Vàng Da Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Vàng da sơ sinh là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu do vấn đề sinh lý thì bệnh sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu vàng da kéo dài thì bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị. 

Vàng da sơ sinh là như thế nào?

Vàng da sơ sinh ở trẻ nhỏ thường bắt đầu từ ngày thứ hai sau khi chào đời. Tình trạng này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 7 – 14 ngày. Khi mới khởi phát, vùng da mặt và lòng trắng mắt của trẻ sẽ bị vàng đầu tiên. Sau đó lan dần ra vùng bụng, ngực hoặc qua rốn. Ở mức độ nặng, vàng da sẽ lan dần xuống lòng bàn tay, bàn chân.

Vàng da sơ sinh có thể xảy ra do sinh lý hoặc bệnh lý
Vàng da sơ sinh có thể xảy ra do sinh lý hoặc bệnh lý

Có hai dạng vàng da sơ sinh mà trẻ gặp phải là vàng da sinh lý và bệnh lý. Trong đó, vàng da sinh lý xuất hiện và biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên, vàng da bệnh lý sẽ khiến trẻ bị hôn mê, co giật rất nguy hiểm.

Vàng da sinh lý

Tình trạng này sẽ xuất hiện sau 24 giờ kể từ khi chào đời đối với trẻ sinh tròn tháng. Sau 1 – 2 tuần tuổi, tình trạng vàng da sẽ biến mất nhanh chóng. Trẻ khi bị vàng da sinh lý sẽ có những biểu hiện như:

  • Mặt, cổ, ngực bị vàng da, không có dấu hiệu bất thường khác như thiếu máu, không chịu bú…
  • Lượng bilirubin trong máu không vượt quá 12mg% (trường hợp trẻ sinh đủ tháng) và 5mg% (đối với trẻ sinh thiếu tháng).
  • Theo dõi quá trình tăng bilirubin trong máu không quá 5mg%/24 giờ.
  • Nước tiểu của bé có màu tối, vàng và phân có màu nhạt.

Vàng da bệnh lý

Hiện tượng này có thể bắt đầu sau khi trẻ ra đời được 24 giờ và kéo dài không khỏi. Biểu hiện vàng da bệnh lý như sau:

  • Bệnh kéo dài hơn 1 tuần (bé sinh đủ tháng) và hơn 2 tuần liền (bé sinh non tháng).
  • Tình trạng vàng da lan rộng toàn cơ thể, thậm chí ở lòng bàn tay, chân, kết mạc.
Vàng da ở trẻ sơ sinh do bệnh lý là tình trạng nguy hiểm
Vàng da ở trẻ sơ sinh do bệnh lý là tình trạng nguy hiểm
  • Những biểu hiện bất thường kèm theo như cơ thể co giật, không chịu bú, lừ đừ…
  • Nồng độ bilirubin trong máu tăng vượt mức cho phép.

Nguyên nhân gây bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên do gây ra bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân thường gặp đã được nghiên cứu như sau:

Vàng da sinh lý

Quá trình tích tụ sắc tố mật vàng bilirubin trong máu xảy ra thường xuyên là nguyên nhân gây bệnh. Đây là chất thải của cơ thể khi các tế bào hồng cầu hư hỏng hoặc cũ bị loại bỏ để sản sinh ra các tế bào mới.

Trẻ rời khỏi bao ối của mẹ để tiếp xúc trong môi trường mới cũng là nguyên nhân gây bệnh. Lúc này, một vài thay đổi sinh lý ở trẻ sẽ khiến da chuyển màu. Đặc biệt, các tế bào hồng cầu bắt đầu được sử dụng và sản sinh từ nguồn cung cấp mới.

Lượng tế bào này quá cao khiến chúng vỡ liên tục, nhưng gan vẫn chưa đáp ứng được công suất hoạt động. Vì thế, bệnh vàng da sơ sinh ở trẻ hình thành.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh vàng da ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh vàng da ở trẻ

Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn tuần thứ 2 kể từ khi chào đời, gan sẽ dần hoàn thiện. Khi đó, bilirubin sẽ được đào thải hiệu quả hơn. Tình trạng vàng da cũng biến mất và không gây nguy hại cho bé.

