Viêm Phế Quản Mãn Tính: Triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

Viêm phế quản mãn tính kéo dài là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng đường hô hấp và một số cơ quan lân cận khác. Chủ động trang bị thêm kiến thức về bệnh để có hướng xử lý kịp thời từ sớm sẽ giảm nguy cơ để lại di chứng. Cùng tìm hiểu cách xử lý và phòng ngừa cụ thể hơn qua bài viết sau đây

Viêm phế quản mãn tính là gì? Đối tượng thường gặp

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng niêm mạc ống phế quản – phổi bị tổn thương do sự tác động của tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Hậu quả là dịch nhầy tiết ra gây ứ đọng tại ống dẫn khí (phế quản – phổi), gây các biểu hiện đặc trưng ở người bệnh. 

Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện xuất hiện cấp tính, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài trên 3 tuần không khỏi sẽ được coi là dạng bệnh mãn tính. Ống dẫn khí phế quản – phổi bị tắc nghẽn lâu ngày có nguy cơ gây chứng bệnh khí phế thũng (COPD).

Viêm phế quản mãn tính gây co thắt phế quản do tăng tiết dịch nhầy
Viêm phế quản mãn tính gây co thắt phế quản do tăng tiết dịch nhầy

Viêm phế quản mãn tính có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, viêm phế quản mãn tính ở trẻ em xảy ra phổ biến ở độ tuổi 2-6. 

Đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, chưa đủ khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, viêm phế quản mãn tính ở người lớn có thể gây ra bởi nhiều tác nhân ngoài môi trường khác (ô nhiễm, tác nhân kích ứng,…). 

Cũng cần lưu ý đến tình trạng viêm phế quản mãn tính ở người già do các chức năng trong cơ thể suy yếu dần, khả năng chống lại bệnh tật hạn chế. Thời gian mắc bệnh của họ thường tính theo tháng, năm, việc điều trị dứt điểm gần như là không thể, chỉ có thể áp dụng các biện pháp cải thiện và kiểm soát triệu chứng

Triệu chứng viêm phế quản mãn tính điển hình

Nhìn chung, các biểu hiện của bệnh cũng tương tự như viêm phế quản thông thường nhưng có phần diễn tiến nặng hơn. Người bệnh có thể nhận thấy những biểu hiện này từ 2-3 tuần trước đó, cụ thể như sau:

  • Ho: Ho có đờm đặc, tiếng ho nặng và nghe rõ, kéo dài thành từng cơn gây co thắt phế quản. Đờm có thể trong suốt không màu hoặc có màu vàng/xanh (nghiêm trọng hơn). Người bệnh thường ho vào sáng sớm, khi mới ngủ dậy
  • Khó thở, thở rít: Ống dẫn khí phế quản – phổi tắc nghẽn khiến người bệnh khó thở dữ dội. Biểu hiện này gần như xuất hiện thường xuyên, có dấu hiệu nặng hơn khi người bệnh nằm
Người bệnh thường ho dữ dội khi bị viêm phế quản
Người bệnh thường ho dữ dội khi bị viêm phế quản
  • Khàn tiếng: Ho lâu ngày, cùng với lượng dịch nhầy trong cổ họng khiến người bệnh bị khàn tiếng. Nghiêm trọng hơn có thể mất giọng, biến đổi hẳn giọng nói
  • Sốt nhẹ: Thi thoảng sốt nhẹ không rõ nguyên nhân
  • Hơi thở có mùi: Do dịch nhầy ứ đọng trong cổ họng, khiến miệng người bệnh luôn có mùi hôi đặc trưng
  • Đau tức ngực: Cơn đau tăng khi ho hoặc gắng sức ho. Người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau buốt mỗi khi ho từ cổ họng xuống ngực, lan ra sau lưng
  • Xuất tiết ở mũi: Dịch nhầy ảnh hưởng tới cả đường hô hấp từ mũi, gây nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi 
  • Cơ thể mệt mỏi: Người bệnh thường xuyên cảm thấy ớn lạnh, nhức mỏi toàn thân, chán ăn, khó nuốt,…lâu ngày gây suy nhược cơ thể, sụt cân

