5 Cách Chữa Viêm Phế Quản Mãn Tính Bằng Lá Trầu Không An Toàn, Hiệu Quả?

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không là mẹo điều trị được lưu truyền trong dân gian bao lâu nay. Với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, lá trầu không có hiệu quả rất tốt trong các chứng bệnh đường hô hấp. Việc sử dụng các nguyên liệu kết hợp với lá trầu không sẽ giúp bài thuốc hiệu quả hơn nhiều. Cùng tìm hiểu 5 cách kết hợp với lá trầu không điều trị viêm phế quản mãn tính trong bài viết sau đây.

Thành phần và công dụng của lá trầu không

Trầu không là loại cây thân leo quen thuộc của người dân Việt Nam. Loại lá này thường được sử dụng trong tục lệ têm trầu, ăn cùng với quả cau và vôi tôi. Tuy nhiên, ít người biết rằng, lá trầu không còn là vị thuốc nam quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh lý hô hấp, trong đó có viêm phế quản mãn tính.

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm và quy vào kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng khu phong tán hàn, hành khí, chỉ thống, hóa đàm, giảm ngứa rát. Lá trầu không còn có khả năng sát khuẩn (nhờ tính nóng ấm, vị cay) nên có khả năng kìm hãm sự phát triển của các nhóm vi khuẩn đường hô hấp. Ngoài việc sử dụng cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không, còn có thể dùng trong điều trị các chứng bệnh ngoài da. 

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không hiệu quả
Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không hiệu quả

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong lá trầu không có chứa lượng lớn tinh dầu thơm. Lượng tinh dầu này có tác dụng cải thiện rõ rệt các biểu hiện đường hô hấp như: ho khan, ho có đờm, khó thở, mệt mỏi, sốt nhẹ, ớn lạnh,…Ngoài ra, trong lá trầu không chứa hai hợp chất chavicol và betel – kháng sinh tự nhiên. Do đó, các bài thuốc từ lá trầu không có khả năng kìm hãm và tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp

Các cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không

Các cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không đều khá đơn giản, nguyên phụ liệu dễ kiếm ngay tại nhà. Người bệnh có thể tham khảo 5 cách sử dụng lá trầu không cơ bản nhất để chế biến bài thuốc chữa viêm phế quản dưới đây.

Sử dụng lá trầu không nguyên chất

Không cần chế biến cầu kỳ, cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không nguyên chất cũng khá hiệu nghiệm.

Nguyên liệu:

  • Khoảng 10-15 lá trầu không (chọn loại lá tươi bản to, không héo úa)
  • 1 nắm muối hạt

Cách thực hiện:

  • Nhặt lấy phần lá tươi, nguyên vẹn, loại bỏ toàn bộ lá héo úa
  • Rửa sạch nhiều lần với nước, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn
  • Vớt lá trầu không, để thật ráo nước
  • Giã nát lá trầu không bằng cối sạch
  • Chắt lấy phần nước cốt (sử dụng tấm vải mỏng, sạch)
  • Uống 2 lần/ngày, sau bữa ăn để tăng hiệu quả điều trị

Sử dụng lá trầu không nguyên chất khá đơn giản trong chế biến, tuy nhiên vị hăng, cay nồng lại khó uống, không phù hợp với trẻ nhỏ và những người kén ăn. Để gia tăng hương vị, người bệnh nên tham khảo một số bài thuốc có kết hợp với nguyên liệu khác nhằm kích thích vị giác.

Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không và mật ong 

Mật ong có vị ngọt thơm, khi kết hợp với cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không giúp trung hòa vị hăng, tăng hương vị. Bên cạnh đó, trong mật ong chứa một lượng lớn vi chất dinh dưỡng và các chất kháng viêm, có tác dụng làm dịu cổ họng, long đờm, giảm ho

Kết hợp mật ong nâng cao hiệu quả điều trị cho bài thuốc
Kết hợp mật ong nâng cao hiệu quả điều trị cho bài thuốc

Nguyên liệu:

  • 10-12 lá trầu không
  • 3-4 thìa mật ong nguyên chất
  • 1 bát nước sôi

Cách thực hiện:

  • Nhặt lấy phần lá tươi, loại bỏ lá héo, úa
  • Rửa sạch với nước, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút
  • Vớt lá ra rổ, để thật ráo nước
  • Ngâm lá trầu không trong nước sôi khoảng 20 phút cho phần hoạt chất hòa tan vào nước
  • Vò nát phần lá, thu lấy nước cốt, bỏ phần bã
  • Thêm lượng mật ong đã chuẩn bị vào phần nước cốt, khuấy đều. Có thể chưng cách thủy liu riu khoảng 10 phút rồi dùng khi còn ấm
  • Dùng mỗi ngày 1-2 lần, kiên trì tối thiểu 7 ngày sẽ thấy hiệu quả

Với bài thuốc kết hợp với mật ong, tuyệt đối không áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Do thành phần trong mật ong có thể gây ngộ độc ở trẻ, có thể thay mật ong bằng đường phèn nếu muốn dùng cho trẻ.

