Đau khớp háng khi mang thai: Những điều chị em nên biết

Đau khớp háng khi mang thai không phải là bệnh lý hiếm gặp ở chị em, nhất là vào khoảng thai gian đầu và cuối thai kỳ. Tình trạng này có thể gây ra những xáo trộn trong các hoạt động thường ngày cũng như mang đến cảm giác khó chịu dai dẳng cho mẹ bầu. Phải làm sao để đối phó với tình trạng này hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Đau khớp háng khi mang thai có nguyên nhân do đâu?

Đau khớp háng khi mang thai là tình trạng nhức mỏi, khó chịu xung quanh khu vực hông, mông và xương mu mà các mẹ bầu thường gặp phải. Kết quả của một nghiên cứu khoa học y tế năm 2018 đã chỉ ra rằng có đến hơn 32% thai phụ phải đối mặt với chứng viêm khớp háng vào một thời điểm bất kỳ trong suốt khoảng thời gian có em bé.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Chúng bao gồm:

Sự thay đổi của hormone relaxin 

Trong thai kỳ, lượng hormone relaxin có thể sẽ được sản sinh ra nhiều hơn. Loại hormone này có khả năng nới lỏng các mô cơ kết nối với đốt xương, dẫn đến hiện tượng mẹ bầu bị đau khớp háng. Cơn đau đặc biệt khó chịu ở vùng xương chậu, vùng hông đôi khi lan rộng ra cả khu vực thắt lưng.

Tăng cân

Khi mang thai, người mẹ phải hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn bình thường để đảm bảo sự phát triển cho em bé. Vì vậy, trọng lượng của cả hai mẹ con đều tăng lên đáng kể, gây áp lực lên vùng xương chậu và khớp háng cho thai phụ. Tăng cân quá mức sẽ dẫn đến chứng đau khớp háng kéo dài dai dẳng cũng như ảnh hưởng xấu đến việc di chuyển, vận động.  

Đau khớp háng khi mang thai có thể do tăng cân mất kiểm soát
Đau khớp háng khi mang thai có thể do tăng cân mất kiểm soát

Các bác sĩ thường khuyến nghị rằng người phụ nữ mang thai đơn nên có tổng cân nặng tăng thêm nằm trong khoảng 5kg – 18kg. Tuy rằng điều này còn phụ thuộc phần lớn vào thể trọng ban đầu của người mẹ nhưng nói chung phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai có thể tăng từ 11kg – 16kg.

Vận động sai tư thế

Điều này thường có sự liên quan mật thiết đến vấn đề tăng cân. Khi trọng lượng cơ thể thay đổi thì dáng bộ của người mẹ cũng có sự chuyển biến theo. Nhất là trong trường hợp mẹ bầu có thai nhi nằm nghiêng về một phái nhiều hơn. Hậu quả xảy ra khi sai tư thế kéo dài chính là các cơn đau nhức khó chịu vùng khớp háng, đôi khi cảm giác này còn lan rộng sang cả lưng và bắp đùi.

Chứng loãng xương thoáng qua (Transient osteoporosis)

Có một số phụ nữ khi mang thai bị đau khớp háng do xương hông bị khử khoáng, hay còn được biết đến với thuật ngữ chuyên môn là chứng loãng xương thoáng qua. Tình trạng này thường xảy ra trong ba tháng đầu thai kỳ và liên quan đến nồng độ canxi, kali của cơ thể.

Chứng loãng xương thoáng qua sẽ thuyên giảm ngay sau khi sinh, tuy nhiên vẫn có trường hợp cần nhờ đến sự trợ giúp y tế sau quá trình sinh nở.

Đau dây thần kinh tọa

Khi trọng lượng của thai nhi ngày một tăng lên, nó có thể tạo ra áp lực ở các đốt xương thắt lưng và chèn ép lên dây thần kinh tọa. Điều này sẽ khiến vùng hông, mông và háng của người mẹ khiến họ cảm thấy đau đớn và khó chịu.

