Viêm Phế Quản Cấp Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Viêm phế quản cấp là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, thường xảy ra ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh kéo dài lâu ngày có thể diễn tiến nặng hơn sang giai đoạn mãn tính và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Nhận biết triệu chứng và thực hiện các biện pháp đẩy lùi nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để chữa dứt điểm tình trạng này từ giai đoạn đầu.

Viêm phế quản cấp là gì? Bệnh có lây không?

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm ống niêm mạc phế quản – phổi gây tình trạng phù nề, sưng đau cổ họng ở mức độ cấp tính. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng ho dữ dội, đau họng kèm theo khó thở. Các triệu chứng này có thể thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần tích cực điều trị. 

Viêm phế quản cấp là bệnh lý hô hấp phổ biến
Viêm phế quản cấp là bệnh lý hô hấp phổ biến

Đây là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng có thể diễn tiến sang tình trạng mãn tính dai dẳng kéo dài. Người bệnh nên chủ động đi khám và điều trị khi bệnh mới khởi phát để chữa dứt điểm, hạn chế nguy cơ gây biến chứng đường hô hấp

Viêm phế quản cấp gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do virus, vi khuẩn xâm nhập từ ngoài môi trường qua đường hô hấp. Do đó, đây là bệnh lý HOÀN TOÀN CÓ THỂ LÂY LAN qua đường hô hấp. Những con đường chủ yếu cần đề phòng như sau: 

  • Lây lan do tiếp xúc trực tiếp: Nói chuyện với người bệnh ở cự ly gần, tiếp xúc với dịch nhầy của người bệnh khi hắt hơi, khạc nhổ ra không khí,…
  • Lây lan do tiếp xúc gián tiếp: Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải, bát đũa, cốc chưa vệ sinh kỹ,….

Tuy nhiên, cũng không cần quá lo lắng vì khả năng lây nhiễm không phải 100%. Nếu bản thân người bệnh chủ động thực hiện biện pháp lây lan như đeo khẩu trang, che miệng khi ho hoặc hắt hơi,…sẽ không có nguy cơ lây nhiễm. Bên cạnh đó, tình trạng lây lan sẽ ít xảy ra với người có sức đề kháng tốt, có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh.

Các đối tượng thường gặp 

Viêm phế quản cấp tính là bệnh lý hô hấp phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Cụ thể là đối tượng trẻ em, trẻ sơ sinh, người già, phụ nữ có thai, người suy nhược cơ thể,…

Trẻ em là đối tượng thường mắc bệnh
Trẻ em là đối tượng thường mắc bệnh

Với trẻ em, hệ miễn dịch đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện nên cơ thể rất dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn đường hô hấp. Không những thế, tình trạng viêm phế quản ở trẻ em, trẻ sơ sinh thường diễn tiến nặng hơn và cần được điều trị từ sớm để chữa dứt điểm, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ

Với những đối tượng khác như người già, phụ nữ có thai, người suy nhược cơ thể,….sức đề kháng suy giảm dẫn đến khả năng chống lại bệnh tật cũng hạn chế.

Triệu chứng viêm phế quản cấp

Các triệu chứng của viêm phế quản cấp thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác. Do đó, việc nhận biết đúng biểu hiện bệnh từ sớm là cách tốt nhất để có hướng điều trị đúng cách. Người bệnh cần cảnh giác nếu gặp các biểu hiện sau đây:

  • Viêm long đường hô hấp trên: Viêm mũi họng, đau họng, ho, hắt hơi, sổ mũi, có thể có sốt. Các biểu hiện viêm nhiễm khác đi kèm như: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan,…
  • Ho: Ho khan, ho có đờm, ho thành cơn dai dẳng kéo dài, cảm giác đau rát khi gắng sức ho
  • Khạc đờm: Đờm màu trong hoặc có màu xanh/vàng, màu trắng đục (với trường hợp đờm có màu là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng, cần đi khám sớm để xử lý kịp thời) 
  • Khó thở: Ống niêm mạc phế quản phù nề, dẫn đến bít tắc đường thở. Người bệnh cảm thấy khó thở, nhất là khi nằm, tiếng thở rít
  • Xuất tiết theo đường mũi họng: Chảy nước mũi, sổ mũi, nghẹt mũi
  • Đau tức ngực: Cơn đau tăng khi ho hoặc nuốt
  • Sốt nhẹ: Triệu chứng không điển hình nhưng vẫn có thể xuất hiện ở một số đối tượng, đặc biệt là trẻ em, trẻ sơ sinh

