5 loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến hiện nay

Khi bị các cơn đau hành hạ, nhiều người thường nhờ tới sự trợ giúp của thuốc giảm đau. Liệu hiệu quả của loại thuốc này có giống như mong đợi hay không? Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và một số lưu ý khi sử dụng các loại thuốc giảm đau thông dụng hiện nay.

Thuốc giảm đau là gì? Khi nào nên sử dụng?

Đây là một loại dược phẩm không hoàn chấm dứt cơn đau nhưng có thể làm giảm bớt phần nào để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, làm dụng thuốc giảm đau là một thực trạng đáng báo động hiện nay. Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự đang gặp các cơn đau nghiêm trọng. Cụ thể như trong số bệnh lý:

  • Nhức đầu, cảm lạnh, cảm cúm không thuyên giảm khi áp dụng một số mẹo dân gian.
  • Đau cơ, đau khớp, đau lưng do các bệnh lý cơ xương khớp gây ra.
  • Tai nạn, chấn thương, phẫu thuật hoặc sinh đẻ.

5 loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến hiện nay

Hiện nay, phương pháp giảm đau thường được áp dụng là sử dụng các loại thuốc Tây y. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng hoặc chữa trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc giảm đau phổ biến được nhiều người bệnh lựa chọn. Thuốc có khả năng ức chế cơn đau ở cường độ từ nhẹ đến trung bình do chấn thương, căng cơ hoặc mắc các bệnh lý khác.

Paracetamol mang đến hiệu quả giảm đau, hạ sốt trong thời gian ngắn với cơ chế là ức chế men chuyển cyclooxygenase nhằm giảm khả năng tổng hợp prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương.

Khi sử dụng đúng cách, Paracetamol tương đối an toàn, phù hợp với cả người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với các trường hợp đau mãn tính, đau dai dẳng thì loại thuốc này không mang lại hiệu quả rõ rệt.

Thuốc giảm đau Paracetamol chống chỉ định với các trường hợp bị thiếu máu, người có bệnh lý gan, phổi, thận hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

Ngoài ra, thuốc có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nổi ban đỏ, mề đay,…

Liều lượng và cách dùng: Đường uống: 10 – 15 mg/kg, cách mỗi 4 – 6 giờ. Các chuyên gia khuyến cáo, không dùng Paracetamol quá năm lần và không quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ.

Giá bán tham khảo: Paracetamol 500mg dạng viên nén có giá khoảng 32.500 vnđ/hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Paracetamol là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Paracetamol là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Alaxan

Alaxan là thuốc giảm đau gồm 2 thành phần: Paracetamol (325mg) và Ibuprofen (200mg). Đây là loại kết hợp tác động giảm đau, hạ nhiệt của Paracetamol và tình chất giảm đau và kháng viêm của Ibuprofen.

Thuốc tác động ngay ở nguồn các chất trung gian dẫn truyền cảm giác đau, ức chế sự phóng thích prostaglandin nên có tác dụng làm giảm đau nhanh chóng cho bệnh nhân.

Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp như đau răng, đau bụng kinh, đau cơ khớp do chấn thương, thấp khớp, đau viêm thần kinh, đau sau giải phẫu,…

Tác dụng phụ thường gặp của Alaxan là rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ói mửa, đau dạ dày, nổi mày đay, phát ban, thiếu máu tán huyết.

Cách dùng và liều dùng: Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn sử dụng 1 – 2 viên/ lần, cách từ 4 – 6 giờ một lần và không uống quá 8 viên 1 ngày.

Giá bán tham khảo: Alaxan đang được bán với giá khoảng 126.000 vnđ/hộp 10 vỉ x 10 viên.

Alaxan tác động ngay ở nguồn các chất trung gian dẫn truyền cảm giác đau, ức chế sự phóng thích prostaglandin
Alaxan tác động ngay ở nguồn các chất trung gian dẫn truyền cảm giác đau, ức chế sự phóng thích prostaglandin

Decolgen

Decolgen là loại thuốc trị cảm cúm, viêm mũi dị ứng không kê đơn phổ biến hàng đầu hiện nay. Sản phẩm này gồm nhiều tên biệt dược khác nhau tương với một chút thay đổi về thành phần hay dạng bào chế, như Decolgen Forte, Decolgen ND, Decolgen Siro.

Decolgen bao gồm các thành phần như 500mg Paracetamol, 25mg Phenylpropanolamine và 2mg Clorpheniramin. Nhờ tác dụng cộng gộp của các hoạt chất mà Decolgen hiệu quả khi dùng trong trường hợp cần giảm đau, hạ sốt, giảm sự tiết chất nhờn và trực tiếp làm co mạch máu ở đường hô hấp trên để giảm nghẹt mũi, sổ mũi.

Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc là nổi mày đay, dị ứng, bồn chồn, lo lắng, căng thẳng, đánh trống ngực, thậm chí gây ra hội chứng Steven-Johnson.

Cách dùng và liều lượng:

  • Đối với dạng viên nén: Người lớn 1- 2 viên/ lần x 3 – 4 lần/ ngày, trẻ từ 7 – 12 tuổi uống ½ viên/ lần x 3 – 4 lần/ngày.
  • Đối với dạng Siro uống: Với người lớn 2 muỗng/lần x 3 – 4 lần/ngày, trẻ em từ 7 – 12 tuổi 1 muỗng/lần x 3 – 4 lần/ngày, trẻ 2 – 6 tuổi uống ½ muỗng/lần tối đa 3 lần một ngày.

