Bệnh tiểu đường rối loạn chuyển hóa là gì, điều trị như thế nào?

Bệnh tiểu đường rối loạn chuyển hóa là một hội chứng chuyển hóa do cơ thể đề kháng với insulin. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều người hiểu rõ về vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc bệnh tiểu đường rối loạn là gì, điều trị như thế nào.

Bệnh tiểu đường rối loạn chuyển hóa là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường rối loạn chuyển hóa là một nhóm các nguy cơ bao gồm huyết áp cao, mỡ bụng, lượng đường huyết và cholesterol tăng cao,… Tất cả những dấu hiệu này đồng thời xảy ra trong cơ thể, gây ra những nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường tuýp 2, tim mạch, đột quỵ.

Bệnh rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường thường gây ra những tình trạng như:

  • Rối loạn vận động thực quản: Người bệnh có thể gặp phải vác vấn đề như khó nuốt, dễ bị nghẹn, cảm giác đau tức ngực, nóng ở ngực do trào ngược dạ dày thực quản.
  • Liệt dạ dày: Đây cũng là một dạng thường gặp của bệnh tiểu đường rối loạn. Người bệnh gặp phải tình trạng rối loạn này sẽ có những triệu chứng như buồn nôn, nôn, nhanh no, chán ăn…
  • Biến chứng ở ruột: Tiểu đường rối loạn chuyển hóa có thể gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng. Bệnh nhân sẽ có thói quen đi ngoài nhiều lần vào ban đêm và ban ngày. Ngoài những đợt đi ngoài phân lỏng, người bệnh có thể gặp phải cả chứng táo bón.
  • Túi mật và đường mật: Với những bệnh nhân bị tiểu đường lâu ngày, lượng đường trong máu tăng cao và thì khả năng co bóp túi mật bị suy giảm khiến cho mật bị ứ lại không tiết hết xuống ruột. Điều này khiến khả năng tiêu hóa thức ăn bị kém và dễ hình thành sỏi túi mật.
  • Đại tràng: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 thường có nguy cơ bị táo bón và đau vùng bụng dưới nhiều hơn người khác 25%.
Bệnh tiểu đường rối loạn chuyển hóa là một nhóm các nguy cơ bao gồm huyết áp cao, mỡ bụng...
Bệnh tiểu đường rối loạn chuyển hóa là một nhóm các nguy cơ bao gồm huyết áp cao, mỡ bụng…

Triệu chứng thường gặp của rối loạn chuyển hóa

Khi bị rối loạn chuyển hóa do tiểu đường, người bệnh thường gặp phải những triệu chứng như:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Người lờ đờ
  • Miệng khô, khát nước
  • Vàng da
  • Vòng eo lớn bất thường
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Lên cơn co giật

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường rối loạn chuyển hóa có thể khác nhau tùy vào tình trạng bệnh của bạn. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kể trên. Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trước khi bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Những yếu tố nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa

Bệnh tiểu đường rối loạn chuyển hóa có liên quan đến bệnh béo phì. Ngoài ra một số yếu tố quan trọng khác có thể dẫn tới tình trạng này đó là do cơ thể kháng insulin – hormone được tạo ra bởi tuyến tụy, có chức năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ở những người bị kháng insulin, các tế bào trong cơ thể sẽ phản ứng bất thường insulin. Vì vậy người bệnh sẽ không thể nạp được glucose. Khiến cho lượng đường trong máu tăng ngay cả khi cơ thể cố gắng tiết ra nhiều insulin để làm giảm lượng đường huyết.

Bệnh tiểu đường rối loạn chuyển hóa có liên quan đến bệnh béo phì và nhiều nguyên nhân khác
Bệnh tiểu đường rối loạn chuyển hóa có liên quan đến bệnh béo phì và nhiều nguyên nhân khác

Bên cạnh nguyên nhân trên, còn rất nhiều yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rối loạn.

  • Tuổi tác: Những người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc chứng rối loạn chuyển hóa càng cao.
  • Béo phì: Nếu bạn có chỉ số BMI > 23 và kích thước vòng bụng tăng bất thường cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn chuyển hóa.
  • Các bệnh ký khác: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rối loạn chuyển hóa sẽ cao hơn nếu bạn từng bị những bệnh lý khác như: Gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, hội chứng ngưng thở khi ngủ, buồng trứng đa nang.

