Hiện tượng vàng da cảnh báo bệnh gì? Xử lý ra sao

Bất ngờ xuất hiện triệu chứng vàng da khiến bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân? Đây là một dấu hiệu cảnh báo khá nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến gan, mật,… Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên xử trí như thế nào đối với triệu chứng vàng da.

Vàng da là gì?

Vàng da là hiện tượng vàng da mặt, tay, hay toàn thân có biểu hiện ngả vàng hơn so với bình thường, hiện tượng này được xem là do lượng bilirubin toàn phần trong máu cao hơn. Bilirubin được tạo ra bởi các hồng cầu đã già và bị vỡ trong máu khi có sự thay thế của các hồng cầu mới. Những tế bào cũ này sẽ được xử lý bởi gan và đào thải ra ngoài cơ thể.

Khi di chuyển trong máu, các tế bào hồng cầu sẽ đi qua gan và bị chuyển hóa thành bilirubin, men gan sẽ là yếu tố gây biến đổi cấu trúc, chuyển bilirubin thành dạng hòa tan trong nước. Ở dạng này, tế bào sẽ được phân phối vào các ống mật, đi qua thành ống mật và đổ về tá tràng. Cuối cùng, bilirubin sẽ đổ về trong chất thải con người khiến chất thải có màu vàng nâu.

Trong một vài trường hợp gan gặp vấn đề khiến việc xử lý các tế bào hồng cầu này không triệt để, khiến bilirubin tích tụ nhiều, lâu ngày trong cơ thể và gây nên hiện tượng vàng da, thậm chí một số trường hợp bị vàng mắt.

Hiện tượng vàng da ở người lớn
Hiện tượng vàng da ở người lớn

Vàng da cảnh báo bệnh gì?

Vàng da không được xem là một bệnh lý, nó là triệu chứng cảnh báo bệnh lý. Cụ thể, những trường hợp vàng da thường có lên quan đến:

  • Bệnh về tế bào gan
  • Bệnh về hồng cầu
  • Bệnh về ống mật chủ 
  • Vàng da do tác động của thuốc

Do các bệnh lý về tế bào gan

Nguyên nhân chính là do sự tổn thương ở các tế bào gan khiến nhiệm vụ xử lý bilirubin không được hoàn thành triệt để, gây ứ đọng trong máu. Các bệnh lý tế bào gan thường gặp là:

  • Viêm gan cấp: Bệnh thường do các loại virus gây nên, do quá trình tự miễn của tế bào hoặc do người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh, rượu bia,… quá độ.
  • Bệnh xơ gan: Là một quá trình xơ hóa do sự hình thành các khối tăng sinh có cấu trúc bất thường, là kết quả cuối cùng của giai đoạn tăng sinh xơ xuất hiện đồng thời với các tổn thương mạn tính ở gan. Bệnh xơ gan đặc trùng là các mô sẹo thay thế cho các mô lành khiến tế bào gan bị hoại tử.
  • Ung thư gan: Là bệnh do các tế bào ung thư di căn từ các bộ phận khác sang gan, ung thư gan nguyên phát là thể ác tính có thể gây ảnh hưởng bởi mô liền kề và cũng có thể lây lan sang vùng khác của gan và các cơ quan xung quanh gan.
Xơ gan là một trong những nguyên nhân điển hình gây vàng da
Xơ gan là một trong những nguyên nhân điển hình gây vàng da

Do bệnh lý liên quan đến hồng cầu

Đó là hiện tượng bilirubin được sản xuất vượt quá mức bình thường do các bệnh lý như: sốt rét, tụ máu ở biểu mô, hồng cầu hình lưỡi liềm, hội chứng tăng ure máu tán huyết,…

Khi sự sản sinh bilirubin quá nhanh, tất yếu các tế bào gan không thể kịp thời xử lý và chuyển hóa gây nên vàng da trầm trọng.

Do các bệnh lý về ống mật chủ

Gan chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 1 lít dịch mật mỗi ngày, lượng dịch mật này sẽ được cô đặc và dự trữ trong túi mật. Các dịch mật sẽ di chuyển từ các ống mật nhỏ trong gan rồi đổ về ống mật chủ, cuối cùng đổ vào ruột để tiêu hóa thức ăn. Trong trường hợp các ống mật chủ gặp các vấn đề như hẹp, nghẽn, một lượng mật chứ bilirubin sẽ bị tràn vào máu và gây nên hiện tượng vàng da. Hiện tượng này bệnh học gọi là vàng da tắc mật.

