7-8 tiếng mỗi ngày để nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Tuyệt đối không nên bỏ bữa: Người bị bệnh tiểu đường thường bỏ bữa để giảm calo, tuy nhiên điều này khiến họ ăn vặt nhiều hơn và có thể ăn quá nhiều vào các bữa tiếp sau. Vì vậy bạn cần duy trì thói quen ăn đúng giờ, đủ bữa. Việc bỏ bữa là nguyên nhân gây nên hiện tượng hạ đường huyết và các triệu chứng khó chịu như: Chóng mặt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi lạnh,…
  • Lựa chọn đường tự nhiên: Thay vì dung nạp đường nhân tạo, bạn nên sử dụng đường tự nhiên có chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ. Đường trong các loại trái cây giúp giảm cảm giác thèm đường, giữ cho lượng đường huyết ổn định hơn.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích: Việc uống nhiều rượu bia có thể làm giảm nồng độ nhạy cảm của cơ thể với Insulin và làm tăng đường huyết, gây nên bệnh tiểu đường không kiểm soát. Người bệnh chỉ nên uống tối đa 30ml rượu mỗi ngày.
  • Người bệnh cần chú ý chăm sóc đôi bàn chân cẩn thận, bảo vệ chân với giày và tất.
  • Tránh mang vác vật nặng, làm việc quá sức hay chạy bộ trong thời gian dài.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh tiểu đường đảm bảo sức khỏe, không gặp phải các biến chứng nguy hiểm cũng như trải qua một cái Tết trọn vẹn niềm vui. Chúc bạn và gia đình một năm mới an khang, thịnh vượng!

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?