Ngoài các biểu hiện trên, tùy thể trạng mỗi người bệnh còn có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác. Để có kết luận chính xác nhất, tốt nhất người bệnh nên đi khám từ sớm, xác định chính xác nguyên nhân và có phương hướng xử lý kịp thời

Nguyên nhân gây viêm phế quản giai đoạn mạn tính

Viêm phế quản mãn tính gây ra bởi sự tác động của một nhóm các tác nhân gây bệnh. Sự tác động này gây phù nề niêm mạc phế quản, khiến cổ họng sưng đau cùng với một số biểu hiện khác. Các tác nhân gây bệnh cần cảnh giác phải kể đến như:

  • Virus, vi khuẩn – nguyên nhân hàng đầu: Các nhóm virus, vi khuẩn đường hô hấp như virus hợp bào RSV (gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ); chủng virus herpes; coronavirus; liên cầu khuẩn, vi khuẩn ho gà,…Nhóm nguyên nhân này chiếm đa số và cũng là tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan qua đường hô hấp
  • Hút thuốc gián tiếp hoặc trực tiếp: Thành phần thuốc lá có nhiều chất độc hại, tiêu diệt lông mao tại phế quản – phổi và gây các bệnh lý hô hấp nghiêm trọng. Đây cũng là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh 
Hút thuốc lá là nguy cơ gây các bệnh hô hấp
Hút thuốc lá là nguy cơ gây các bệnh hô hấp
  • Ảnh hưởng của thời tiết: Thời tiết đột ngột thay đổi khiến cơ thể không kịp thích ứng, tạo cơ hội thuận lợi cho sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh tại đường hô hấp
  • Hệ miễn dịch thay đổi: Sự suy giảm sức đề kháng cũng là nguyên nhân hàng đầu tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Cần lưu ý các đối tượng như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai, người suy nhược cơ thể,…có hệ miễn dịch suy giảm
  • Tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng: Một số trường hợp viêm phế quản mãn tính gây ra bởi dị ứng với tác nhân ngoài không khí. Nếu người bệnh không loại bỏ hoàn toàn những dị nguyên này khỏi môi trường thì không thể trị dứt điểm bệnh này
  • Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm tai, viêm xoang, viêm amidan,…hoặc một số bệnh liên quan đến dạ dày,…cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phế quản

Xác định nguyên nhân là bước đầu tiên trong quy trình điều trị đúng chuẩn của bất kỳ bệnh lý nào. Để có kết quả chính xác nhất, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt, không tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà.

Viêm phế quản mãn tính có chữa được không? Có nguy hiểm không?

Viêm phế quản mãn tính là dạng bệnh nặng hơn của viêm phế quản thông thường. Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng, nếu điều trị đúng cách có thể cải thiện rõ rệt các triệu chứng gây khó chịu. Cần khẳng định rằng, việc chữa trị viêm phế quản mạn sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với bệnh lý thông thường ở dạng cấp tính.

Người bệnh nên đi khám sớm để được thăm khám và có phương hướng điều trị thích hợp nhất. Thờ ơ với các biểu hiện bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng như:

  • Hen suyễn: Tình trạng bít tắc đường thở dài ngày có nguy cơ gây hen suyễn. Đây cũng là một bệnh lý mãn tính nhưng nghiêm trọng hơn do chưa có cách điều trị. Người bệnh lên cơn hen cần sử dụng thuốc kiểm soát ngay lập tức, nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Suy hô hấp: Người bệnh rơi vào tình trạng khó thở, thậm chí mất ý thức, hôn mê sâu và tử vong. Tất cả quá trình xảy ra có thể chỉ kéo dài trong 1-2 tiếng nên đây được coi là một biến chứng rất nguy hiểm
  • Khí phế thũng: Biến chứng liên quan đến đường hô hấp dưới, cụ thể là tiểu phế quản và phế nang. Ngoài khó thở, biến chứng này khiến người bệnh xanh xao, môi tái nhợt, thiếu sức sống
  • Ung thư phế quản: Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này. Thông thường, đến giai đoạn này, người bệnh khó có thể chữa khỏi mà chỉ dùng các biện pháp kéo dài sự sống và cải thiện triệu chứng đau nhức khác.
  • Các biến chứng liên quan khác: Bệnh lý về hô hấp cũng là nguy cơ gây một số bệnh liên quan đến thận, khớp, bệnh tim mạch,…