Nếu các biểu hiện trên diễn tiến kéo dài trên 5 ngày, người bệnh cần đi khám ngay để được chỉ định phương pháp phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc các biện pháp điều trị tại nhà, tránh bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị dứt điểm

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản giai đoạn cấp

Viêm phế quản cấp xảy ra do sự tác động của các tác nhân gây bệnh đường hô hấp gây viêm nhiễm và phù nề niêm mạc phế quản – phổi. Các nguyên nhân cụ thể cần nhắc đến như sau:

  • Tác nhân virus đường hô hấp: Có đến 90% các trường hợp viêm phế quản gây ra bởi virus. Các nhóm virus thường gặp ở bệnh này phải kể đến như virus cúm (myxovirus); coronavirus; rhinovirus; virus đường hô hấp RSV; enterovirus; adenovirus; các chủng virus herpes;….
Vi khuẩn, virus là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản cấp
Vi khuẩn, virus là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản cấp
  • Vi khuẩn: Viêm nhiễm phế quản cũng có thể gây ra bởi vi khuẩn. Con đường xâm nhập của vi khuẩn tương tự như virus nhưng nghiêm trọng hơn, gây tình trạng nhiễm trùng cổ họng (vi khuẩn ho gà, chlamydia pneumoniae;….)
  • Ảnh hưởng của môi trường sống: Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng là nguyên nhân gây kích ứng vùng niêm mạc hầu họng. Tình trạng này cũng có thể gặp ở người phải làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại mà không mang đồ bảo hộ phù hợp (găng tay, khẩu trang,…)
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Sức đề kháng suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh
  • Trực tiếp hoặc gián tiếp hút thuốc lá: Thành phần có hại trong thuốc lá gây ảnh hưởng tới phế quản – phổi, gây các bệnh lý đường hô hấp cấp tính và mãn tính
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể không kịp thích ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp (thường gặp khi trời trở lạnh đột ngột)
  • Các bệnh lý đường hô hấp: Người bệnh mắc các bệnh hô hấp khác như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai,…đều có nguy cơ mắc viêm phế quản do mối liên hệ mật thiết giữa các cơ quan hô hấp
  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Tình trạng dư thừa acid trong dịch vị dạ dày, đẩy ngược lên vùng thực quản, tạo môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm

Xác định chính xác nguyên nhân gây viêm phế quản cấp là cách tốt nhất để người bệnh sớm có phương hướng điều trị phù hợp. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu điều trị đúng cách. Ngược lại, thiếu chủ động trong điều trị là nguyên nhân khiến bệnh diễn tiến sang mãn tính và gây biến chứng đường hô hấp

Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp tính như thế nào?

Viêm phế quản cấp tính có thể thuyên giảm sau 5-7 ngày nếu điều trị sớm và đúng cách. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám bởi bác sĩ có chuyên môn. Thông qua hỏi đáp về tình trạng người bệnh, thăm khám triệu chứng lâm sàng sẽ giúp bác sĩ có chẩn đoán ban đầu về tính trạng của người bệnh. 

Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể phải thực hiện các xét nghiệm cần thiết (nuôi cấy và xác định loại virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm; xét nghiệm máu; chụp x-quang;…). Từ các kết quả nhận được, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng người bệnh

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp của Bộ y tế

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp của Bộ y tế (phương pháp Tây y) được đa số người bệnh lựa chọn. Các triệu chứng cấp tính của bệnh có thể thuyên giảm chỉ sau 5 – 7 ngày dùng thuốc theo chỉ định. Phác đồ này được chỉ định theo nguyên tắc kết hợp thuốc điều trị nguyên nhân và thuốc giảm triệu chứng. Cụ thể như sau:

Điều trị nguyên nhân

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ chỉ định nhóm thuốc này trong trường hợp xác định được nguyên nhân gây bệnh là nhiễm khuẩn
  • Thuốc trị bệnh lý về dạ dày: Chỉ định khi nguyên nhân chính gây viêm nhiễm cổ họng là do tình trạng trào ngược thực quản dạ dày. Các nhóm thuốc với mục đích trung hòa acid dịch vị, hạn chế tình trạng ợ hơi, ợ chua lên vùng cổ họng gây viêm cấp tính
  • Thuốc kháng viêm corticoid: Có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, làm lành ổ viêm, tái tạo lớp niêm mạc khỏe mạnh. Tùy mức độ, người bệnh có thể dùng theo đường uống, khí dung hoặc dạng tiêm (mức độ nặng)
Điều trị theo phác đồ Bộ y tế để nhanh chóng hết bệnh
Điều trị theo phác đồ Bộ y tế để nhanh chóng hết bệnh

Điều trị triệu chứng

Các biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ống phế quản – phổi gây khó chịu cho người bệnh. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc cải thiện triệu chứng như sau:

  • Thuốc giảm ho: Biểu hiện ho kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, đau rát cổ họng, khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Người bệnh có thể được chỉ định dùng Dextromethorphan; Terpin codein;…với mục đích giảm ho
  • Thuốc long đờm: Giúp người bệnh bài tiết dễ dàng dịch nhầy trong cổ họng ra ngoài, loại bỏ môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, virus. Một số thuốc thường kê như Acetylcystein; Ambroxol;…
  • Thuốc giãn phế quản: Kê khi người bệnh có triệu chứng khó thở dữ dội do niêm mạc phế quản phù nề, gây bít tắc đường thở. Các thuốc thường dùng dưới dạng khí dung, dạng xịt, ví dụ như Salbutamol; Terbutaline;….
  • Thuốc hạ sốt: Kê nếu người bệnh có dấu hiệu sốt cao trên 38,5 độ. Một số thuốc thông dụng như Ibuprofen, Paracetamol,….
  • Nước muối sinh lý: Sử dụng làm sạch mũi họng, ngăn cản sự phát triển của virus, vi khuẩn do môi trường hoạt động không còn. Người bệnh nên hình thành thói quen rửa mũi họng mỗi ngày với muối sinh lý dù có bị viêm nhiễm hay không.
  • Thuốc bổ, vitamin: Kê thêm với mục đích nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch giúp người bệnh có sức chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh

Các nhóm thuốc Tây y phù hợp cho tình trạng bệnh cấp tính tuy nhiên có khả năng gây tác dụng phụ nếu không dùng đúng chỉ định của bác sĩ. Do đó, người bệnh không tự ý mua và sử dụng thuốc, cần đi khám để dùng thuốc theo đơn, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị

Các mẹo chữa dân gian tại nhà

Với tình trạng viêm phế quản cấp mới khởi phát, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp dân gian tại nhà. Đồng thời, người bệnh cũng có thể áp dụng song song với phương pháp điều trị bằng thuốc nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Việc kết hợp điều trị sẽ giúp triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm và dứt điểm hoàn toàn