Vàng da bệnh lý

Tình trạng vàng da bệnh lý có thể khởi phát do một số nguyên nhân như sau:

  • Mẹ và bé có sự khác nhau về nhóm máu.
  • Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến máu.
  • Trẻ bị xuất huyết dưới da.
  • Trẻ sơ sinh có thời gian đi phân su chậm hơn những đứa bé khác.
  • Trẻ nhỏ bị nhiễm virus bào thai.
  • Trẻ mắc bệnh lý về gan ngay trong bụng mẹ.

Yếu tố nguy cơ khiến bé bị vàng da sơ sinh

Ngoài các nguyên nhân trên, trẻ có nguy cơ bị vàng da sơ sinh cao hơn khi gặp phải các yếu tố như sau:

  • Sinh non: Em bé sinh non tháng sẽ dễ bị vàng da sinh lý hơn những đứa bé sinh đủ tháng. Bởi do gan của bé lúc này chưa có khả năng xử lý hoàn toàn bilirubin.
  • Bầm tím trong khi sinh: Trong quá trình chào đời, có những em bé sẽ bị bầm tím cơ thể. Điều này khiến bilirubin vượt mức cho phép và gây nên hiện tượng vàng da.
  • Nhóm máu của mẹ: Trẻ sơ sinh nếu có mẹ thuộc nhóm máu O hoặc Rh sẽ có khả năng mắc bệnh vàng da sau sinh khá cao. 
Nhóm máu của mẹ cũng là yếu tố gây bệnh vàng da ở trẻ
Nhóm máu của mẹ cũng là yếu tố gây bệnh vàng da ở trẻ
  • Bú sữa mẹ: Một số trẻ nhỏ có hiện tượng dị ứng sữa mẹ và bị vàng da. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng khi gặp tình trạng này. Nếu cần thiết thì có thể thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ.

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh

Khi nhận biết các dấu hiệu vàng da dưới đây, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Bệnh vàng da khởi phát sớm hơn 2 ngày sau khi chào đời.
  • Toàn bộ cơ thể bé đều có dấu hiệu vàng da.
  • Trẻ em sinh thiếu tháng bị vàng da 2 tuần vẫn chưa khỏi. Trẻ sơ sinh sinh đủ tháng bị vàng da 1 tuần nhưng chưa thấy dấu hiệu cải thiện.
  • Kèm theo đó là một số triệu chứng như khó bú, co giật, sốt, đi phân bạc màu, lừ đừ, ngủ dai không thể đánh thức…

Bệnh vàng da ở trẻ nhỏ nguy hiểm không?

Trường hợp bị vàng da do sinh lý thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu vàng da liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm thì cần điều trị sớm nhất. Bởi vàng da sơ sinh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Vàng da sơ sinh có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ
Vàng da sơ sinh có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ
  • Bilirubin não cấp tính: Trẻ có biểu hiện ngủ li bì, không chịu dậy bú, bỏ bú, thân nhiệt tăng cao. Đây là những biểu hiện trẻ rơi vào trạng thái bilirubin não cấp tính. Khi xâm nhập vào não, thành phần này có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng.
  • Vàng da nhân: Gan không kịp đào thải hết lượng bilirubin thì có thể thấm vào não. Từ đó gây ra hiện tượng vàng da nhân. Những tổn thương ở não của trẻ lúc này không còn cơ hội hồi phục.

Do đó, các bác sĩ sẽ tầm soát tình trạng vàng da của trẻ trước khi cho mẹ và bé xuất viện. Nếu mắc bệnh vàng da nguy hiểm thì bác sĩ sẽ điều trị kịp thời và tránh các nguy cơ không mong muốn. 

Chẩn đoán trẻ em bị vàng da sơ sinh

Sau khi bé vừa chào đời, bác sĩ sẽ theo dõi cũng như kịp thời phát hiện sớm nhất những dấu hiệu của bệnh vàng da. Nếu có vấn đề khác thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như sau:

  • Xét nghiệm chức năng gan, nhận diện bệnh viêm gan siêu vi.
  • Thực hiện xét nghiệm công thức máu cho bé.
  • Siêu âm, chụp CT bụng cho trẻ sơ sinh.
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh
  • Nội soi mật, chụp mật xuyên gan, sinh thiết gan.
  • Kiểm tra, xét nghiệm nồng độ prothrombin, cholesterol.

