Bé Bị Ho Sổ Mũi Uống Thuốc Gì? Điều Trị Ra Sao?

Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì tốt là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều phụ huynh. Ho sổ mũi là các triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ và cần được điều trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bố mẹ bé bị ho sổ mũi nên uống thuốc gì và lưu ý khi điều trị. 

Nguyên nhân bé bị ho sổ mũi

Ho, sổ mũi là phản xạ thường gặp của trẻ nhỏ khi gặp những dị nguyên từ môi trường, thời tiết hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khi trẻ bị sổ mũi, ho:

Mắc các bệnh về mũi họng

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ thường yếu và có sức đề kháng kém hơn người lớn. Vì thế, khi gặp điều kiện thuận lợi như hóa chất, bụi bẩn, thời tiết thay đổi, cơ thể sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công, xâm nhập. Từ đó gây ra các bệnh lý như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi…

Ho sổ mũi ở trẻ nhỏ là triệu chứng của các bệnh hô hấp
Ho sổ mũi ở trẻ nhỏ là triệu chứng của các bệnh về hô hấp

Đây là các căn bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ nhỏ. Các bệnh lý này sẽ gây ra triệu chứng ho khan, ho có đờm, sổ mũi, ho… Tình trạng này kéo dài và không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Trẻ gặp vấn đề ở thanh quản, phổi

Tình trạng ho, sổ mũi kéo dài kèm theo triệu chứng mất giọng, khàn giọng có khả năng trẻ mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do vi khuẩn, virus tấn công vào hệ hô hấp hoặc do virus cảm cúm làm ảnh hưởng đến thanh quản, phổi. Chính vì thế, khi trẻ có các dấu hiệu trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm.

Trẻ bị dị ứng

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và sức đề kháng rất yếu. Khi tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài như bụi bẩn, khói thuốc, lông động vật, phấn hoa có nguy cơ bị dị ứng cao. Tình trạng này không chỉ khiến trẻ bị ho, sổ mũi mà còn có thể xuất hiện các cơn hen suyễn.

Vì thế, bố mẹ nên giữ môi trường sống xung quanh trẻ nhỏ luôn sạch sẽ, hạn chế tình trạng ho, sổ mũi, đau rát cổ họng.

Ảnh hưởng từ nhiệt độ lạnh

Dùng điều hòa không đúng cách hoặc không giữ ẩm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho, sổ mũi kéo dài. Đặc biệt, trong giai đoạn thời tiết giao mùa từ hè sang đông, mẹ nên chú ý giữ ẩm cho trẻ đúng cách.

Triệu chứng bé bị ho sổ mũi

Những dấu hiệu bị ho sổ mũi mà bố mẹ nên lưu ý ở trẻ nhỏ:

Ho, sổ mũi ở trẻ sẽ khiến trẻ biếng ăn, mất ngủ
Ho, sổ mũi ở trẻ sẽ khiến trẻ biếng ăn, mất ngủ
  • Mũi bị nghẹt hoặc chảy nước mũi thường xuyên.
  • Lúc đầu, nước mũi có thể trong nhưng có thể đặc lại và chuyển sang màu vàng, xanh.
  • Ho kéo dài, có thể trẻ bị ho khan hoặc ho có đờm.
  • Kèm theo các triệu chứng như sốt, hắt xì, chán ăn.
  • Trẻ nhỏ có thể khó ngủ, khó ăn, khó uống.

Trẻ em bị ho sổ mũi có nguy hiểm không?

Tình trạng ho sổ mũi ở trẻ nhỏ kéo dài khiến bố mẹ cảm thấy rất lo lắng. Vậy trẻ bị ho sổ mũi có nguy hiểm không? Theo đó, mũi là cơ quan quan trọng đảm nhiệm nhiều vai trò trong cơ thể.

Mũi, họng là cửa ngõ quan trọng của hệ thống hô hấp. Đồng thời, đây cũng là nơi tiếp xúc đầu tiên với dị nguyên, yếu tố gây hại cho hệ hô hấp. Từ đó dễ dàng gây ra tình trạng ho, sổ mũi liên tục.

Thông thường, những phản ứng của mũi họng khi tiếp xúc với yếu tố bên ngoài là việc bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, không chữa trị kịp thời thì có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp dưới.

Ho sổ mũi kéo dài sẽ khiến trẻ mất tập trung học tập, lười ăn, chán ăn. Đặc biệt, nếu ho khan ho đờm, sổ mũi kéo dài có thể xuất phát từ các bệnh lý như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi… Các bệnh lý này không được điều trị kịp thời thì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. 

Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì?

Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì tốt là thắc mắc của phụ huynh khi có con mắc bệnh. Bố mẹ có thể cho trẻ uống các loại thuốc Tây y, Đông y hoặc áp dụng mẹo dân gian để điều trị bệnh.

Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì? Uống thuốc Tây y

Sử dụng các loại thuốc Tây y điều trị ho sổ mũi ở trẻ là biện pháp được nhiều phụ huynh áp dụng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý cho trẻ uống thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ, không được tự tiện cho trẻ uống các loại thuốc khác. Vì thuốc Tây y có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ khi dùng sai cách, quá lạm dụng. Thông thường, một số loại thuốc có tác dụng trị ho sổ mũi ở trẻ được bác sĩ chỉ định như:

Bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc Tây y để điều trị bệnh
Bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc Tây y để điều trị bệnh
  • Thuốc đặc trị ho: Các loại thuốc đặc trị ho có thể kể đến như Codein, Dextromethorphan có tác dụng kiểm soát các cơn ho và hỗ trợ giảm ho rõ rệt. Tuy nhiên, thuốc có thể khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ.
  • Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này sẽ được bác sĩ kê đơn trong trường hợp trẻ nhỏ bị ho, sổ mũi kéo dài. Thuốc có công dụng chống dị ứng, giảm ho, sổ mũi. Các loại thuốc được sử dụng dưới dạng siro hoặc dung dịch uống như Codein, Clorpheniramin…
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc thường được sử dụng cho trẻ sổ mũi do nhiễm khuẩn hô hấp trên gây ra. Một số thuốc kháng sinh thường được sử dụng như Corticoid, Tetracyclin…
  • Siro trị ho: Siro trị ho thường được sử dụng cho trẻ nhỏ để điều trị ho đờm, ho khan, sổ mũi… Một số loại siro trị ho bác sĩ có thể chỉ định như Astex, Tiffy, Atussin…

Bài thuốc dân gian trị ho, sổ mũi

Trẻ em bị ho sổ mũi uống thuốc gì? Bên cạnh sử dụng các loại thuốc Tây y, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các bài thuốc dân gian trị ho tại nhà. Dưới đây là một số mẹo dân gian phụ huynh có thể tham khảo:

Húng chanh và quất

Húng chanh và quất là hai thảo dược có tác dụng dụng kháng viêm và giữ mũi luôn thông thoáng. Đây là một mẹo dân gian chữa ho sổ mũi cho trẻ tại nhà được nhiều bố mẹ lựa chọn. 

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị 20 lá húng chanh, 4 – 5 quả quất xanh
  • Cách thực hiện: Bạn rửa sạch húng chanh và quất, quất chẻ đôi, bỏ hạt. Cho các thành phần trên vào máy xay nhuyễn. Bạn cho hỗn hợp thuốc vào bát sứ, thêm một ít đường phèn, hấp cách thủy từ 15 – 20 phút. Sau đó, bạn chắt nước và cho trẻ uống.

Lá hẹ

Hẹ là một loại thảo dược được đánh giá có tác dụng trị ho rất tốt, hiệu quả. Khi thấy trẻ có triệu chứng ho, sổ mũi, mẹ có thể sử dụng lá hẹ điều trị bệnh cho trẻ như sau:

  • Cách 1: Sử dụng một nắm lá hẹ, rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào bát với một ít đường phèn, mang đi hấp cách thủy. Bạn chắt lấy phần nước và cho bé uống hàng ngày. Bố mẹ cho trẻ uống thuốc liên tục 3 ngày để điều trị bệnh.
  • Cách 2: Bạn sử dụng hẹ, quất xanh và mật ong mang đi hấp cách thủy. Sau đó cho trẻ uống nước tương tự như trên. 
Lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn và điều trị các bệnh lý hô hấp
Lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn và điều trị các bệnh lý hô hấp

Phụ huynh lưu ý các mẹo dân gian trị bệnh như trên chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Trong trường hợp trẻ bị ho sổ mũi lâu ngày, bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đi khám. Phụ huynh đưa bé đến các bệnh viện chuyên khoa khám và điều trị đúng cách. 

Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì? Bài thuốc Đông y chữa bệnh

Cho trẻ uống thuốc Đông y chữa bệnh ho sổ mũi cũng là một phương pháp hiệu quả. Ho sổ mũi ở trẻ xảy ra do nhiễm phong hàn, phong nhiệt, tích tụ độc tố trong cơ thể. Để điều trị bệnh, các bài thuốc Đông y tập trung bồi bổ, cải thiện mạch chính khí, bổ phế. Bên cạnh đó, thuốc có tác dụng tăng cường sức đề kháng và loại bỏ triệt để bệnh tật.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh bé bị ho sổ mũi:

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: Kim ngân hoa, mạch môn, xương bồ, liên kiều mỗi vị 12g, tía tô 16g, cỏ mực 16g, thiên môn 16g. 
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các dược liệu, phơi khô khoảng 2 – 3 nắng. Bạn sắc thuốc với 500ml trên lửa nhỏ, để nước sôi khoảng 25 – 30 phút. Khi nước thuốc còn ½ lượng nước ban đầu thì chia thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: Trần bì, kim ngân hoa, phòng phong mỗi vị 10g, huyền sâm, cam thảo, liên kiều mỗi vị 12g. Kết hợp kinh giới, lá húng chanh, tía tô mỗi vị 16g, bồ công anh 20g.
  • Cách thực hiện: Bạn thực hiện tương tự bài thuốc như trên.

Bài thuốc 3: Giải pháp điều trị ho Quân Dân 102

Một trong những bài thuốc Đông y điều trị ho đạt hiệu quả tích cực và được nhiều người lựa chọn hiện nay đó là Giải pháp điều trị ho Quân Dân 102. Bài thuốc đã được nghiên cứu và đưa ra liệu trình điều trị 3 giai đoạn bởi bệnh viện Đa khoa YHCT Quân Dân 102. 

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn điều trị này kéo dài từ 2 tuần đến 1 tháng. Mục đích điều trị chính đó là xử lý các triệu chứng ho, sổ mũi ở trẻ. Thầy thuốc sẽ kết hợp các loại thảo dược như tang diệp, thanh đại diệp, bồ công anh, kim ngân…
  • Giai đoạn 2: Thời gian điều trị ở giai đoạn này kéo dài trong vòng 1 tháng. Mục đích điều trị chính là chữa tận gốc, từ căn nguyên của bệnh. Một số thành phần thảo dược có trong bài thuốc như kha tử, tang diệp, bạch cương tàm, hoàng cầm…
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn điều trị này kéo trong 1 tháng hoặc lâu hơn. Mục đích điều trị là dự phòng bệnh tái phát, nâng cao chính khí. Từ đó ngăn ngừa các bệnh viêm amidan, viêm họng, ho, sổ mũi khởi phát. Một số thành phần có trong bài thuốc như bách bộ, liên kiều, kim ngân hoa, cam thảo, hồng bì…
Thuốc Đông y có tác dụng giảm triệu chứng ho sổ mũi ở trẻ
Thuốc Đông y có tác dụng giảm triệu chứng ho sổ mũi ở trẻ

Liệu trình điều trị ho tại Bệnh viện Đa khoa Quân Dân 102 được điều chỉnh dựa trên từng thể bệnh và cơ địa của bệnh nhân. Khi áp dụng cho trẻ nhỏ, thầy thuốc sẽ điều chỉnh thành phần. Các vị thuốc bổ phế, bổ tỳ, bổ tâm sẽ được thêm vào. Khi đó, trẻ sẽ dễ uống hơn, tăng cường khả năng hấp thu và tiêu hóa tốt. Trẻ em sẽ ăn ngon, ngủ ngon và nâng cao sức khỏe. 

Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Song song với việc điều trị bệnh, bố mẹ nên lưu ý các biện pháp phòng ngừa bệnh ho và sổ mũi cho trẻ như sau:

  • Thường xuyên cho trẻ súc họng bằng nước muối để sát trùng và làm thông thoáng đường hô hấp.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể xông hơi nước để làm loãng đờm, dịch nhầy ở mũi.
  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như phấn hoa, hóa chất, mạt bụi…
  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa đột ngột.
  • Cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra đường để hạn chế bụi bẩn.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé để tăng cường sức đề kháng. Hạn chế ăn những món gây kích thích cổ họng như thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, cứng khó tiêu,…

Hy vọng qua bài viết trên, bố mẹ đã giải đáp được bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì. Khi bé có các triệu chứng bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất. Tránh trường hợp bệnh diễn biến ngày càng nguy hiểm và gây hại cho sức khỏe của bé. 

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?