Giá bán tham khảo: Thuốc giảm đau hạ sốt Decolgen đang được bán với giá khoảng 90,000 vnđ/ hộp 25 vỉ x 4 viên.

Thuốc có nhiều dạng dùng phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân như Decolgen Forte, Decolgen ND, Decolgen Siro.
Thuốc có nhiều dạng dùng phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân như Decolgen Forte, Decolgen ND, Decolgen Siro.

Ultracet

Ultracet là thuốc giảm đau mà trong thành phần của nó có chứa 325mg Paracetamol và 37,5g Tramadol. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị những cơn đau có cường độ từ trung bình đến nặng như: đau đầu, đau cơ, đau họng, đau răng, đau bụng kinh, đau do chấn thương,…

Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng Ultracet cho những đối tượng động kinh, có tiền sử co giật, chấn thương ở đầu, rối loạn chuyển hóa, cai rượu/thuốc và tiền sử phản ứng dạng phản vệ với codein và opioid khác.

Cách dùng và liều lượng:

  • Người lớn và người già dưới 75 tuổi không có dấu hiệu lâm sàng của suy gan, suy thận có thể uống tối đa 1 – 2 viên/lần mỗi 4 – 6 giờ, có thể uống tối đa 8 viên/ngày.
  • Bệnh nhân trên 75 tuổi hoặc suy gan trung bình: không quá 2 viên mỗi 12 giờ.

Giá bán tham khảo: Thuốc Ultracet đang được bán với giá trên thị trường khoảng 265.000 vnđ/hộp 3 vỉ x 10 viên.

 

Xem thêm

Hapacol Codein

Hapacol Codein là sản phẩm của Công ty Dược Hậu Giang. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt với thành phần gồm 500mg Paracetamol và 8mg Codein.

Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi làm hạ sốt và giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên. Ngoài ra, Codein còn có tác dụng giảm đau trong những trường hợp đau nhẹ và vừa.

Hapacol Codein thường được chỉ định điều trị các triệu chứng đau nhức có hoặc không kèm sốt khi đau đầu, đau nhức cơ bắp, bong gân, đau xương, đau khớp, đau lưng, đau bụng kinh, đau răng, đau do chấn thương, cảm lạnh, cảm cúm,…

Chống chỉ định dùng thuốc khi quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc, có Phenylceton niệu, thiếu máu, có bệnh tim, phổi, thận, suy gan, suy hô hấp, hen phế quản (do có codein), phụ nữ có thai và cho con bú.

Cách dùng và liều lượng:

  • Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi dùng mỗi lần từ 1 đến 2 viên, cách mỗi 5 – 6 giờ uống một lần và không uống quá 8 viên/ngày.
  • Hòa tan viên thuốc sủi vào khoảng 200ml nước đến khi sủi hết bọt. Khi dùng thuốc kéo dài trên 5 ngày cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

Giá bán tham khảo: Thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol codein sủi có giá khoảng 100.000 vnđ/hộp 4 vỉ x 4 viên nén sủi bọt.

Hapacol Codein ngoài dạng viên uống còn có dạng viên sủi rất tiện dụng
Hapacol Codein ngoài dạng viên uống còn có dạng viên sủi rất tiện dụng

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc tân dược sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và kháng viêm nhanh. Tuy nhiên, đa số các loại thuốc này đều gây hại lên gan, thận, dạ dày và một số cơ quan khác. Do vậy, khi sử dụng thuốc, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc ngay cả đối với những loại thuốc không kê toa.
  • Thông báo cho bác sĩ, dược sĩ về tiền sử bệnh lý, dị ứng và lịch sử sử dụng thuốc của bản thân để được chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.
  • Bệnh nhân phải sử dụng đúng với liều lượng, thời gian và cách dùng mà bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều lượng hoặc kết hợp các thuốc chữa bệnh khác.
  • Khi gặp các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, người bệnh nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.
  • Để giảm thiểu việc lạm dụng thuốc giảm đau, người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp an toàn tại nhà như chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, bấm huyệt hay tập thể dục đều đặn.

Trên đây là thông tin tham khảo về loại thuốc giảm đau thông dụng nhất hiện nay. Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh lạm dụng thuốc cũng như một số nguy cơ rủi ro có hại cho sức khỏe.

4.8/5 - (13 bình chọn)

Gợi ý cho bạn

Tin mới

Giá mổ nội soi sỏi thận là bao nhiêu? Nên mổ ở đâu uy tín nhất

Các cách chữa viêm đa khớp an toàn, nhanh chóng

Mổ Hở Lấy Sỏi Thận Là Phương Pháp Gì? Có Ưu Nhược Điểm Nào?

Biến Chứng Sau Mổ Sỏi Thận Nguy Hiểm Ra Sao? Lưu Ý Gì Sau Mổ?

TOP 10+ loại thuốc chữa viêm đa khớp tốt nhất 2020

Chi Phí Tán Sỏi Thận Qua Da Có Đắt Không? Địa Chỉ Tán Sỏi Uy Tín

Chụp X-quang Sỏi Thận Là Gì? Các Phương Pháp Chụp Thường Dùng

Thuốc Sỏi Thận Nhật Bản: Top 5 Loại Thuốc Đặc Trị Siêu Hiệu Quả

Thuốc Trị Sỏi Thận Của Mỹ: Top 4 Thuốc An Toàn, Hiệu Quả Cao

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?