Một số phương pháp điều trị vàng da sơ sinh

Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh vàng da sơ sinh hiệu quả cho trẻ:

Tây y chữa vàng da sơ sinh

Các cách điều trị bệnh vàng da sơ sinh cho trẻ bằng Tây y như chiếu đèn, thay máu điều trị và truyền tĩnh mạch Immunoglobulin. Tùy thuộc vào mức độ vàng da bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị riêng biệt. 

Chiếu đèn trị vàng da 

Đây là phương pháp điều trị bệnh vàng da phổ biến nhất. Thông qua kỹ thuật chiếu đèn, bilirubin tự động chuyển hóa sang dạng hợp chất có thể hòa tan trong nước. Sau đó, chất này sẽ được đào thải cùng phân hoặc nước tiểu ra khỏi cơ thể.

Có nhiều phương pháp Tây y chữa vàng da sơ sinh ở trẻ
Có nhiều phương pháp Tây y chữa vàng da sơ sinh ở trẻ

Chiếu đèn là phương pháp an toàn, dễ thực hiện. Các chuyên gia có thể điều trị cho trẻ bằng đèn dạng nôi, đèn kẹp chiếu trên dưới, túi quấn quanh trẻ…

Thay máu điều trị vàng da

Đối với trường hợp bé bị vàng da nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thay máu điều trị bệnh. Với cách này, lượng bilirubin trong máu trẻ sơ sinh sẽ giảm xuống ở mức ổn định. Tuy nhiên, biện pháp này có thể gây ra một số rủi ro đối với trẻ nhỏ. 

Chính vì thế, để hạn chế nguy cơ trẻ sơ sinh gặp biến chứng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn người nhà cách nhận biết và theo dõi sát sao tình trạng của trẻ. Nếu có những bất ổn sau điều trị thì cần được xử lý kịp thời.  

Immunoglobulin truyền tĩnh mạch

Nếu vàng da sơ sinh liên quan đến nhóm máu của mẹ, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cách Immunoglobulin truyền tĩnh mạch. Immunoglobulin được chế tạo dưới dạng chế phẩm sinh học. Chất này có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng vàng da cho trẻ sơ sinh. 

Chữa bệnh bằng Đông y

Đối với tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể điều trị cho bé bằng các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, cơ địa của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ kích ứng. Thế nên, bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ Đông y uy tín để thăm khám và bốc thuốc.

Các bài thuốc Đông y chữa vàng da cho trẻ cũng rất hiệu quả
Các bài thuốc Đông y chữa vàng da cho trẻ cũng rất hiệu quả

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh vàng da chủ yếu có tác dụng dưỡng gan, thanh nhiệt, chống viêm. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa vàng da sơ sinh hiệu quả:

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: Cam thảo đất 16g, nhân trần 10g, củ đợi 12g, bồ công anh 16g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, bạch thược 12g, chi tử 12g, nam hoàng bá 16g, râu ngô 12g.
  • Cách thực hiện: Bạn sắc thuốc và cho bé uống mỗi ngày 3 lần để điều trị bệnh. 

Bài thuốc 2: 

  • Nguyên liệu: Uất kim 10g, đại hoàng 6g, xa tiền 12g, ngân hoa 10g, cỏ mực 16g, trần bì 12g, cát căn 12g, rau má 20g, chi tử 10g.
  • Cách thực hiện: Bạn sắc thuốc mỗi ngày 1 thang và cho bé uống mỗi ngày 3 lần. 

Mẹo dân gian chữa bệnh vàng da sơ sinh

Bên cạnh việc điều trị bằng Tây y, bố mẹ có thể chữa vàng da cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà. Dưới đây là một số mẹo dân gian đơn giản mà phụ huynh có thể áp dụng:

Lá trà xanh

Tăm lá trà xanh là phương pháp đơn giản, an toàn và mang đến hiệu quả cao. Theo Đông y, lá trà xanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, làm lành vết thương ở da. Theo khoa học hiện đại, lá có tác dụng khử các gốc tự do, chống oxy hóa, diệt khuẩn gây hại trên da. 

Lá trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, chữa bệnh vàng da
Lá trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, chữa bệnh vàng da

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa lá trà xanh với muối để loại bỏ vi khuẩn độc hại. Rửa sạch với nước một lần nữa và vớt lên để cho ráo nước. 
  • Vò lá trà xanh, cho vào nồi và đun sôi với nước.
  • Sau khi nấu xong, bạn tắt bếp cho nước bay hết hơi nóng. Pha thêm một ít nước để cho ấm. 
  • Bạn tắm nhẹ nhàng cho trẻ, không cào gãi mạnh gây xước da. 
  • Tắm lại cho bé bằng nước sạch một lần nữa, dùng khăn mềm lau khô và mặc lại quần áo. 