Mẹo sử dụng lá trầu không và gừng tươi trị viêm phế quản

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, tác động vào họng, phế quản – phổi. Do đó, gừng cũng là vị thuốc có thể sử dụng riêng lẻ trong các cách trị bệnh lý đường hô hấp. Khi kết hợp gừng với cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không sẽ giúp bài thuốc nâng cao hiệu quả điều trị

Có thể kết hợp gừng trong bài thuốc
Có thể kết hợp gừng trong bài thuốc

Nguyên liệu:

  • 10-12 lá trầu không
  • ½ củ gừng tươi
  • 1 bát nước sôi

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút
  • Vớt ra rổ để thật ráo nước
  • Thái nhỏ thành sợi, ngâm vào nước sôi khoảng 20 phút
  • Sử dụng khăn vải mỏng, vắt kiệt lấy phần nước cốt
  • Gừng thái lát mỏng, đun phần nước sôi lên rồi tắt bếp, thả lát gừng vào
  • Sử dụng bài thuốc khi còn ấm để duy trì hiệu quả điều trị tốt nhất. Uống mỗi ngày 2 lần, sau bữa ăn khoảng 20 phút

Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không và củ nén

Củ nén, hay còn gọi là hành tăm, là loại gia vị phổ biến ở vùng Quảng Nam, Quảng Trị. Đây cũng là vị thuốc với tác dụng long đờm, tiêu độc, giảm ho, sát khuẩn nên có thể kết hợp với lá trầu không trong bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính. 

Bài thuốc kết hợp với củ nén nâng cao hiệu quả điều trị
Bài thuốc kết hợp với củ nén nâng cao hiệu quả điều trị

Nguyên liệu:

  • 10-12 lá trầu không
  • 10 củ nén
  • 1 bát nước sôi

Cách thực hiện:

  • Nhặt lá trầu không, rửa sạch nhiều lần, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút, vớt ra rổ để thật ráo nước
  • Củ nén bóc vỏ, rửa sạch để ráo nước
  • Giã nhuyễn lá trầu không và củ nén, để riêng
  • Cho lần lượt từng vị thuốc, ngâm vào nước sôi trong 20 phút
  • Chắt lấy phần nước cốt để sử dụng
  • Uống mỗi ngày 2 lần, sau ăn 15-20 phút. Kiên trì sử dụng trong tối thiểu 4-5 ngày để thấy sự thuyên giảm triệu chứng

Lá trầu không, đinh hương, nhục đậu khấu

Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không, đinh hương, nhục đậu khấu cũng khá hiệu quả trong giảm ho, tiêu đờm, giảm phù nề. Trong các vị thuốc đều chứa các hoạt chất kháng khuẩn, tốt cho nhiễm trùng cổ họng và các bệnh lý hô hấp

Nhục đậu khấu, đinh hương, lá trầu không - bài thuốc cho chứng bệnh hô hấp
Nhục đậu khấu, đinh hương, lá trầu không – bài thuốc cho chứng bệnh hô hấp

Nguyên liệu: 

  • Lá trầu không: 10 lá
  • Nụ đinh hương: 5-6g
  • Nhục đậu khấu: 5-5g
  • Nước lọc: 300ml

Cách thực hiện

  • Rửa sạch toàn bộ các nguyên liệu, ngâm khoảng 10-15 phút cho sạch hoàn toàn
  • Vớt ra rổ, để thật ráo nước
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm lượng nước đã chuẩn bị. Đun sôi toàn bộ hỗn hợp trong vòng 10 phút
  • Để nguội bớt, chắt lấy phần nước khi sử dụng
  • Chia lượng thuốc làm 3 lần uống trong ngày

Kiên trì sử dụng bài thuốc này tối thiểu trong vòng 10 ngày để thấy được tác dụng hiệu quả điều trị mà nó đem lại.

Lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa viêm phế quản

Cũng giống như nhiều phương pháp khác, sử dụng bài thuốc từ lá trầu không cũng có những hạn chế nhất định. Để giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra, khi sử dụng người bệnh cần lưu ý:

  • Không nên chọn loại lá trầu non, chọn lá già vì trong đó chứa lượng lớn tinh dầu, nâng cao hiệu quả điều trị
  • Thời gian điều trị tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng một thời gian để thấy hiệu quả
  • Trong quá trình điều trị, nếu thấy triệu chứng của bệnh diễn tiến nặng hơn hoặc có dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy, đau đầu, buồn nôn,…phải ngưng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ
Không lạm dụng cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không trong trường hợp bệnh nặng
Không lạm dụng cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không trong trường hợp bệnh nặng
  • Chỉ áp dụng một cách kết hợp trong quá trình điều trị, không sử dụng đồng thời nhiều cách, đặc biệt là kết hợp củ nén và mật ong
  • Các bài thuốc trên có thể dùng cho trẻ nhỏ (không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi). Tuy nhiên, liều lượng mỗi lần chỉ bằng ⅓ – ½ của người lớn. Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng bài thuốc từ lá trầu không. Tránh tình trạng tương tác với phương pháp điều trị chính do bác sĩ chỉ định
  • Lựa chọn khung giờ cố định mỗi ngày dùng thuốc để thuốc có thời gian đủ để hấp thu, chuyển hóa và thải trừ
  • Vận động thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh đường hô hấp

Bài viết vừa rồi đã gợi ý đến người bệnh 5 cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không. Các biện pháp này đều có thể thực hiện ngay tại nhà, cho hiệu quả với các chứng bệnh mới khởi phát, triệu chứng còn nhẹ. Người bệnh không nên lạm dụng khi bệnh diễn tiến nặng, cần đi khám ngay để có hướng điều trị phù hợp.

Có thể bạn cần:

4.5/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?