  • Bài thuốc từ mật ong: Người bệnh chỉ cần ngậm trực tiếp mật ong trong cổ họng mỗi ngày sẽ giúp giảm ho, dịu cổ họng hiệu quả. Ngoài ra, cũng thế sử dụng kết hợp mật ong với nước cốt chanh, pha với nước ấm và uống vào buổi sáng, sau khi ăn no để thấy được hiệu quả
  • Dùng gừng trị viêm phế quản: Gừng có tính cay, ấm, tác dụng rất tốt cho cổ họng khi bị viêm nhiễm gây ho, phù nề. Người bệnh chỉ cần thái lát gừng, đun lấy nước uống, có thể bổ sung thêm 1-2 thìa mật ong để tăng hương vị và tăng hiệu quả điều trị
  • Bài thuốc từ lá hẹ: Thành phần kháng sinh tự nhiên trong lá hẹ rất tốt cho các bệnh lý đường hô hấp gây ra bởi virus, vi khuẩn. Người bệnh có thể kết hợp lá hẹ với đường phèn/mật ong, chưng cách thủy 15 phút và dùng phần nước cốt để uống
Bài thuốc từ tỏi đơn giản tại nhà 
Bài thuốc từ tỏi đơn giản tại nhà
  • Cách trị bệnh sử dụng tỏi: Tỏi chứa lượng Allicin – chất kháng sinh tự nhiên tốt cho tình trạng viêm phế quản cấp. Người bệnh có thể ăn 1-2 tép tỏi sống mỗi ngày hoặc ngâm với giấm ăn, mật ong (có thể bảo quản để dùng dần). Khi sử dụng nên uống cả phần nước và ăn phần tép tỏi để nâng cao hiệu quả

Như đã nói ở trên, các phương pháp dân gian chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Đặc biệt, trong trường hợp người bệnh ho có đờm xanh/vàng, bắt buộc phải sử dụng nhóm thuốc diệt khuẩn (thuốc kháng sinh, kháng viêm) theo Tây y để trị dứt điểm.  

Chữa viêm phế quản giai đoạn cấp tính bằng đông y

Người bệnh mắc viêm phế quản cấp tính cũng có thể tham khảo phương pháp điều trị bằng Đông y. Nguyên tắc điều trị của Đông y là đi từ căn nguyên của bệnh nên thời gian chữa trị thường kéo dài và hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa người bệnh. 

Theo Đông y, viêm phế quản gây ra bởi các yếu tố phong hàn, phong nhiệt từ bên ngoài xâm nhập. Cách điều trị hiệu quả từ Đông y tác động chủ yếu vào các tạng phế, tỳ, thận với tác dụng điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể. Khi đó, các triệu chứng bệnh có thể tự thuyên giảm, bệnh tự lui do tác nhân được loại bỏ

Cụ thể một số bài thuốc Đông y mà người bệnh nên tham khảo điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính như sau:

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm có phục linh 16g; tiền hồ 12g; hạnh nhân 12g; tô diệp 10g; cát cánh 10g; trần bì 8g; chỉ xác 8g; bán hạ chế 8g; sinh khương 3 lát. Sắc cùng 3 bát nước đến khi còn khoảng ½ lượng nước thì tắt bếp, dùng thuốc trong ngày
Điều trị viêm phế quản cấp bằng Đông y
Điều trị viêm phế quản cấp bằng Đông y
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị nguyên liệu gồm có hạnh nhân 12g; sa sâm 12g; đậu xị 12g; tang diệp 12g; sa sâm 12g; tiền hồ 12g; cát cánh 10g; chi tử 8g; cam thảo 6g; xuyên bối mẫu 6g. Sắc thuốc thật kỹ đến khi nước thuốc sánh lại. Chia làm 2 lần uống trong ngày (sáng, tối)

Người bệnh cũng cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn nếu muốn sử dụng bất kỳ bài thuốc Đông y nào. Trong quá trình dùng, nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn chuyển hướng điều trị.

Chữa bệnh viêm phế quản ở đâu tốt nhất?

Đây cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi mắc bệnh viêm phế quản cấp. Lựa chọn đúng địa chỉ điều trị sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nhanh chóng nhất, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Chúng ta có thể tham khảo một số địa chỉ dưới đây:

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

Đây là bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực Tai-Mũi-Họng, đầy đủ các chuyên khoa thăm khám, cấp cứu bệnh về tai mũi họng, đặc biệt là bệnh viêm phế quản cấp. Nơi đây có đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa tài giỏi, kinh nghiệm lâu năm giúp người bệnh đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất. 

