Viêm khớp háng uống thuốc gì hiệu quả nhanh nhất?

Viêm khớp háng uống thuốc gì tốt nhất là câu hỏi được không ít bệnh nhân đặt ra. Bởi lẽ bên cạnh việc cải thiện chế độ sinh hoạt, sử dụng thuốc Tây y giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng đau nhức khó chịu, kéo dài dai dẳng ở người bệnh. Bạn đọc hãy cùng với bài viết sau đây tìm hiểu các loại thuốc Tây y điều trị vấn đề viêm đau khớp háng hiệu quả.

Viêm khớp háng là thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng sưng, đau nhức hoặc thoái hóa của các cơ và xương vùng chậu. Bệnh thuộc dạng rối loạn xương khớp tiến triển (progressive disorder), nghĩa là nó thường bắt đầu một cách từ từ và dần trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Bệnh phổ biến nhất ở lứa tuổi trên 60, nhất là những đối tượng làm công việc tay chân nặng nhọc.

Điều trị tình trạng này phụ thuộc vào thể bệnh, mức độ, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Hiện nay, hai biện pháp phổ biến nhất là vật lý trị liệu phục hồi chức năng và dùng thuốc Tây y. 

Viêm khớp háng uống thuốc gì? – Top thuốc hiệu quả nhất

Sử dụng thuốc Tây y điều trị có rất nhiều lợi ích cụ thể như cho tác dụng nhanh chóng, cách dùng đơn giản và tiện lợi,…Chính vì vậy, đây là biện pháp được nhiều người bệnh tin dùng. Vậy, viêm khớp háng uống thuốc gì tốt nhất? Bạn hãy theo dõi các loại dược phẩm mà bài viết tổng hợp dưới đây:

Các loại thuốc giảm đau

Các loại thuốc này có công dụng chính để cải thiện cảm giác đau nhức trên cơ thể mà không khiến người dùng buồn ngủ. Thuốc giảm đau thường được các chuyên gia phân loại dựa trên mức độ tác động của chúng. 

Viêm khớp háng uống thuốc gì? - Thuốc giảm đau
Viêm khớp háng uống thuốc gì? – Thuốc giảm đau

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ điều trị sẽ kê đơn cho bạn sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau. Đối với chứng viêm nhức khớp háng, một số loại thuốc tiêu biểu thường được sử dụng là:

  • Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroids: Đây là nhóm được dùng phổ biến, nhất là với các trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình. Thuốc hoạt động với cơ chế ngăn chặn các enzyme cyclooxygenase sản xuất prostaglandin. Ví dụ: Tolmetin, ibuprofen, ketoprofen, celecoxib, meloxicam,…
  • Nhóm thuốc Salicylates: Đây là nhóm thuốc được điều chế từ nguồn nguyên liệu tự nhiên (ví dụ vỏ liễu trắng, cây lộc đề,..) hoặc từ axit salicylic. Những dược phẩm thuộc nhóm này hoạt động tương tự theo cơ chế của thuốc chống viêm không chứa steroids. Ví dụ: Diflunisal, salsalate, magie salicylate,…
  • Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện: Các loại thuốc này hoạt động theo cơ chế liên kết với thụ thể opioid, trở thành một phần của hệ thống opioid để thông qua đó kiểm soát các cơn đau và khiến cơ thể dễ chịu hơn. Thông thường, bệnh nhân dùng thuốc dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ và chỉ sử dụng với dạng viêm khớp mãn tính. Ví dụ: Alfentanil, codeine, fentanyl,…
  • Nhóm thuốc ức chế COX-2: Các loại thuốc trong nhóm này hoạt động với cơ chế ngăn chặn enzyme COX-2 sản xuất prostaglandin, từ đó giúp giảm đau sau chấn thương hoặc giảm viêm nhiễm. Loại thuốc này cũng thường được coi là nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid dạng đặc biệt. Ví dụ: Rofecoxib, celebrex, valdecoxib,…

Hầu hết các loại thuốc giảm đau đều an toàn nếu bạn sử dụng trong thời gian ngắn và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroids như ibuprofen, acetaminophen,…thường lành tính hơn các dạng còn lại.

