Viêm Phế Quản Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Chữa Thế Nào?

“Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?” là nỗi lo luôn thường trực của người bệnh mắc viêm phế quản lâu ngày. Trước hết, cần khẳng định, đây là bệnh lý hô hấp phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu thêm về những biến chứng đó và cách điều trị bệnh dứt điểm trong bài viết sau đây

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không? – Biến chứng của bệnh

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng diễn tiến kéo dài của viêm phế quản thông thường. Nguyên nhân chủ yếu là do điều trị không đúng cách, không dứt điểm khiến bệnh kéo dài dai dẳng sang giai đoạn mãn tính. Đây là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ống phế quản kéo dài dẫn đến nhiễm trùng. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn mãn tính khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.

“Viêm phế quản có nguy hiểm không?”
“Viêm phế quản có nguy hiểm không?”

Vậy viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không? Không chỉ gây khó chịu kéo dài với các biểu hiện của viêm phế quản thông thường, tình trạng mãn tính còn có nguy cơ gây ra một số biến chứng như sau:

  • Hen suyễn: Niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm kéo dài dẫn đến nhạy cảm hơn với các tác nhân gây kích ứng bên ngoài. Khi xuất hiện cơn hen, người bệnh khó thở dữ dội, phải được dùng thuốc kiểm soát đường thở ngay lập tức, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Hen suyễn vẫn chưa thể trị dứt điểm, chỉ có thể dùng thuốc kiểm soát triệu chứng cấp tính
  • Giãn phế quản: Ống phế quản viêm nhiễm lâu ngày dẫn đến giãn nở tương đối nghiêm trọng. Tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe chung của người bệnh và thường xuyên tái phát các bệnh lý đường hô hấp
  • Suy hô hấp: Viêm phế quản lâu ngày có thể gây ra các biểu hiện khó thở, thở rít,…dẫn đến suy hô hấp. Khi có biểu hiện suy hô hấp, người bệnh rất nhanh rơi vào trạng thái mất ý thức, hôn mê. Do đó, cần cảnh giác và đưa đi cấp cứu ngay lập tức trong trường hợp này
  • Lao phổi: Đây là một bệnh lý đường hô hấp có tính chất lây nhiễm tương đối nghiêm trọng. Các biểu hiện của bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh lý hô hấp thông thường ở giai đoạn đầu. Do đó, bệnh thường được phát hiện khi đã diễn tiến nghiêm trọng, gây khó khăn trong điều trị
  • Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Phế quản – phổi có mối quan hệ mật thiết do đó bệnh lý về phế quản rất dễ gây ảnh hưởng đến phổi. Tình trạng này gây ra nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm cho người bệnh
  • Khí phế thũng: Viêm phế quản mãn tính, kéo dài khiến phế quản căng giãn quá mức, lâu ngày gây khí phế thũng. Người bệnh có biểu hiện khó thở đặc trưng, môi tím, da xanh xao, thường xuyên mệt mỏi, suy nhược
  • Viêm phổi: Viêm phế quản lâu ngày có thể gây viêm phổi. Tình trạng viêm phổi khó điều trị hơn và nguy hiểm hơn nhiều. Người bệnh gặp khó khăn khi thở, tiếng thở rít kéo dài, đặc biệt về đêm. Bệnh tương đối nguy hiểm khi gặp ở trẻ nhỏ
  • Ung thư phế quản – phổi: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất có thể gặp phải của viêm phế quản dai dẳng lâu ngày. Có thể nói, đây là bệnh không thể điều trị, chỉ có thể dùng biện pháp kéo dài sự sống và giảm triệu chứng cho người bệnh

Có thể thấy, viêm phế quản mãn tính tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng về đường hô hấp tương đối nghiêm trọng. Giải pháp hiệu quả nhất là người bệnh phải chủ động nhận thức biểu hiện bệnh, đi khám từ sớm để điều trị dứt điểm

Cách chữa viêm phế quản mãn tính như thế nào?

Với vấn đề “Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?”, có thể khẳng định là bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do đó, cần được điều trị từ sớm để có hướng xử lý kịp thời

Để điều trị viêm phế quản mãn tính hiệu quả, người bệnh nên chủ động đi thăm khám từ sớm để được bác sĩ tư vấn cách chữa phù hợp. Tùy mức độ nặng nhẹ, người bệnh có thể lựa chọn giữa các phương pháp Tây y, dùng thuốc Đông y hoặc chữa bệnh bằng mẹo dân gian.

Viêm phế quản mãn tính uống thuốc gì?

Uống thuốc Tây y là phương pháp được lựa chọn phổ biến do hiệu quả mà nó đem lại. Người bệnh sau một thời gian sử dụng có thể cảm nhận rõ ràng sự thuyên giảm triệu chứng. Đồng thời, thuốc Tây y nếu dùng đúng cách có thể trị dứt điểm tình trạng mãn tính, không tái phát. 

Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ nếu dùng quá liều, không đúng chỉ định của bác sĩ. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn. Các nhóm thuốc thông dụng trị bệnh này có thể kể đến như:

  • Thuốc giảm ho: Kê với mục đích cải thiện các triệu chứng ho dai dẳng, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh (Ví dụ như: Terpin codein; Dextromethorphan;….)
  • Thuốc long đờm: Viêm phế quản kèm theo tăng lượng dịch tiết ở cổ họng, gây bít tắc đường thở. Người bệnh được chỉ định dùng nhóm thuốc này tăng bài tiết dịch nhầy khỏi cổ họng một cách dễ dàng (Ví dụ: Acemuc; Ambroco;…)
Uống thuốc Tây y ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản mãn tính hiệu quả
Uống thuốc Tây y ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản mãn tính hiệu quả
  • Thuốc kháng sinh: Nguyên nhân chính gây viêm nhiễm là do virus, vi khuẩn,…Người bệnh cần được chỉ định dùng kháng sinh để trị dứt điểm nguyên nhân gây viêm. Kháng sinh nhóm Penicillin (Ampicillin; Amoxicillin;…) là loại kháng sinh khá an toàn, thường được chỉ định
  • Thuốc chống co thắt phế quản: Kê trong tình trạng người bệnh bị khó thở kéo dài, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Có thể sử dụng dưới nhiều dạng dùng: dạng uống, dạng xịt,…ví dụ như Salbutamol; Bambuterol;…
  • Thuốc kháng viêm corticoid: Làm lành nhanh các ổ viêm loét tại niêm mạc ống phế quản. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng dạng viên uống, khí dung hoặc tiêm (trường hợp nặng)
  • Nước muối sinh lý: Rửa mũi họng hàng ngày giúp làm sạch đường hô hấp, ngăn cản sự phát triển của virus, vi khuẩn.

Mẹo chữa viêm phế quản mãn tính bằng thuốc nam tại nhà

Các mẹo dân gian chữa viêm phế quản mãn tính tại nhà chủ yếu là những phương pháp truyền miệng, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa người bệnh. Nếu viêm nhiễm ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng thử những mẹo này. Cụ thể như sau:

  • Bài thuốc từ tỏi: Thành phần tỏi chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, làm sạch đường hô hấp. Người bệnh có thể kết hợp tỏi sống trong bữa ăn hàng ngày (2-3 tép/ngày). Cách khác: Chưng cách thủy tỏi với mật ong ( 15 phút ) để tăng hiệu quả điều trị, uống cả nước lẫn cái khi sử dụng
Sử dụng tỏi điều trị viêm phế quản mãn tính tại nhà
Sử dụng tỏi điều trị viêm phế quản mãn tính tại nhà
  • Chữa viêm phế quản với nghệ tươi: Thành phần chiết xuất từ nghệ có khả năng long đờm, chữa bệnh đường hô hấp khá tốt. Người bệnh có thể kết hợp sữa ấm và nghệ theo tỉ lệ 500ml sữa : 1 thìa bột nghệ để uống hàng ngày
  • Bài thuốc từ mật ong – chanh: Trong mật ong chứa lượng hoạt chất có lợi cho cổ họng và các chứng viêm nhiễm đường hô hấp. Sự kết hợp mật ong và chanh giúp hiệu quả điều trị tăng gấp đôi. Người bệnh chỉ cần vắt lấy nước cốt chanh, pha thêm 1-2 thìa mật ong và sử dụng hàng ngày để hỗ trợ điều trị
  • Món ăn từ hành tây: Theo dân gian, hành tây có khả năng trị ho, long đờm, đẩy lùi nguy cơ tái phát các bệnh lý đường hô hấp hiệu quả. Hiệu quả nhất, người bệnh nên ăn 1 thìa hành tây sống vào mỗi sáng sau khi thức dậy. Nếu muốn dễ ăn hơn, có thể chế biến thành salad để giảm vị hăng của hành tây

Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ các biện pháp điều trị chính với thuốc. Người bệnh không lạm dụng khi tình trạng bệnh diễn tiến nặng, triệu chứng trầm trọng và nguy hiểm hơn. Với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bài thuốc từ dân gian.

Bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản mãn tính

Theo Đông y, các triệu chứng điển hình của viêm phế quản mãn tính được mô tả là chứng háo suyễn, đàm ẩm, khái thấu. Nguyên nhân gây bệnh có thể do các yếu tố ngoại sinh tác động, yếu tố nội sinh bên trong cơ thể. Dù là nguyên nhân gì, các tạng chủ yếu bị ảnh hưởng trong trường hợp này là phế, tỳ, thận.

Do đó, nguyên tắc điều trị trong Đông y với tình trạng này chủ yếu tác động đến các tạng trên. Một số bài thuốc thông dụng hay được chỉ định cho người bệnh lựa chọn phương pháp Đông y như sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm trần bì, tô diệp, hạnh nhân, chỉ xác, cát cánh, tiền hồ, cam thảo, bán hạ chế, phục linh, sinh khương. Mỗi ngày sắc 1 thang uống, sử dụng trong ngày và chia thành nhiều lần.
Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh hiệu quả
Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh hiệu quả
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm cúc hoa, liên kiều, tang diệp, bạch hà, tiền hồ, cam thảo, hạnh nhân, lô căn, ngưu bàng tử, hạnh nhân. Người bệnh uống đều đặn mỗi ngày, kiên trì dùng tối thiểu 1 tháng để thấy được hiệu quả
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm bạch thược, cam thảo, quế chi, ma hoàng, ngũ vị tử, bán hạ chế. Chia làm 2 lần uống trong ngày, kiên trì điều trị 1-2 tháng để cải thiện các triệu chứng của bệnh

Nguyên tắc điều trị của Đông y là đi sâu từ căn nguyên gây bệnh. Do đó, thời gian điều trị kéo dài và hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa người bệnh. Để đảm bảo hiệu quả nhanh nhất, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở Đông y trước, bác sĩ trực tiếp bắt mạch và gia giảm bài thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh. 

Bài viết trên đã giúp người bệnh giải đáp “Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không và cách chữa hiệu quả?”. Người bệnh nên đi khám và điều trị từ khi xuất hiện các triệu chứng điển hình để có thể chữa dứt điểm. Bên cạnh đó, chủ động điều chỉnh lối sống, ăn uống dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng để chữa bệnh hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?