Lá cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu có tính bình, có tác dụng dụng mát gan, tiêu viêm, trừ thấp. Lá còn có tác dụng điều trị các bệnh lý về da như vàng da, mẩn ngứa… Sử dụng lá mần trầu tắm sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho bé, hạn chế tình trạng vàng da. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20g lá cỏ mần trầu khô, 2 lít nước.
  • Rửa sạch lá với nước muối pha loãng để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn. Sau đó, rửa sạch lá với nước.
  • Cho lá cỏ mần trầu vào nước rồi đun sôi, lọc lấy nước, bỏ phần bã.
  • Bạn cho thêm một ít nước lạnh hoặc để nguội rồi tắm cho bé.
  • Tăm lại lần nữa bằng nước sạch rồi lau khô cho bé. 

Chữa vàng da sơ sinh ở đâu?

Khi trẻ bị vàng da ở mức độ nặng, bố mẹ không nên điều trị ở nhà. Phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa khám và chữa trị càng sớm càng tốt.

Bệnh viện Nhi Trung Ương

Bệnh viện Nhi Trung Ương là địa chỉ thăm khám bệnh hàng đầu về Nhi khoa. Bệnh viện bao gồm rất nhiều chuyên khoa và có đội ngũ y bác sĩ giỏi. Thăm khám bệnh vàng da sơ sinh cho bé tại bệnh viện sẽ giúp bố mẹ cảm thấy yên tâm. 

Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị bệnh
Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị bệnh

Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm gan để chẩn đoán đúng bệnh. Từ đó đưa ra các phương án chữa trị phù hợp, không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

  • Địa chỉ bệnh viện ở 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội.
  • Thời gian làm việc từ 6 giờ 30 sáng đến 17 giờ.

Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bệnh viện Nhi Đồng 2 là địa chỉ thăm khám bệnh Nhi khoa có tiếng ở TPHCM. Bệnh viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ là những người đầu ngành, có chuyên môn cao. Hơn nữa, bệnh viện có các trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến để phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị bệnh. 

Khi đến điều trị tại đây, bệnh nhi sẽ được chăm sóc tận tình, điều trị chu đáo. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn cho phụ huynh cách chăm trẻ tại nhà để hạn chế mắc các bệnh lý trong cơ thể như đầy bụng, khó tiêu,… đặc biệt là bệnh vàng da. 

  • Địa chỉ bệnh viện 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Thời gian làm việc từ 6 giờ đến 17 giờ chiều. 

Bệnh viện Từ Dũ

Khoa Sơ sinh của bệnh viện Từ Dũ là một trong những địa chỉ tin cậy khám và chữa vàng da sơ sinh. Nơi đây không chỉ có đội ngũ y, bác sĩ tận tình mà hệ thống máy móc, cơ sở vật chất cũng rất hiện đại, hỗ trợ việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

  • Địa chỉ bệnh viện Từ Dũ tại số 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP HCM
  • Hotline: 19007237

Một số lưu ý khi điều trị bệnh

Để việc điều trị bệnh diễn ra thuận lợi, bố mẹ nên lưu ý cách chăm sóc trẻ như sau:

  • Cho trẻ sơ sinh bú thường xuyên để bilirubin có điều kiện đào thải qua đường tiêu hóa. 
  • Nếu trẻ bị vàng da do sữa mẹ thì tạm thời cho bé ngừng bú. Thay vào đó có thể cho trẻ uống sữa khác để bổ sung.
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và giữ ấm cho trẻ nhỏ đúng cách.
  • Bố mẹ nên thường xuyên cho bé tắm nắng vào buổi sáng.
  • Theo dõi kỹ tình trạng vàng da của trẻ trong 10 ngày đầu sau khi chào đời. Nếu có những biểu hiện bất thường thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về bệnh vàng da sơ sinh ở trẻ nhỏ. Để bảo vệ sức khỏe cho bé, bố mẹ nên đọc kỹ và ghi nhớ những thông tin này. Đồng thời quan sát, chăm sóc trẻ thật đúng cách để hạn chế để trẻ mắc phải các bệnh lý đáng lo ngại. 

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?