Chẩn đoán bệnh viêm phế quản mạn và cách điều trị

Việc điều trị viêm phế quản mãn tính sẽ phức tạp hơn và cần nhiều thời gian hơn. Trước hết, người bệnh nên đi khám tại các phòng khám chuyên khoa tai-mũi-họng để có nhận định chuẩn xác nhất. Điều trị đúng theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra sẽ hạn chế tối đa nguy cơ để lại di chứng nguy hiểm 

Phác đồ điều trị viêm phế quản mãn tính

Vậy, viêm phế quản mãn tính uống thuốc gì? Đa số người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp điều trị theo phác đồ Tây y do hiệu quả mà nó mang lại rất phù hợp với chứng bệnh nặng. Tuy nhiên, thuốc Tây y khi dùng lâu dài có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ cụ thể trước khi quyết định điều trị.

Đi khám bác sĩ là biện pháp tốt nhất điều trị viêm phế quản mãn tính
Đi khám bác sĩ là biện pháp tốt nhất điều trị viêm phế quản mãn tính

Có 4 nhóm thuốc chính thường được chỉ định cho người bệnh như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm kháng sinh lành tính, thường được chỉ định là Penicillin (Amoxicillin; Ampicillin;…). Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng Penicillin, bác sĩ có thể thay thế bằng kháng sinh nhóm Macrolid (hoặc với trường hợp bệnh nặng)
  • Thuốc kháng viêm corticoid: Cụ thể như Hydrocortison; Methylprednisolone;….có thể dùng dưới dạng xịt hoặc viên uống. Người bệnh cần lưu ý trong quá trình dùng nhóm thuốc này do tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
  • Thuốc long đờm: Kích thích làm loãng đờm và dịch nhầy, giúp đẩy ra ngoài dễ dàng hơn (Acetylcystein; Eprazinon;….)
  • Thuốc giãn phế quản: Sử dụng dưới dạng khí dung hoặc dạng xịt, giúp người bệnh dễ thở hơn, nên sử dụng trước khi ngủ theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định.

Lựa chọn phương pháp Tây y được coi là biện pháp tối ưu nhất cho người bị viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sĩ, tránh việc tự ý thay đổi thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa kết thúc đợt điều trị. Sai lầm trong dùng thuốc là nguy cơ gây hiện tượng “nhờn thuốc” và “kháng thuốc” ở phương pháp Tây y

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam

Với mức độ nhẹ hơn, người bệnh có thể lựa chọn chữa viêm phế quản mãn tính bằng các bài thuốc nam tại nhà. Đây chủ yếu là những mẹo lưu truyền trong dân gian, có tác dụng cải thiện các triệu chứng như ho, sưng đau họng, khàn tiếng,…

Người bệnh hoàn toàn có thể tự thực hiện những bài thuốc này tại nhà theo hướng dẫn sau đây:

  • Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không: Thành phần lá trầu không chứa các chất kháng sinh mạnh, có thể sử dụng dưới dạng uống hoặc dùng ngoài da. Với chứng bệnh viêm phế quản, người bệnh chỉ cần đun nước trầu không uống hàng ngày sau ăn. Tốt nhất nên vò nát lá trước khi cho vào đun để đạt hiệu quả
Bài thuốc từ lá trầu không tương đối hiệu quả
Bài thuốc từ lá trầu không tương đối hiệu quả
  • Bài thuốc từ tỏi ngâm mật ong: Thành phần allicin trong tỏi có tính chất sát khuẩn, kháng viêm và trị các bệnh lý về hô hấp khá hiệu quả. Người bệnh có thể chuẩn bị bài thuốc này để sử dụng dần. Ngâm tỏi trong lượng mật ong vừa đủ (tỏi bóc sạch vỏ), mỗi lần dùng chắt lấy phần nước cốt uống, có thể ăn cả tép tỏi tăng hiệu quả
  • Uống nước cam thảo: Cam thảo là vị thuốc có tính thanh nhiệt, rất tốt cho phế, tỳ và cổ họng. Người bệnh chỉ cần đun cam thảo lấy nước uống hàng ngày. Mùi thơm và vị cam thảo khá dễ uống nên có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ

Như đã nói ở trên, các phương pháp này cũng tồn tại những hạn chế nhất định và thường chỉ hiệu quả với chứng bệnh nhẹ. Người bệnh không nên lạm dụng khi các triệu chứng diễn tiến nặng, ho có đờm xanh/vàng (xuất hiện nhiễm trùng). Có thể sử dụng kết hợp trong quá trình điều trị nhưng cần thông qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Bài thuốc chữa bằng Đông y   

Theo Đông y, viêm phế quản là chứng bệnh gây ra bởi các yếu tố ngoại sinh cùng với tổn thương bên trong cơ thể, đặc biệt là tạng tỳ dẫn đến ảnh hưởng đến tạng phế. Để điều trị chứng bệnh này theo Đông y, các bài thuốc tập trung vào nguyên tắc “bổ chính khu tà” nhằm điều hòa khí huyết, bổ khí, bổ tỳ, tăng cường sức khỏe ở phế, đẩy lùi mọi chứng bệnh

Các bài thuốc Đông y an toàn trong sử dụng 
Các bài thuốc Đông y an toàn trong sử dụng

Bài thuốc cần chuẩn bị ý dĩ, bạch truật, phục linh 16g; ngưu bàng tử, thương truật, hậu phác, đẳng sâm, hạnh nhân 12g;  bán hạ chế 10g; trần bì 8g và 3 lát sinh khương

Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu đã được gia giảm phù hợp trong mỗi thang thuốc. Người bệnh chỉ cần rửa sạch, thêm vào ấm sắc thuốc cùng với khoảng 3 bát nước trắng. Đun liu riu trên bếp đến khi cạn còn ½ lượng nước ban đầu thì có thể tắt bếp. Kiên trì sử dụng mỗi ngày một thang, chia đều thành 2 lần sáng, tối

Chăm sóc và phòng tránh viêm phế quản giai đoạn mãn tính

Viêm phế quản mãn tính được coi là chứng bệnh hô hấp thể nặng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ để lại di chứng. Thực hiện các biện pháp phòng tránh là điều cần thiết để ngăn ngừa căn bệnh này. Cụ thể cần lưu ý:

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh
  • Uống đủ nước, đảm bảo cổ họng không bị khô. Có thể uống dưới nhiều dạng, nước khoáng, nước ép hoa quả, nước canh,…
  • Tiêm chủng vacxin phòng ngừa một số bệnh cúm, bệnh hô hấp hay gặp (đặc biệt với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh)
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý tối thiểu 2 lần/ngày
  • Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện của bệnh, nếu có cần giữ khoảng cách, mang khẩu trang đúng cách để đảm bảo an toàn
Ăn uống dinh dưỡng giúp điều trị bệnh hiệu quả
Ăn uống dinh dưỡng giúp điều trị bệnh hiệu quả
  • Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng rượu bia trong thời kỳ điều trị nói riêng và trong cuộc sống hàng ngày nói chung
  • Bản thân là người mang bệnh thì nên mang khẩu trang khi ra ngoài, không khạc nhổ nơi công cộng hoặc dùng chung đồ với người khác
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả trong bữa ăn
  • Luyện tập thể thao, vận động vừa sức nâng cao sức đề kháng cho cơ thể 
  • Cân đối làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc

Viêm phế quản mãn tính là bệnh lý hô hấp tương đối nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Ý thức chủ động nhận biết và đi khám của người bệnh là việc làm cần thiết để nhanh chóng có hướng điều trị đúng đắn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống hoặc lạm dụng các phương pháp dân gian truyền miệng khi bệnh diễn tiến nặng.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?