Tuy nhiên, thuốc giảm đau vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, kích ứng niêm mạc bao tử,… 

[middle_link]

Các loại thuốc viêm khớp dạng thấp DMARDs

Nếu tình trạng viêm khớp háng thuộc về thể viêm khớp dạng thấp thì các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc DMARDs với lộ trình điều trị kéo dài vài tháng. Đây được coi là biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả nhất trong những năm trở lại đây và nhận được đánh giá tích cực từ người bệnh.

Các loại thuốc viêm khớp dạng thấp DMARDs hoạt động với cơ chế làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của viêm nhiễm bằng cách làm gián đoạn quá trình miễn dịch của cơ thể.

Những loại thuốc này không cần dùng kèm với các thuốc giảm đau và chống viêm không chứa steroids. Nhược điểm duy nhất của thuốc là cần một khoảng thời gian khá dài để chữa trị, tầm 6 tháng mới có thể phát huy hoàn toàn tác dụng. 

Người bị viêm khớp háng có thể uống DMARDs
Người bị viêm khớp háng có thể uống DMARDs

Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến và những điều bạn cần thận trọng trong khi dùng chúng:

  • Hydroxychloroquine sulfate: Thuốc không được khuyến khích sử dụng ở những bệnh nhân có vấn đề về thị lực vì có thể làm giảm tầm nhìn. Bên cạnh đó, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như đau đầu, đau bụng, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa ngáy trên da,..
  • Methotrexate: Thuốc không được khuyến khích trong trường hợp bạn có tiền sử bệnh gan, bệnh phổi, nghiện rượu hoặc đang có ý định mang thai. Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây ra một số các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, rụng tóc, đau bụng, sốt và ớn lạnh.
  • Tofacitinib: Loại thuốc này được cần thận trọng nếu dùng cho người có tiền sử nhiễm trùng gan, bệnh phổi, nghiện rượu hoặc đang trong thai kỳ. Trong quá trình sử dụng thuốc, cần lưu ý nếu cơ thể gặp phải các biểu hiện như đau đầu, tiêu chảy, chảy nước mũi, có đờm trong cổ họng.

Các loại thuốc chống viêm có steroids – Glucocorticoid

Glucocorticoids là loại thuốc chống viêm liều mạnh đồng thời mang tác dụng ức chế các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nhóm thuốc này nếu dùng trong điều trị viêm khớp háng có thể làm giảm cơn đau và ngăn chặn (làm chậm) quá trình tổn thương của mô cơ khớp. Thông thường, thuốc được dùng qua đường uống, nếu tình trạng đau nặng hơn có thể chỉ định dạng tiêm.

Glucocorticoids có nguy cơ gây tác dụng phụ khá cao, vì thế bạn chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn. Các loại thuốc này cũng có thể dùng kết hợp với DMARDs trong điều trị viêm khớp háng dạng thấp. Nếu các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng trong quá trình dùng thuốc, tuyệt đối không được ngừng thuốc đột ngột mà cần xin tư vấn của bác sĩ trước đó.

Dưới đây là danh sách Glucocorticoids và những lưu ý trong khi bạn dùng thuốc:

  • Betamethasone: Betamethasone không được khuyến khích sử dụng trong trường hợp bạn có tiền sử bệnh lao, tiểu đường, huyết áp cao và loãng xương. Thận trọng trong khi dùng thuốc vì Betamethasone có thể gây ra các tác dụng phụ như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, khó tiêu, yếu cơ, nhiễm trùng, ăn không ngon và giảm mật độ canxi.
  • Prednisone: Giống như Betamethasone, Prednisone cũng không được khuyến nghị trong trường hợp bệnh nhân bị lao phổi, huyết áp cao, tiểu đường, dễ bầm tím và loãng xương. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như  tâm trạng thất thường, lo âu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,…

Các loại thuốc ức chế Janus Kinase

Các loại thuốc ức chế JAK thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân viêm khớp háng dạng thấp. Thể bệnh này khiến cơ thể không ngừng sản sinh ra một loại protein được gọi là cytokine có khả năng tích hợp với thụ thể miễn dịch và gây ra tình trạng viêm.