[pr_middle_post]

Điều trị tiểu đường rối loạn chuyển hóa như thế nào?

Để điều trị bệnh tiểu đường rối loạn bạn cần phải tập trung vào việc giải quyết trong từng nhóm nguy cơ.

Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Một trong những cách điều trị đầu tiên mà bác sĩ đều xuất đó là phải thay đổi lại lối sống sinh hoạt, tạo dựng thói quen lành mạnh để loại bỏ những yếu tố gây rủi ro cho sức khỏe.

Dưới đây là một vài vấn đề trong lối sống sinh hoạt mà bạn nên thực hiện:

  • Tập thể dục thường xuyên: Đây là một giải pháp tuyệt vời giúp bạn nâng cao sức khỏe của mình. Việc thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày sẽ giúp điều hòa huyết áp, kháng insulin hoặc mức cholesterol cao.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cải thiện được tình trạng cao huyết áp, nồng độ cholesterol và tình trạng kháng insulin của bạn.
  • Giảm cân: Các chuyên gia cho biết, khi giảm 7-10% trọng lượng của cơ thể sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và tim mạch.
  • Hạn chế căng thẳng mệt mỏi: Bạn cũng nên nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, có thể thiền định hoặc yoga để kiểm soát sự căng thẳng của bản thân. Việc thức khuya, căng thẳng, stress sẽ làm cho sức khỏe của bạn bị suy giảm.

Sử dụng thuốc điều trị

Trong một vài trường hợp, bạn sẽ cần phải sử dụng thêm cả thuốc điều trị tiểu đường rối loạn chuyển hóa. Một số có thể để đến như:

  • Thuốc cao huyết áp: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (Cozaar và Diovan), thuốc ức chế men chuyển (Capoten và Vasotec), thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc cholesterol: Bao gồm các loại thuốc niacin (Niaspan, Niacor và Nicolar), statin (Lescol, Crestor, Lipitor, Pravachol, Mevacor và Zocor), nhựa axit mật (như Questran và Colestid).
  • Thuốc trị tiểu đường: Loại thuốc này có thể sử dụng trong trường hợp cơ thể không dung nạp glucose, bao gồm: pioglitazone (Actos), metformin (Glucophage) và rosiglitazone (Avandia).
  • Aspirin liều thấp: Thuốc này giúp làm giảm các cơn đau tim hoặc đột quỵ. Nó thích hợp sử dụng cho những người bị “prothrombotic” hoặc dễ xuất hiện các cục máu đông.
Thuốc Tây điều trị tiểu đường hiệu quả
Thuốc Tây điều trị tiểu đường hiệu quả

Điều trị bằng thuốc Đông y

Người bệnh bị tiểu đường rối loạn có thể điều trị bằng các bài thuốc Đông y như sau:

Bài thuốc thể ứ huyết

Nguyên liệu: Ngũ kinh chi 15g, đương quy 12g, xuyên khung, đào nhân, đan bì, diên hồ sách, hồng hoa, xích thược, chỉ xác mỗi loại 9g, ô dược 6g.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc với 1 lít nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa đến khi nước cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
  • Chia đều thuốc để uống trong ngày.
  • Kiên trì sử dụng đều đặn trong khoảng 3 tuần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bài thuốc thể thận âm suy

Nguyên liệu: Hoàng sơn dược 30g, sinh địa 15g, phục, trách tả, nữ trinh tử mỗi loại 12g, đan bì 9g.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào sắc với 700mi nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp.
  • Gạn lấy nước chia đều và uống trong ngày.
  • Sử dụng liên tục trong vòng 3 tuần để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Bài thuốc thể phế táo vị nhiệt

Nguyên liệu: Sinh thạch cao 60g, sinh địa 30g, sa sâm, đẳng sâm, ngọc trúc mỗi loại loại 15g, mạch môn 12g, cam thoải 6g.

