Viêm Xoang Trán: Triệu Chứng Điển Hình Và Cách Điều Trị

Viêm xoang trán là loại xoang thường gặp hơn cả. Tình trạng này khiến người bệnh đau đầu kinh niên, đau hốc mắt vô cùng khó chịu. Nguy hiểm nhất, bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng viêm màng não mủ, tụt kẹt não. Vậy làm thế nào nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả, dứt điểm? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Viêm xoang trán là bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm xoang trán là một trong những dạng viêm xoang gây nguy hiểm, tuy nhiên do là bệnh phổ biến nên nhiều người thường chủ quan, không khám chữa, những mong bệnh tự khỏi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bệnh tiến triển xấu dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:

  • Áp xe vành mắt
  • Áp xe não, viêm màng não
  • Viêm tai giữa
  • Viêm họng mãn tính
  • Viêm ngoài màng cứng
  • Viêm não và huyết khối tĩnh mạch xoang hang.

Khi xuất hiện các biến chứng này, người bệnh còn có thể xuất hiện các biểu hiện rối loạn ý thức hoặc các dấu hiệu thần kinh khu trú. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh cao hoặc thậm chí tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Bệnh viêm xoang trán thường xuất hiện khi trời hanh khô, chuyển lạnh. Tuy nhiên, thay đổi thời tiết không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới bệnh, “thủ phạm” dẫn tới viêm xoang trán có thể do các yếu tố dưới đây:

  • Vi khuẩn, nấm: Vi khuẩn, nấm phát triển trong các xoang dẫn tới viêm nhiễm, dịch nhầy ứ đọng, không khí không được lưu thông.
  • Cơ địa dị ứng: Người dễ bị dị ứng với các chất như hóa chất, thức ăn, lông thú, phấn hoa,… khi tiếp xúc các yếu tố này có thể bị phù nề niêm mạc mũi, bít các lỗ xoang, dần dần dẫn tới  nhiễm trùng.
  • Sức đề kháng kém: Sức đề kháng kém khiến cơ thể không có khả năng chống lại sự tấn công từ các tác nhân gây bệnh bên ngoài dẫn tới viêm xoang trán.
  • Bệnh lý đường hô hấp: Nếu tuyến nhầy niêm mạc xoang hoạt động quá mức nhưng hệ thống lông nhầy trong xoang hoạt động kém, không thể đưa hết chất dịch ra ngoài có thể dẫn tới viêm xoang.
  • Nguyên nhân khác: Viêm xoang trán có thể là hậu quả của các bệnh nhiễm trùng như sâu răng, nhiễm trùng hàm trên, chấn thương.

Theo bác sĩ Lê Phương, những nguyên nhân có thể dẫn tới viêm xoang trán rất phổ biến và dễ gặp phải. Do vậy, để phòng và điều trị viêm xoang trán hiệu quả, trước hết cần xác định các nguyên nhân dẫn tới bệnh sau đó loại bỏ nguyên nhân này.

Triệu chứng viêm xoang trán điển hình 

Để nhận biết viêm xoang trán, người bệnh có thể dựa vào một số biểu hiện điển hình như sau:

  • Đau, nhức đầu: Người bệnh cảm thấy đau nhức khu vực giữa hai lông mày, có thể đau ở một bên phía ổ mắt. Các cơn đau thường bắt đầu vào buổi sáng, tăng dần, đỉnh điểm vào giữa trưa. Trong cơn đau, người bệnh có thể xuất hiện nước mắt, nước mũi, chảy mủ,…
  • Chảy dịch mũi: Nước mũi chảy ra thường có màu vàng, xanh, nâu, có thể có mùi tanh, hôi,…
  • Chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Viêm xoang trán gây ra đau đầu khiến người bệnh thường xuyên chóng mặt, mất ngủ. Ngoài ra, việc chảy nước mũi nhiều lần cũng có thể gây ra tình trạng mất nước, dẫn tới đau đầu.

Nói về các triệu chứng viêm xoang trán, bác sĩ Lê Phương cũng lưu ý bệnh nhân cần phân biệt triệu chứng bệnh với viêm mũi dị ứng. Bởi hai bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn với nhau, nếu xác định sai bệnh có thể dẫn tới sai lệch trong điều trị, khiến bệnh kéo dài, khó chữa.

Cụ thể, nếu mắc viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào sáng và tối. Dịch mũi cũng có màu trong suốt, không có màu. 

Các phương pháp điều trị viêm xoang trán

Hiện nay, các phương pháp điều trị viêm xoang trán được áp dụng phổ biến nhất phải kể tới điều trị bằng Tây y, Đông y và mẹo dân gian. Tùy thuộc vào tình trạng cũng như cơ  địa mà bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.

Thuốc Tây y đặc trị bệnh

Điều trị nội khoa dùng thuốc được áp dụng cho bệnh nhân ở mức độ nhẹ, thường được kê đơn thuốc giảm đau, rửa mũi hay xông hơi bằng nước muối sinh lý ấm. Ngoài ra, bệnh nhân cần kết hợp với với việc thay đổi lối sống như ăn uống nóng, nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.