Cơn đau còn có thể lan xuống hai chân, gây tê bì trong thời gian dài. Cũng có một số các trường hợp mẹ bầu ngồi quá nhiều, ít vận động dẫn đến tình trạng này càng tồi tệ hơn.

Sai tư thế khi ngủ

Vì kích thước của thai nhi mà chị em phụ nữ thường phải lựa chọn tư thế ngủ nghiêng người để cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhất. Tuy nhiên, tư thế ngủ nghiêng có thể góp phần khiến phần hông và khớp háng chịu nhiều áp lực hơn, kết quả là tình trạng đau nhức xảy ra.

Dấu hiệu đặc trưng của bà bầu bị đau khớp háng khi mang thai

Theo nhiều chuyên gia sản khoa, tình trạng đau khớp háng khi mang thai xảy ra phổ biến nhất ở các mẹ bầu ba tháng đầu và ba tháng cuối trước khi sinh. Dấu hiệu của hai giai đoạn này cũng tương đối giống nhau, chị em cần đặc biệt lưu ý để có những biện pháp xử lý kịp thời nhất.

Đau khớp háng khi mang thai ba tháng đầu

Triệu chứng mà các mẹ bầu thường gặp phải nhất trong thời kỳ này là:

  • Cơn đau nhức xảy ra ở vị trí hông, háng, mông, thắt lưng: Triệu chứng này kéo dài dai dẳng, đôi khi nó trở nên tồi tệ hơn nếu mẹ bầu phải mang vác các đồ vật có trọng lượng nặng. Cơn đau cũng diễn ra thường xuyên hơn vào buổi tối hoặc đêm khuya, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Đau khớp háng khi mang thai khiến người mẹ đau đớn khó chịu
Đau khớp háng khi mang thai khiến người mẹ đau đớn khó chịu
  • Cảm giác tê mỏi vùng đùi hoặc chân: Triệu chứng này thường thấy nhất ở các mẹ bầu bị đau khớp háng do bệnh lý thần kinh tọa. Vì các dây thần kinh tọa chạy dọc theo ống chân nên người bệnh sẽ cảm thấy tê bì, cảm giác như kiến bò ở vùng bắp đùi hoặc cả hai chân.
  • Cơ khớp bị co cứng: Mẹ bầu bị đau khớp háng khi mang thai có thể sẽ cảm thấy các cơ bị co cứng, dẫn đến khả năng di chuyển và vận động bị hạn chế. Ví dụ như không thể giơ chân lên cao, cảm thấy khó chịu khi căng giãn chân, chuột rút,…
  • Cảm thấy đau khi đi tiểu: Mẹ bầu cảm thấy nóng rát vùng niệu đạo khi đi tiểu hoặc lượng nước thải ra ít hơn bình thường gây bí, tiểu rắt rất khó chịu.
  • Một số các biểu hiện khác: Bên cạnh những triệu chứng thường gặp ở trên, người bệnh cũng có thể nhận thấy một số các biểu hiện như sốt nhẹ, đau bụng dưới, táo bón, nhức đầu,…tuy nhiên tỷ lệ không cao.

Đau khớp háng khi mang ba thai tháng cuối

Về cơ bản, đau khớp háng khi mang thai ba tháng cuối có các triệu chứng giống với tình trạng xảy ra ở ba tháng đầu. Nhiều phụ nữ cũng hay nhầm lẫn cơn đau ở giai đoạn này là do sắp chuyển dạ nhưng thực tế thường là do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Một số biểu hiện khác mà mẹ bầu có thể gặp phải là:

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải: Những cơn đau khớp háng lúc này có cường độ dữ dội hơn, các cơ bắp cũng phải chịu áp lực do kích thước thai nhi dẫn đến tình trạng cơ thể mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và uể oải.
  • Các cơn đau xương mu: Phụ nữ bước vào cuối thai kỳ còn có nguy cơ phải đối mặt với những cơn đau khó chịu vùng xương mu. Đôi khi, cảm giác này còn lan rộng sang bụng dưới, gây căng tức kéo dài.
  • Di chuyển khó khăn: Đau nhức khớp háng ở cuối thai kỳ có thể khiến mẹ bầu di chuyển khó khăn, nhất là với động tác nhấc chân khi di chuyển. 