  • Địa chỉ: Bệnh viện ở số 78 trên đường Giải Phóng, thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 02438686050.

Bệnh viện Bạch Mai:

Bệnh viện Bạch Mai cũng là một địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân bị viêm phế quản cấp  lựa chọn điều trị hiện nay. Nơi đây có các kỹ thuật chuyên khoa rất hiện đại, nhiều bác sĩ có chuyên môn giỏi, đội ngũ y bác sĩ tận tâm, nhiệt tình với mọi bệnh nhân.

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm tại số 78 Giải Phóng, cùng trục đường với bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0869587728.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108:

Địa chỉ tiếp theo được nhiều người bệnh tìm đến để thăm khám và chữa trị hiện nay là bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bệnh viện thuộc hạng đặc biệt trong cả nước, có đội ngũ bác sĩ rất giỏi chuyên môn, nhiều hệ thống máy móc hiện đại, áp dụng các kỹ thuật công nghệ cao giúp bệnh nhân đạt kết quả tốt nhất.

  • Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 0967751616.

Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh:

Đây là địa chỉ khám chữa bệnh viêm phế quản và nhiều bệnh lý khác rất nổi tiếng tại khu vực miền Nam. Bệnh nhân sẽ được thăm khám và điều trị bởi các chuyên gia, bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao. Hệ thống máy móc trang thiết bị cũng rất hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của bệnh nhân.

  • Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, thuộc phường 11, quận 5, hoặc số 201 trên đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5 và địa chỉ số 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8 quận Phú Nhuận.
  • Số điện thoại: 02838554269.

Bệnh viện FV:

bệnh viện FV cũng là nơi thăm khám và chữa trị viêm phế quản cấp rất uy tín của người dân khu vực miền Nam. Bệnh viện có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ rất giỏi chuyên môn với nhiều phác đồ điều trị bệnh hiệu quả. Các thiết bị phục vụ quá trình khám chữa bệnh cũng đạt tiêu chuẩn hiện đại, đảm bảo đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

  • Địa chỉ: Bệnh viện thuộc số 6 đường Nguyễn Lương Bằng Nam Sài Gòn, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Số điện thoại: 02854113333.

Chăm sóc và phòng tránh bệnh như thế nào?

Viêm phế quản cấp là bệnh lý hô hấp phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng (phổ biến hơn ở trẻ em, trẻ sơ sinh). Tuy bệnh có thể điều trị dứt điểm nhưng các triệu chứng của bệnh thường xuyên gây khó chịu cho người bệnh. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh là điều cần thiết, cụ thể như sau:

  • Vệ sinh tai mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý
  • Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, có thể sử dụng dưới nhiều dạng: nước khoáng, nước hoa quả, nước canh,….
  • Trong thời gian mắc bệnh, nên dùng đồ ăn loãng, mềm, dễ nuốt. Tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá nguội, gây kích ứng cổ họng
Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị
Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị
  • Tiêm vacxin phòng một số virus cúm thông thường cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Mang mặc trang phục bảo hộ khi tới khu vực ô nhiễm hóa chất hoặc ô nhiễm khói bụi
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người có biểu hiện ho nhiều, ho có đờm, ho khan,…
  • Điều trị các bệnh lý hô hấp liên quan khác triệt để, không để dai dẳng kéo dài nhiều ngày
  • Nâng cao sức đề kháng bằng cách thường xuyên vận động, luyện tập thể thao hàng ngày
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vùng cổ họng
  • Có thể dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ, điều hòa không khí khi ngủ, giúp người bệnh dễ thở và dễ ngủ hơn

Viêm phế quản cấp là tình trạng diễn tiến cấp tính các triệu chứng đau họng, ho, khó thở ở người bệnh. Tình trạng này có thể khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày điều trị tích cực và đúng hướng. Do đó, người bệnh nên chủ động đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Thuốc Chữa Viêm Họng Được Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?