Ù tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Ù tai là hiện tượng thường gặp gây tiếng ù ù khó chịu ở tai. Nó có thể xảy ra cả ở tai trái và tai phải. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do bị nước vào tai, bị côn trùng, bệnh lý. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể hơn về chứng bệnh này.

Ù tai là như thế nào?

Tai bị ù là hiện tượng trong tai xuất hiện tiếng kêu ù ù không mong muốn. Nguồn gốc chính của hiện tượng này là hệ thống thính giác, cơ quan lân cận không nghe được những âm thanh bên ngoài.

Ù tai không phải là bệnh mà là biểu hiện của một bệnh lý nào đó
Ù tai không phải là bệnh mà là biểu hiện của một bệnh lý nào đó

Ù tai thường là những tiếng kêu đơn âm, hoặc âm phức như tiếng sóng biển (nhưng ít gặp). Một số người có thể nghe như tiếng dế kêu, tiếng chuông reo, tiếng nước chảy.

Ù tai dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng âm thanh ảo giác trong tai, tiếng nhạc. Đó là những dấu hiệu của nhiễm độc thuốc, tâm lý rối loạn, hơi thở, giãn rộng vòi nhĩ. 

Ù tai không phải là bệnh. Nó là biểu hiện của một bệnh lý nào đó đang tiềm ẩn. Một số bệnh lý có biểu hiện bệnh như: Chấn thương ở tai, rối loạn hệ tuần hoàn, mất thính lực.

Dù là bị ù tai trái hay bị ù tai phải thì nó đều gây ra sự khó chịu đối với người bệnh. Nó sẽ càng tồi tệ hơn khi tuổi càng cao. Khi tìm được nguyên nhân gây hiện tượng này sẽ có cách khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Bị ù tai trái và ù tai phải đều xuất phát từ nguyên nhân như nhau. Trong đó, các bác sĩ có thể liệt kê một số lý do như sau:

Nguyên nhân thường gặp

  • Do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, tiếng động lớn. Điều này khiến thính giác mất hiệu lực.
  • Ráy tai quá nhiều gây tắc nghẽn khiến quá trình rửa trôi tự nhiên gặp khó khăn. Từ đó, nó gây mất thính giác, màng nhĩ bị kích thích.
  • Xương trong tai bị thay đổi, cứng lên khiến thính giác bị thay đổi.

Nguyên nhân ít phổ biến

  • Do người bệnh mắc bệnh lý Meniere
  • Tình trạng rối loạn TMJ liên quan đến vấn đề xương hàm, khớp hai bên tai, xương hàm dưới sọ.
  • Người bệnh bị chấn thương ở đầu hoặc cổ làm ảnh hưởng đến tai.
  • Dây thần kinh âm thanh bị u (ung thư) khiến dây thần kinh sọ chạy từ não đến tai dẫn đến mất cân bằng thính giác.
  • Chức năng ống Eustachian trong tai bị rối loạn khiến tai bị ù
  • Hiện tượng này còn có thể do rối loạn mạch máu, người bệnh bị xơ vữa động mạch, bị u ở đầu và cổ, bị huyết áp, hẹp mạch máu, dị tật mạch máu…
  • Ngoài ra, ù tai còn có thể do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc ung thư, thuốc lợi tiểu, thuốc trầm cảm…

Triệu chứng như thế nào?

Ù tai là hiện tượng liên quan đến cảm giác của người nghe. Theo đó, bạn sẽ cảm nhận được dường như không có nghe thấy âm thanh ở bên ngoài. Hiện tượng này có triệu chứng rõ nét nhất là:

Triệu chứng chủ quan

  • Bạn nghe thấy những tiếng ù ù ở trong tai nhưng người khác không nghe thấy.
  • Không nghe thấy những âm thanh ở bên ngoài.
  • Cảm giác tai buồn buồn, khó chịu.
  • Muốn cho tay vào tai.

Triệu chứng khách quan

  • Người bệnh nghe thấy, bác sĩ cũng nghe thấy tiếng ù ù trong tai.
  • Cảm giác khó chịu hơn nhiều so với ù tai chủ quan.

Bị ù tai phải làm sao?

