Nổi hạch dưới cằm là bệnh gì? Có phải ung thư vòm họng hay không

Nổi hạch dưới cằm một cách bất thường là dấu hiệu mà người bệnh không nên chủ quan. Bên cạnh những nguyên nhân liên quan tới các bệnh lành tính như răng miệng, viêm họng họng hoặc viêm mũi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư vòm họng. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất để nhận diện sớm và điều trị hiệu quả tình trạng này.

Hiện tượng nổi hạch dưới cằm

Các khối hạch (hạch bạch huyết) thực chất là một bộ phận của hệ bạch huyết. Đây là một tổ chức tế bào lympho nằm rải rác ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể. 

Phần hạch bạch huyết dưới cằm là hệ thống tế bào lympho ở vùng ngày, có chức năng sinh sản protein đặc biệt giúp kháng lại virus, vi khuẩn và các yếu tố ngoại lai. Thông thường, chúng ta sẽ không thể cảm nhận được sự xuất hiện của hệ thống hạch cho tới khi chúng gia tăng kích thước.

Hiện tượng phần cằm nổi hạch hầu như không đáng lo ngại và hoàn toàn có thể biến mất sau khi hệ thống miễn dịch đã ổn định
Hiện tượng phần cằm nổi hạch hầu như không đáng lo ngại và hoàn toàn có thể biến mất sau khi hệ thống miễn dịch đã ổn định

Hiện tượng phần cằm nổi hạch hầu như không đáng lo ngại và hoàn toàn có thể biến mất sau khi hệ thống miễn dịch đã ổn định. Kích thước của u hạch dưới cằm nhỏ hơn 1cm được xem là bình thường. 

Một số trường hợp xuất hiện các khối u sưng to, kèm theo biểu hiện đau nhức, sờ thấy cứng, sốt cao hoặc mệt mỏi, sụt cân bất thường cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Nổi hạch dưới cằm có thể là do bệnh gì?

Nổi hạch dưới cằm hoặc gần cổ họng có thể do nhiều bệnh lý khác nhau như:

  • Bệnh viêm họng cấp, viêm amidan.
  • Bệnh tuyến giáp
  • Hạch bạch huyết
  • Ung thư vòm họng
  • Viêm tấy nướu (lợi) răng.
  • Viêm loét lớp lót của miệng.
  • Viêm tuyến nước bọt

Nổi hạch dưới cằm có phải dấu hiệu của ung thư vòm họng không?

Theo các chuyên gia, bên cạnh những yếu tố không đáng lo ngại, hiện tượng nổi hạch dưới cằm có thể cảnh báo bệnh ung thư vòm họng. Các khối hạch xuất hiện bất thường ở dưới cằm là dấu hiệu sớm và vị trí di căn hạch thường gặp nhất. 

Khác với những khối u lành tính do viêm họng, viêm tai giữa hoặc răng miệng, kích thước của chúng thường dễ dàng tăng theo thời gian, không có bờ rõ ràng, di động kém hoặc cố định chặt dưới cằm, sờ vào có cảm giác đau nhức.

Nổi hạch dưới cằm có phải dấu hiệu của ung thư vòm họng không?
Nổi hạch dưới cằm có phải dấu hiệu của ung thư vòm họng không?

Để xác định chính xác khả năng mắc ung thư vòm họng, người bệnh không nên bỏ qua những triệu chứng đi kèm dưới đây:

  • Đau đầu: Đây được xem là dấu hiệu ung thư vòm họng xuất hiện sớm nhất. Khi đó, các khối u được hình thành đã dần tác động lên dây thần kinh trí não, khiến người mắc có chứng đau nửa đầu hoặc cả đầu.
  • Đau họng, xuất hiện khối u ở họng: Trong thời gian đầu, người bệnh chỉ bị đau họng dạng nhẹ, cổ họng sưng tấy nhưng càng về sau các tế bào ung thư phát triển càng mạnh, xuất hiện khối u. Kích thước ở chúng có thể lên tới 1cm – 7cm, sau đó bị vỡ gây viêm loét, chảy máu họng.
  • Ho khan hoặc mất tiếng: Các khối u chèn ép lên thanh quản khiến người mắc có cảm giác vướng víu, khó chịu ở cổ, lạc giọng và nói không ra tiếng.
  • Chảy máu cam: Khi các tế bào ung thư phát triển sẽ kích thích niêm mạc mũi tiết ra nhiều dịch nhầy hơn. Tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn sẽ kéo theo bên còn lại. Nếu người bệnh cố tình xì mũi sẽ làm cho máu rỉ ra hoặc ở giai đoạn cuối có thể bị chảy máu cam bất thường do khối u ở họng bị vỡ.
  • Sụt cân, suy nhược cơ thể: Hiện tượng chảy máu diễn ra thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng. Mặt khác, các khối u ở họng khiến người bệnh gặp khó khăn khi nuốt thức ăn, từ đó nhanh chóng sụt cân. Bên cạnh đó, bạn không nên bỏ qua một số biểu hiện khác như ù tai, giảm thính lực tạm thời, sụp mí, mờ mắt…

Các phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện ung thư vòm họng sớm

Nếu thấy hạch nổi dưới cằm lâu ngày không khỏi, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám tại các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán kịp thời. Thông qua những xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ dẫn điều trị phù hợp nhất:

Kiểm tra những bất thường ở khu vực đầu, cổ

Các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát vùng cổ, đầu, họng, xương dưới hàm và hõm xương ức… để nhận biết hạch bạch huyết. Thông qua đó để xác định kích thước và đưa ra các bước điều trị phù hợp.

Khám bên trong vòm họng

Để kiểm tra sự xuất hiện của các khối u, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp nội soi trực tiếp. Nếu phát hiện có khối u bất thường trong họng hoặc mũi, bác sĩ sẽ lấy dụng cụ y tế để thu nhận mô, gửi đến xét nghiệm.

Xét nghiệm hình ảnh

  • Để có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất, người bệnh sẽ được kiểm tra quang học. Các phương pháp, kỹ thuật khác nhau sẽ cho ra những mức độ chính xác cần thiết theo chỉ định của chuyên gia. 
  • Chụp X quang là xét nghiệm phổ biến nhất giúp quan sát rõ hình ảnh, kích thước và vị trí của khối u. Chụp CT giúp bác sĩ xác định mức độ xâm lấn của khối u, khả năng ảnh hưởng tới cơ quan lân cận. 
  • Chụp cắt lớp siêu âm được dùng để xác định mức độ lan rộng, xâm lấn của khối u, đây cũng là cách để kiểm tra mức độ an toàn sau phẫu thuật.

Nổi hạch dưới cằm có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh tiềm ẩn bên trong cơ thể, nguy hiểm nhất là bệnh ung thư vòng họng. Hy vọng thông qua những kiến thức bổ ích mà bài viết cung cấp đã giúp độc giả tránh khỏi tâm lý chủ quan, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả tình trạng này. 

4.5/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?