Lưu ý: Nếu đau khớp háng là do vấn đề chuyển dạ thì người phụ nữ sẽ gặp phải các biểu hiện như chảy dịch ối, bụng bị sa, đau cơ thắt vùng bụng, dịch âm đạo thay đổi,…. 

Đau khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ phải đối mặt với hàng loạt sự thay đổi về thể chất và đau khớp háng là một trong số đó. Tình trạng này khiến nhiều chị em lo lắng và đặt ra vấn đề rằng liệu bị đau khớp háng khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Theo các bác sĩ, đây vốn dĩ là một hiện tượng rất hay gặp ở phụ nữ mang thai và hầu hết không có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe cho mẹ và bé. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự thay đổi hormone và cân nặng. Vì thế tình trạng này sẽ được giải quyết nếu chị em thực hiện kiêng khem khoa học và lành mạnh sau sinh.

Tuy nhiên, với các trường hợp bị đau khớp háng do bản thân người mẹ mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp trước đó thì cần lưu tâm nhiều hơn.

Bởi đã có một số trường hợp sau khi sinh nở bị ảnh hưởng rất nhiều đến chân như yếu sức hoặc bại liệt. Chính vì thế, nếu có tiền sử mắc bệnh trong quá khứ thì các mẹ bầu cần thông tin tới bác sĩ và thực hiện kiểm tra định kỳ nhiều hơn.

[middle_link]

Đau khớp háng và xương mu khi mang thai phải làm sao?

Dù đau khớp háng khi mang thai là một vấn đề không hiếm gặp và ít gây nguy hiểm nhưng các cơn đau nhức vẫn gây tác động tiêu cực đến sinh hoạt thường ngày của mẹ bầu. Giai đoạn này cũng hạn chế tối đa việc sử dụng liệu pháp Tây y nên càng khó khăn hơn trong việc giải quyết triệt để tình trạng này.

Dưới đây là một số các biện pháp mang lại hiệu quả điều trị tích cực mà mẹ bầu có thể tham khảo:

Điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau liều nhẹ

Đúng ra chị em phụ nữ cần tránh sử dụng thuốc tân dược trong khi đang mang thai để không gây hại đến sự phát triển của thai nhi. Tuy vậy, trong một số các trường hợp bị đau khớp háng dữ dội, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống thì có thể sử dụng thuốc điều trị viêm khớp háng theo chỉ định của bác sĩ.

Đau khớp háng khi mang thai có thể dùng một số thuốc giảm đau liều nhẹ
Đau khớp háng khi mang thai có thể dùng một số thuốc giảm đau liều nhẹ

Các thuốc này hầu hết thuộc nhóm không cần kê đơn nhưng mẹ bầu vẫn cần trao đổi trước với bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ví dụ: Ibuprofen, acetaminophen, paracetamol, naproxen,…

Sử dụng biện pháp tại gia hỗ trợ đau khớp háng khi mang thai

Mẹ bầu có thể áp dụng một số các cách trị viêm khớp tại nhà mà hiệu quả dưới đây:

  • Dùng túi sưởi hoặc khăn ấm: Sử dụng nhiệt lượng nhằm giảm đau là một biện pháp phổ biến. Đối với phụ nữ có thai thì nên áp dụng biện pháp túi chườm hoặc khăn ấm, tránh dùng nhiệt lạnh vì có thể gây kích thích. Nhiệt ấm giúp lưu thông mạch máu, đẩy nhanh lượng máu đến nuôi dưỡng các mô cơ tại khớp háng, giúp giảm đau hiệu quả.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm: Biện pháp này cũng áp dụng theo nguyên lý giống chườm nóng. Tuy nhiên phạm vi tác động của nó đến cơ thể lại rộng hơn. Ngâm mình trong bồn nước ấm vài phút mỗi ngày giúp tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ bắp và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Để tăng thêm hiệu quả, các mẹ bầu có thể đun nước tắm với các loại thảo dược thiên nhiên.
  • Sử dụng đai đeo hông: Đai đeo hông là một thiết bị hỗ trợ mà các mẹ bầu có thể sử dụng trong thời gian mang thai. Nó có khả năng nâng đỡ phần hông, giảm áp lực mà thai nhi gây ra cho vùng xương chậu và xương mu. Các nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả tích cực của đai đeo vì có thể giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau khớp háng khó chịu, khiến cơ thể nhẹ nhàng hơn.
  • Tư thế ngủ phù hợp: Tư thế ngủ nghiêng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp háng ở mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu thường khó tránh tư thế này vì nó giúp giấc ngủ dễ chịu hơn. Vì vậy, mẹ bầu có thể tìm mua bộ gối đặc biệt giúp hỗ trợ tư thế khi ngủ hoặc đơn giản là kê một chiếc gối giữa hai chân để giảm áp lực đè nén lên vùng hông và xương chậu.
  • Tránh ngồi quá lâu: Ngồi lâu có thể khiến cơn đau ở háng trở nên tồi tệ hơn và lưu thông máu kém hiệu quả. Các bác sĩ sản khoa khuyến khích mẹ bầu vận động nhẹ nhàng như đi bộ để giúp cơ thể khỏe mạnh và làm dẻo dai, linh hoạt cơ khớp hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng giàu omega-3: Một chế độ dinh dưỡng giàu omega-3 không chỉ giúp mẹ bầu tránh được các cơn đau khớp háng khó chịu mà còn giúp thai nhi khỏe mạnh hơn. Các mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm như rau họ cải, các loại đậu, các loại bí quả, quả mọng, hạt óc chó, dầu cá, cá ngừ, cá hồi,…

Các bài tập cải thiện đau khớp háng khi mang thai

Các bài tập yoga chữa đau khớp không chỉ có khả năng làm giảm các triệu chứng khó chịu mà còn giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, tăng cường khả năng mở khớp háng để quá trình sinh nở thuận lợi hơn. Dưới đây là một số bài tập hiệu quả mà các mẹ nên thực hiện hàng ngày:

Tư thế con bò

Tư thế con bò trong yoga gồm các bước sau:

  • Chống hai tay xuống sàn, đầu gối mở rộng bằng vai, tạo tư thế bốn góc vững vàng.
  • Từ từ uốn cong lưng xuống, không chùng vai hay rụt cổ lại. Hít vào thật sâu khi thực hiện động tác này.
  • Từ từ thở ra và đưa cơ thể trở về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại khoảng 5 – 10 lần, tùy vào sức chịu đựng.
Tư thế con bò cải thiện cơn đau nhức hiệu quả
Tư thế con bò cải thiện cơn đau nhức hiệu quả

Tư thế em bé

Tư thế em bé trong yoga cũng được nhiều mẹ bầu áp dụng. Các bước thực hiện như sau:

  • Từ tư thế con bò, hạ dần bàn chân xuống chạm sàn.
  • Duỗi thẳng hai tay về phía trước, đưa phần hông về phía sau sao cho vùng bụng ép sát vào đùi. 
  • Mặt úp xuống để phần trán chạm sàn. Giữ nguyên tư thế này trong 5 – 10 nhịp thở. 

Bài tập nâng chân tại chỗ

Bài tập nâng chân tại chỗ gồm các bước dưới đây:

  • Ngồi trên một chiếc ghế hoặc bề mặt phẳng vững chãi.
  • Từ từ nâng chân phải lên và đặt mắt cá chân chân phải lên vùng đùi trái, tạo thành hình số 4.
  • Phần thân trên giữ thẳng, sau đó hơi rướn người về phía trước để thư giãn cho các cơ vùng hông. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 20-30 giây.
  • Lặp lại tương tự với bên chân còn lại.

Bài viết trên hy vọng đã mang lại cho bạn đọc thật nhiều các thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề đau khớp háng khi mang thai. Dù đây là tình trạng khá phổ biến với các mẹ bầu nhưng bạn vẫn cần chú ý tăng cường rèn luyện thể chất, xây dựng thực đơn khoa học, hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi và chính bản thân mình.

4.7/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?