Có nhiều cách khác nhau giúp giảm triệu chứng này. Trong đó, bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:

Phương pháp tây y

Bị ù tai phải làm sao? Người bệnh có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật để hạn chế tình trạng tai bị ù. Cụ thể như sau:

Có thể giảm tình trạng tai bị ù bằng Đông y hoặc Tây yCó thể giảm tình trạng bệnh bằng Đông y hoặc Tây y
Có thể giảm tình trạng bệnh bằng Đông y hoặc Tây y

Điều trị nội khoa

  • Thuốc tăng tuần hoàn ốc tai, tăng tuần hoàn hệ thần kinh trung ương, thuốc giãn cơ, vitamin…
  • Thuốc kháng histamin, thuốc giảm phù nề (nếu tình trạng do rối loạn chức năng vòi)
  • Thuốc an thần (magnesi sulfat, meprobamate, barbiturate) để ức chế hệ lưới của hệ thần kinh trung ương.
  • Dẫn xuất của para-aminobenzoic acid, amino acrylamide để giảm độ nhạy cảm của các mô dẫn truyền thần kinh.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline và nortriptyline) sử dụng cho chứng ù tai nghiêm trọng.

Điều trị ngoại khoa

Với mỗi trường hợp, mỗi mức độ và tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ xem xét thực hiện các phẫu thuật khác nhau. Cụ thể, một số phương pháp giải phẫu như:

  • Thủ thuật loại bỏ các khối choán chỗ trong góc cầu tiểu não gây ù tai.
  • Phẫu thuật làm giảm áp tai túi nội dịch bằng cách dùng nhiệt hủy ống bán khuyên tai. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng muối đặt cửa sổ tròn, cắt hạch.
  • Phẫu thuật khoét mê nhĩ, cắt dây thần kinh tiền đình

Chữa bằng Đông y

Đông y có thể áp dụng châm cứu hoặc các bài thuốc. Cụ thể:

Châm cứu – Thôi miên

Đây là biện pháp dùng thủ thuật kích thích vào hộp sọ để hạn chế tình trạng ù tai. Biện pháp này thường được sử dụng ở châu Âu, Mỹ. Hiện nay, ở Việt Nam cũng có một số địa chỉ thực hiện bằng phương pháp này.

Bài thuốc Đông y

  • Bài thuốc 1: Lấy 16gr thổ phục linh, kết hợp 12gr tơ hồng xanh, 10gr mỗi loại rau má, lá dâu và lá tre cùng 8gr lá vông và 6gr ngải cứu. Các vị thuốc đã chuẩn bị đem đi rửa sạch sau đó cho vào ấm, sắc nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 2: Kết hợp 16gr đỗ đen, 12gr mỗi loại tơ hồng xanh, hà thủ ô, hoài sơn, lạc tiên và 6gr ngải cứu. Cho các vị thuốc vào ấm, đổ nước vào sắc uống hàng ngày.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Khi gặp hiện tượng này, người bệnh có thể áp dụng một trong hai cách sau để giảm triệu chứng:

Gừng giúp giảm ù tai hiệu quả

Theo Đông y, gừng có tác dụng như một loại thuốc giảm đau, hạ sốt, diệt vi khuẩn, giảm ù tai. Cho nên, đây là một trong những mẹo hữu hiệu giúp loại bỏ hiện tượng này.

Điều trị bằng gừng tươi
Điều trị bằng gừng tươi

Bạn hãy lấy gừng rửa sạch, thái thành lát mỏng. Sau đó, pha với nước ấm và uống vào các buổi sáng hoặc tối. Thực hiện kiên trì trong khoảng 30 ngày sẽ thấy có tác dụng.

Dùng cây cối xay chữa

Cây cối xay từ xưa đã được biết đến là vị thuốc chữa bệnh về tai hiệu quả. Để giảm tình trạng khó chịu này, hãy lấy cây cối xay, rửa sạch rồi sắc với nước. Dùng nước cây cối xay thay nước lọc hàng ngày.

Cách ngăn tình trạng tai bị ù đúng cách

Ngoài các cách chữa bệnh trên thì để hạn chế tình trạng này người bệnh còn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Làm sạch tai bằng tăm bông, nhẹ nhàng để không làm tổn thương màng nhĩ.
  • Lấy ráy tai thường xuyên.
  • Luôn giữ tai được khô ráo.
  • Hạn chế ở nơi có nhiều tiếng ồn khiến dây thần kinh trong tai bị ảnh hưởng, màng nhĩ bị ảnh hưởng.
  • Hạn chế đeo tai nghe, hoặc nghe ở mức âm lượng vừa đủ.
  • Hạn chế thuốc lá, rượu bia, đồ uống có chất kích thích.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng ù tai. Có thể nói, đây không phải là một bệnh lý nhưng lại là biểu hiện của một vài bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Cho nên, người bệnh cần thăm khám bác sĩ định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có cách khắc phục hiệu quả.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?