Các bệnh lý về ống mật chủ thường gặp nhất phải kể đến:

  • Sỏi mật: Là sự xuất hiện của các khối dạng rắn hoặc dạng bùn do sự kết tủa lại của một số thành phần có trong dịch mật. Sỏi mật có thể xuất hiện ở ống mật chủ hoặc bất kỳ vị trí nào trong hệ thống dẫn mật. Bệnh gây nên những cơn đau quằn quại, sốt cao và triệu chứng vàng da điển hình.
  • Viêm tụy cấp: Là một dạng bệnh lý về sự tổn thương nhu mô tuyến tụy cấp. Sự tổn thương này gây nên viêm tế bào nang tuyến do sự tiêu hủy của men tụy. Bệnh có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy thậm chí là gây tử vong.
  • Hẹp đường dẫn mật: Đây là tình dạng viêm, tắc nghẽn các đường ống dẫn mật từ gan đến ruột non. Khi dịch mật trào ngược vào gan do quá trình lưu thông bị ngăn cách sẽ gây nên sự tàn phá các tế bào gan dẫn đến vàng da, xơ gan. Hẹp đường dẫn mật còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác như viêm đường mật cấp, suy gan, áp xe gan.
  • Ung thư đầu tụy: Là một dạng bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, bệnh không có biểu hiện đặc hiệu nên thường khó phát hiện. Một vài triệu chứng có thể kể đến như vàng da, sốt kèm run, sụt cân, rối loạn tiêu hóa,…
  • Ung thư túi mật: Là một bệnh lý ít gặp, thường xuất hiện ở nam giới và người lớn tuổi. 

Do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh

Việc dùng thuốc chữa bệnh khiến quá trình chuyển hóa tế bào tại gan gặp một vài trở ngại khi bài tiết đường mật dẫn tới sự tắc nghẽn dịch mật, gây nên vàng da. Tuy nhiên, hiện tượng vàng da do dùng thuốc sẽ không kéo dài mà thường kết thúc trong khoảng một tuần đến vài tháng.

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể là do sinh lý cũng có thể là do một vài bệnh lý bẩm sinh. Những trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da khi có những biểu hiện như:

  • Vàng da toàn thân, vàng mắt, vàng đậm
  • Xuất hiện vàng da khi vừa sinh
  • Hiện tượng vàng da không khỏi sau 1 – 2 tuần tuổi
  • Trẻ xuất hiện vàng da kèm sốt, khóc nhiều, bỏ bú,…

Một vài nguyên nhân gây vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh phải kể đến là: sự bất đồng nhóm máu của mẹ và con, bệnh lý tan máu, nhiễm virus bào thai, xuất huyết dưới da, dị tật gan bẩm sinh,…

Vàng da ở trẻ nhỏ đa phần sẽ tự hết sau khoảng 1 - 2 tuần
Vàng da ở trẻ nhỏ đa phần sẽ tự hết sau khoảng 1 – 2 tuần

Chẩn đoán và điều trị vàng da 

Khi có dấu hiệu bị vàng da, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh.

Khi đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh, các bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh, khám thực thể lâm sàng. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, người bệnh vẫn sẽ cần trải qua một số xét nghiệm quan trọng như:

  • Xét nghiệm máu để xác định nồng độ bilirubin
  • Xét nghiệm viêm gan siêu vi, công thức gan
  • Siêu âm ổ bụng, chụp CT bụng
  • Nội soi ngược dòng mật tụy
  • Chụp mật qua da xuyên gan
  • Sinh thiết gan

Như đã đề cập ở trên, hiện tượng vàng da không phải là biểu hiện của một bệnh lý cụ thể nào nên việc điều trị cụ thể ra sao chưa thể kết luận chính xác. Cách duy nhất để đưa ra phương án điều trị chuẩn xác đó là thực hiện các xét nghiệm kể trên.

Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà các bác sĩ sẽ có các hướng điều trị chi tiết. Đa số các trường hợp có thể xử lý bằng phương pháp nội khoa nhưng cũng có những trường hợp nặng cần sử dụng để phẫu thuật mới có thể điều trị triệt để.

Xét nghiệm Bilirubin là cách chính xác nhất để chẩn đoán bệnh gây vàng da
Xét nghiệm Bilirubin là cách chính xác nhất để chẩn đoán bệnh gây vàng da

Phòng ngừa tình trạng vàng da như thế nào?

Vàng da chủ yếu do các bệnh lý về gan mật gây nên, do đó việc phòng ngừa bệnh nên tập trung vào việc chăm sóc bảo vệ chức năng gan, mật, cụ thể:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh bằng việc sử dụng các loại thực phẩm sạch, duy trì trạng thái cân nặng ổn định; cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi và duy trì chế độ tập luyện thể thao mỗi ngày. 
  • Tiêm chủng vacxin bệnh viêm gan theo đúng chỉ định
  • Bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho cơ thể bao gồm: chất đạm, chất béo, vitamin khoáng chất, bột đường.
  • Hạn chế triệt để rượu bia, đồ chiên rán chế biến sẵn, thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt.
  • Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan, các chất béo có lợi, thực phẩm giàu omega 3, các loại thực phẩm giàu vitamin,…
  • Khám sức khỏe định kỳ tổng quát 6 tháng 1 lần hoặc khám sức khỏe gan 6 tháng 1 lần.

Vàng da không gây đau đớn, không nguy hiểm nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng từ sâu bên trong cơ thể bạn. Đừng lơ là với dấu hiệu vàng da mặt, da tay hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Hãy thăm khám sớm để đề phòng những biến chứng khó lường về sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?