Thuốc ức chế JAK lúc này hoạt động bằng cách ngăn chặn đầu não gửi tín hiệu sản xuất cytokine, từ đó làm giảm các triệu chứng của viêm đau khớp.

Viêm khớp háng uống thuốc gì? - Thuốc ức chế JAK
Viêm khớp háng uống thuốc gì? – Thuốc ức chế JAK

Các loại thuốc này sẽ được chỉ định khi thuốc viêm khớp dạng thấp DMARDs không đem lại hiệu quả đáng kể cho người bệnh. Chúng cũng phù hợp với những người không thích ứng được với cách dùng thuốc qua đường tiêm vì dạng bào chế chính của JAK là viên uống.

Một số loại thuốc ức chế Janus Kinase thường được sử dụng là:

  • Baricitinib: Liều lượng thuốc sử dụng phụ thuộc vào thể trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bạn cần thận trọng nếu có tình trạng sau: Thiếu máu, ung thư, viêm gan B và C, bệnh lao, viêm dạ dày hoặc các bệnh đường ruột. Baricitinib có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, da xanh xao, chóng mặt, đau quặn bụng, chán ăn, nôn mửa,…
  • Upadacitinib 15mg: Upadacitinib có thể ức chế hệ miễn dịch, vì vậy bạn không nên dùng thuốc nếu vốn có tiền sử thiếu máu, nhiễm trùng, bệnh gan, bệnh tủy,.. Trong khi sử dụng Upadacitinib, cần thận trọng nếu cơ thể có các dấu hiệu bất thường như buồn nôn, đau bụng dữ dội, ngứa ngáy nổi mẩn, sốt và ngất xỉu.

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc chữa viêm khớp háng

Trong khi sử dụng các loại thuốc chữa viêm khớp háng, bạn cần lưu ý một số các vấn đề dưới đây:

Thành phần thuốc

Nhiều người thường có thói quen uống thuốc mà không đọc kỹ về thành phần thuốc trong hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bạn dễ gặp phải tác dụng phụ, đặc biệt nếu cơ thể bạn dễ mẫn cảm với bất kì hoạt chất nào có trong thuốc. Vì vậy, dù đã có đơn kê từ bác sĩ, bạn vẫn nên đọc kỹ thành phần thuốc trước khi sử dụng.

Thời điểm uống thuốc

Các loại thuốc Tây y thường đạt được hiệu quả tốt nhất khi người bệnh cố định thời điểm uống thuốc trong ngày, ví dụ như sau bữa ăn một tiếng đồng hồ. Thói quen này cũng giúp bạn tránh được nguy cơ bỏ quên liều, đảm bảo liệu trình điều trị.

Người bệnh chú ý thời điểm uống thuốc
Người bệnh chú ý thời điểm uống thuốc

Cách sử dụng thuốc

Bạn cần tuyệt đối dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Với các loại thuốc dạng bào chế viên uống, bạn tốt nhất nên uống chung với một cốc nước lọc. Còn với thuốc dạng lỏng đường uống, bạn cần có cách dụng cụ đo lượng chính xác liều lượng trước khi dùng.

Nếu bạn lỡ quên một liều, cứ tiếp tục thực hiện theo đúng đơn thuốc đã kê, không nên tự ý tăng gấp đôi liều trong lần uống thuốc sau đó.

Bảo quản thuốc đúng cách

Tất cả các loại thuốc cần được bảo quản trong môi trường thông thoáng, ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và có đầy đủ gói hút ẩm. Thuốc điều trị cần phân chia rõ ràng, nhãn mác đầy đủ và tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.

Tương tác thuốc

Bạn cần nói trước với bác sĩ trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc khác để chữa bệnh. Không áp dụng đồng thời các loại thuốc Tây y và thuốc Đông y trị xương khớp.

Nếu cơ thể bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ngừng dùng thuốc và theo dõi trong 24 giờ – 48 giờ tới. Bạn có thể liên lạc với bác sĩ trong trường hợp khẩn cấp như dị ứng thuốc, sốc phản vệ do thuốc,…

4.9/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?