Cách điều trị này đơn giản, tiện lợi tuy nhiên chỉ có tác động tới triệu chứng bệnh mà không tác động tới nguyên nhân gây ra bệnh. Hơn nữa, theo bác sĩ Lê Phương, hiện nay không ít người có thói quen tự mua thuốc về sử dụng, hoặc xin lại đơn thuốc cũ của người khác. Dùng được một thời gian, thấy bệnh thuyên giảm liền bỏ dở thuốc giữa chừng. Điều này không chỉ khiến bệnh không được trị dứt điểm mà còn dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc rất nguy hiểm.

Hơn nữa, việc sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, co giật, hạ huyết áp, tăng nhịp tim,… Do vậy, người bệnh cần hết sức chú ý, liên hệ với bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc. 

Bị viêm xoang có nên phẫu thuật không?

Điều trị ngoại khoa như mổ xoang, phẫu thuật xoang thường được áp dụng khi các phương pháp nội khoa không hiệu quả, thường gặp ở giai đoạn bệnh mãn tính.

Có nên mổ viêm xoang trán
Có nên mổ viêm xoang trán

Tuy nhiên, theo thống kê từ Bộ y tế, có tới 30 40% bệnh nhân tái phát lại sau khi điều trị ngoại khoa. Hơn nữa, trong quá trình mổ xoang hoặc phẫu thuật xoang sẽ tốn một khoản chi phí không nhỏ. Người bệnh cũng có thể đối mặt với một số rủi ro như tràn khí dưới da, tổn thương hệ thống túi lệ, chảy máu sau nhãn cầu, mù lòa,.. Do đó, người bệnh cần phải cân nhắc kỹ càng việc phẫu thuật nếu chưa cần thiết.

Chữa viêm xoang trán bằng mẹo dân gian tại nhà 

Áp dụng các mẹo dân gian chữa viêm xoang trán hiện cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn, đơn giản, chi phí thấp. Chủ yếu các phương pháp này sử dụng nguyên liệu tự nhiên như cây giao, cây ngũ sắc, lá trà xanh,… 

  • Chữa viêm xoang trán bằng cây giao: Người bệnh cắt và nghiền nát cây giao sau đó thêm nước đun sôi. Dùng giấy cuộn thành ống rồi hít hơi thuốc vào mũi khoảng 5-7 lần, sau đó chuyển sang hít bằng miệng 1-2 lần. Mỗi lần xông thực hiện liên tục 3 – 5 ngày, bệnh nặng có thể xông đến 7 ngày để thấy hiệu quả tốt nhất. 
  • Chữa viêm xoang trán bằng cây ngũ sắc: Cây ngũ sắc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Người bệnh có thể rửa sạch, giã nát cây ngũ sắc, sau đó chắt lấy nước cốt nhỏ mũi hoặc thấm vào tăm bông rồi đặt vào trong mũi từ 2 – 3 phút. Lưu ý trước khi thực hiện cần vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
  • Chữa viêm xoang bằng lá trà xanh: Lá trà xanh rất tốt cho sức khỏe, có nhiều tác dụng chữa bệnh trong đó có chữa viêm xoang trán. Người bệnh có thể dùng nước trà xanh pha với một chút muối. Dùng tay bịt mũi bên trái, mũi phải hít lấy nước trà rồi đẩy ra bằng miệng. Thực hiện cách làm này 3 – 4 lần mỗi bên vào buổi sáng để thấy hiệu quả rõ nhất. 

Các cách chữa bằng mẹo dân gian nói trên có ưu điểm là nguyên liệu rẻ, dễ kiếm, tuy nhiên khả năng chữa dứt điểm bệnh không cao, chỉ có tác dụng giảm triệu chứng. Với viêm xoang mãn tính gần như không có tác dụng. Hơn nữa, người bệnh cần làm đúng cách, nếu làm sai có thể khiến bệnh nặng hơn. Do vậy, người bệnh vẫn cần tham khảo các phương pháp điều trị chuyên khoa khác.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm xoang trán

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh muốn nhanh chóng đẩy lùi viêm xoang trán cần chú ý duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Theo bác sĩ Lê Phương:

Nên kiêng:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Sữa và các thực phẩm từ sữa
  • Đồ ăn cay nóng
  • Thực phẩm chứa chất kích thích

Nên ăn:

  • Thực phẩm giàu kẽm
  • Hoa quả, rau củ tươi, chứa nhiều vitamin C
  • Uống nhiều nước
  • Thực phẩm chứa kháng sinh tự nhiên như tỏi, mật ong, gừng,..

Để phòng ngừa bệnh tái phát người mắc viêm xoang trán cần chú ý một số điểm sau:

  • Vệ sinh tai – mũi – họng sạch sẽ
  • Han chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng như khỏi bụi, phấn hoa,…
  • Không nên để nước vào tai, mũi khi bơi
  • Tránh stress, lo lắng, căng thẳng.

Viêm xoang trán là một căn bệnh phổ biến và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với bệnh nhân. Việc nắm bắt triệu chứng kịp thời và điều trị đúng cách là vô cùng quan trọng để giảm tình trạng bệnh. Đồng thời, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây viêm xoang trán để đưa ra hướng xử lý bệnh kịp thời. 

Xem Thêm: 

5/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?