Người bị ho có nên ăn tôm không? Vì sao? Lưu ý khi bị ho

Nhiều người cho rằng khi bị ho nên kiêng ăn hải sản vì chúng có thể gây kích ứng, gia tăng các cơn ho. Vậy người bị ho có nên ăn tôm không? Đang ho nên ăn tôm thế nào cho đúng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm ra lời giải đáp cho những câu hỏi này.

Người bị ho có nên ăn tôm không? Vì sao?

Ho là phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể. Ho nhằm đẩy các dị vật, vi khuẩn, bụi bẩn ra ngoài, bảo vệ đường thở. Khi bị ho, người bệnh thường có xu hướng kiêng một số loại thực phẩm. Trong đó, nhiều người quan niệm rằng tôm là nguyên nhân khiến các triệu chứng bệnh ho trở nên nặng hơn. Tuy nhiên cho tới bây giờ vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được quan điểm trên.

Vậy thực tế người bị ho có nên ăn tôm không? Câu trả lời là CÓ. Bởi vì nguyên nhân gây ra ho xuất phát từ vỏ và càng tôm. Theo đó vỏ tôm chứa rất nhiều kitin – một loại chất tạo nên vỏ của nhiều loài giáp xác. Và thực tế nó không chứa nhiều canxi như nhiều người quan niệm.

Rất nhiều người băn khoăn trước câu hỏi người bị ho có nên ăn tôm không?
Rất nhiều người băn khoăn trước câu hỏi người bị ho có nên ăn tôm không?

Khi đưa vào cơ thể, vỏ và càng tôm gây kích ứng niêm mạc họng tạo ra ho. Với trẻ nhỏ, không những gây kích ứng niêm mạc họng, vỏ tôm còn gây cản trở đường tiêu hóa, dễ bị hóc.

Tuy nhiên, thịt tôm lại là phần có chứa nhiều chất đạm, chất kẽm. Các loại chất này dễ tiêu hóa, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh.

Cũng tương tự tôm, thịt cua, cá cũng giàu chất đạm, dễ tiêu hóa, không phải là nguyên nhân gây ra ho. Kết luận, người bị ho vẫn có thể ăn được hải sản như cua, cá và nhất là tôm sau khi đã bỏ vỏ, càng.

Đang ho nên ăn tôm thế nào cho đúng?

Như đã nói ở trên, người bị ho có thể ăn tôm khi đã bóc vỏ, bỏ càng. Ngoài ra, việc chế biến thực phẩm cũng góp phần quan trọng trong việc lưu giữ lại chất dinh dưỡng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Vậy đang ho nên ăn tôm thế nào cho đúng?

Dưới đây là những lưu ý để người bị ho có thể chế biến và ăn tôm đúng cách, từ đó bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình điều trị.

Người bệnh có thể chế biến tôm thành món tôm luộc, tôm hấp,… để thưởng thức. Với đối tượng là trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh có thể bóc vỏ và càng tôm cho bé. Hoặc đem xay nấu thành cháo, súp. Đây đều là những thực phẩm dễ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho trẻ.

Cháo tôm rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, tăng sức đề kháng
Cháo tôm rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, tăng sức đề kháng

Quan niệm người bị ho phải kiêng ăn tôm là không đúng. Tuy nhiên, với những người có tiền sử bị dị ứng với tôm cần kiêng loại thực phẩm này. Bởi ăn tôm khiến tình trạng dị ứng tái phát gây ra ho kéo dài, lâu ngày không khỏi.

Những điều cần lưu ý khi bị ho

Để tránh bệnh ho tiến triển nặng lên, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh, và lưu ý một số điều sau:

  • Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng: Thực phẩm cay nóng sẽ gây kích ứng vòm họng, gia tăng triệu chứng ho.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán: Cụ thể như gà rán, khoai tây chiên,… Những thực phẩm này rất khó tiêu hóa, ảnh hưởng tiêu hóa, kích ứng và gây ho.
Hạn chế sử dụng thực phẩm chiên rán, dầu mỡ khi bị ho
Hạn chế sử dụng thực phẩm chiên rán, dầu mỡ khi bị ho
  • Tránh các loại thực phẩm lạnh như kem, nước đá…: Chúng sẽ gia tăng các triệu chứng ho. Nghiêm trọng hơn là viêm họng kèm theo ho có đờm, sốt nhẹ.
  • Hạn chế rượu bia và đồ uống có gas: Lượng cồn trong rượu bia gây ảnh hưởng xấu đến cổ họng. Người bị ho sẽ cảm thấy ngứa rát cổ họng tạo điều kiện để cơn ho kéo dài liên tục.
  • Ăn các loại thức ăn chế biến dưới dạng lỏng: Thức ăn dưới dạng lỏng tốt cho hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, chúng còn giảm kích ứng cổ họng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh có thể chế biến thành súp, hoặc cháo.
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian từ gừng, mật ong, bạc hà,….: Đây đều là những loại thảo dược dân gian trị ho tại nhà. Chúng có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt làm giảm đáng kể tần suất cơn ho.
  • Uống các loại canh: Các loại canh từ bầu, rau ngót… có tính mát giúp thanh nhiệt, làm dịu vùng họng, giảm ho hiệu quả. Canh còn có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể.
  • Giữ ấm cho cơ thể: Đặc biệt là thời tiết chuyển lạnh, thay đổi thất thường sẽ ảnh hưởng xấu đến cổ họng. Vì thế, người bị ho muốn đi ra ngoài nên mặc ấm, nhất là vùng họng để tránh bệnh chuyển nặng.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian sống: Việc giữ gìn vệ sinh nhà cửa sẽ ngăn các tác nhân gây ra ho như bụi, vi khuẩn…
  • Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng: Nhất là với các trường hợp nặng ho do lao, hen suyễn. Những bệnh lý này có thể lây truyền cho người khác qua đường hô hấp.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể có hệ miễn dịch mạnh, sức đề kháng tốt. Từ đó, cơ thể có đủ khả năng chống tại các tác nhân gây ra ho.

Tôm có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng đối với những người nhạy cảm. Trong trường hợp bạn không có dấu hiệu dị ứng và tôm không gây ra vấn đề gì với sức khỏe của bạn. Bạn có thể ăn tôm nhưng cần đảm bảo chế biến chứng một cách an toàn. Để điều trị bệnh ho, ngoài duy trì lối sống lành mạnh và những thói quen có lợi cho sức khỏe, người bệnh cũng cần điều trị dứt điểm từ gốc đến ngọn bằng thuốc đặc trị.

4.7/5 - (9 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

Tin mới

Giá mổ nội soi sỏi thận là bao nhiêu? Nên mổ ở đâu uy tín nhất

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?