Cách thực hiện:

  • Bạn cho sinh thạch cao vào sắc trước với 600ml nước.
  • Sau khi nước sôi cho thêm những nguyên liệu còn lại vào đun sôi nhỏ lửa, đến khi cạn còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp.
  • Gạn lấy nước để uống trong ngày.
  • Thực hiện bài thuốc trên liên tục trong vòng 3 tuần để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Các bài thuốc đông y giúp điều trị bệnh từ tận gốc rễ
Các bài thuốc đông y giúp điều trị bệnh từ tận gốc rễ

Bài thuốc thể trường vị hỏa uất

Nguyên liệu: Huyền sâm, thiên hoa phấn, mạch môn, sinh địa mỗi loại 32g, hoàng liên 10g.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi đun với 600ml nước.
  • Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
  • Chia để thuốc và uống dần trong ngày.
  • Kiên trì sử dụng bài thuốc trên trong vòng 3 tuần sẽ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Thăm khám, điều trị tiểu đường rối loạn ở đâu tốt nhất

Một số bệnh viện lớn chuyên điều trị các bệnh nội tiết, tiểu đường tại Hà Nội và TP.HCM, người bệnh có thể tham khảo:

Bệnh viện Nội tiết Trung Ương

Bệnh viện nội tiết Trung ương được biết đến là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của cả nước về điều trị các bệnh lý Nội tiết. Với đội ngũ chuyên gia bác sĩ đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm, bệnh viện đã thành công điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân bị tiểu đường trên cả nước.

  • Địa chỉ:  Cơ sở Tứ Hiệp: Đường Nguyễn Bồ (ngõ 215 Ngọc Hồi)- Tứ Hiệp – Thanh Trì- Hà Nội. Cơ sở Thái Thịnh: Số 80 ngõ 82 Yên Lãng – Đống Đa – Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Từ 6 giờ – 17 giờ thứ 2 – 6. Riêng thứ 7, chủ nhật từ 7h30 – 12h.

Bệnh viện Bạch Mai

Đây cũng là một địa chỉ uy tín trong việc thăm khám và điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh viện quy tụ nhiều bác sĩ giỏi hàng đầu cả nước. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám.

  • Địa chỉ liên hệ: Phòng khám số 1 ở Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại tới số 024 3574 7788

Bệnh viện trung ương Quân đội 108

Bệnh viện trung ương Quân đội 108 có thế mạnh điều trị các bệnh về nội tiết và rối loạn chuyển hóa như tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid, các bệnh tuyến yên, tuyến giáp,… Bệnh viện khá đông nên bạn cần đến khám sớm để tránh thời gian chờ đợi nhé.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là địa chỉ khám chữa bệnh nội tiết tiểu đường hiệu quả
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là địa chỉ khám chữa bệnh nội tiết tiểu đường hiệu quả
  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 069. 572400

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Bệnh viện Đại học y dược Tp.HCM là nơi đào tạo các khóa sinh viên bác sĩ nhân viên hàng đầu của khu vực Sài Gòn. Tại đây tập trung nhiều bác sĩ đầu ngành có chuyên môn cao. Vì thế nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ khám chữa bệnh tiểu đường uy tín tại khu vực phía nam thì bệnh viện Đại học y dược TP.HCM là một lựa chọn hợp lý dành cho bạn.

  • Địa chỉ: Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM. Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. HCM. 
  • Điện thoại: 028 3855 4269/028 3955 5548
  • Thời gian làm việc: Từ 6h30 – 16h30 T2 – T6, riêng T7 từ 6h30 – 12h

Bệnh viện Nhân dân 115

Khoa Nội tiết bệnh viện Nhân dân 115 cũng là địa chỉ khám chữa tiểu đường uy tín mà bạn có thể tham khảo. Ngoài việc thăm khám và điều trị bệnh, khoa Nội tiết còn có hoạt động tư vấn cho bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt khoa đã áp dụng được kỹ thuật hút áp lực âm để tăng hiệu quả điều trị biến chứng bàn chân.

  • Địa chỉ: Khu B – Tầng trệt – Khoa Nội tiết – Bệnh viện Nhân Dân 115
  • Điện thoại 028 3865 4249
  • Thời gian làm việc: Từ 7h – 16h30 thứ 2 – thứ 6. Thứ 7, chủ nhật và ngoài giờ đều có người trực 24/24.

Bệnh tiểu đường rối loạn chuyển hóa ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó để kiểm soát tốt được vấn đề này bạn cần chủ động đi thăm khám sức khỏe 6 tháng/lần để phòng ngừa và điều trị bệnh

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?