Đau bụng trái cảnh báo bệnh gì? Xử lý như thế nào?

Bụng bên trái là vị trí của rất nhiều cơ quan thiết yếu của hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và hệ sinh dục. Do đó, khi có dấu hiệu đau bụng bên trái người bệnh có thể đang gặp phải một số bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.

Những vị trí đau bụng bên trái thường gặp

Bụng trái là nơi chứa các cơ quan rất quan trọng trong cơ thể như: Lá lách, đuôi tụy, thận trái, một phần ruột già, một phần dạ dày, thùy gan trái, phần trên của niệu quản trái, đáy phổi trái, buồng trứng,…

Khi các cơ quan này bị tổn thương sẽ gây ra những cơn đau và kèm theo đó là các triệu chứng đặc trưng khác. Tùy vào mức độ và triệu chứng đau bác sĩ và người bệnh có thể phân biệt được bệnh lý đang gặp phải.

Các vị trí đau bụng trái thường gặp là:

Đau bụng trái ở phía trên

Vùng bụng trên được tính từ rốn lên đến phần xương ức. Đây là vị trí của một số cơ quan như thận trái, tụy hay dạ dày. Khi các cơ quan này gặp vấn đề người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ ở phần bụng trên bên trái. 

Người bị bệnh liên quan đến thận sẽ có cảm giác lưng trái đau nhói, sau đó có thể gặp khó khăn trong việc vận động do cơn đau di chuyển sang vùng bụng trên bên trái. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện dấu hiệu khác như sốt cao hay đi tiểu ra máu. 

Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày, bên cạnh dấu hiệu đau vùng bụng bên trái âm ỉ còn có cảm giác bụng nóng và đôi khi xuất hiện những cơn đau dữ dội. 

Các bệnh lý liên quan đến tụy tạng cũng có thể gây ra cơn đau bụng bên trái ở phía trên và có thể lan sang phần lưng.

Đau bụng trái phía trên có thể do tụy tang, thận hoặc dạ dày mắc bệnh
Đau bụng trái phía trên có thể do tụy tang, thận hoặc dạ dày mắc bệnh

Đau bụng trái ở phía dưới

Vị trí phía bụng dưới bên trái là cơ quan tiêu hóa và bài tiết và đây đều là những cơ quan thiết yếu của cơ thể. Do đó nguyên nhân chính dẫn đến cảm giác đau bụng ở vị trí này là rối loạn tiêu hóa, kèm theo tình trạng đau bụng quằn quại, có thể dẫn đến tiêu chảy.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng trái phía dưới là:

  • Do các bệnh về hệ tiêu hóa: Xuất hiện những cơn đau bụng dưới sẽ kèm theo những triệu chứng khác đi như sốt, nôn mửa, buồn nôn, táo bón,… Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: chứng táo bón, viêm ruột già, bệnh viêm đường ruột, thoát vị bẹn nghẹt,…
  • Bệnh lý về hệ sinh sản: Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nếu xuất hiện cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu mắc bệnh lý như: mang thai ngoài tử cung, sảy thai, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, bệnh u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang,…
  • Hệ bài tiết có vấn đề: Khi có những triệu chứng khác đi kèm như tiểu buốt, tiểu ra máu, buồn nôn, nôn mửa,… có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi tiết niệu.

Đau bụng trái cạnh rốn

Đau bụng bên trái ngang rốn là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Khi có dấu hiệu đau, người bệnh có thể đang gặp phải một số tình trạng sau: Bệnh viêm dạ dày tá tràng, sỏi thận, viêm túi thừa đại tràng,… 

Căn cứ vào tình trạng đau và các dấu hiệu đi kèm, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng trái cạnh rốn.

Đau bụng trái cảnh báo bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?

Đau ở phần bụng trái cảnh báo cơ thể có thể đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu người bệnh chủ quan, không có giải pháp điều trị kịp thời có thể gây biến chứng rất nguy hiểm. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gặp phải khi bị đau phần bụng dưới phía bên trái:

Đau đại tràng

Đại tràng hay ruột già thường có biểu hiện bị đau quặn bụng cho tới sình bụng, tiêu chảy. Tình trạng nặng có thể kèm theo các triệu chứng như đại tiện ra máu, nóng sốt, phân bị thay đổi nhỏ đi,…

Tình trạng đau đại tràng rất thường gặp do cơ quan này thường xuyên tiếp xúc với chất thải và rất dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh. 

Ban đầu các dấu hiệu nhận biết thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Tuy nhiên sau đó biểu hiện đau xuất hiện nhiều hơn với tần suất cao. Lúc đó bệnh thường vào giai đoạn nặng và dễ bị biến chứng nguy hiểm là xuất huyết, ung thư đại tràng.

Đau bụng bên trái có thể là triệu chứng bệnh viêm đại tràng
Đau bụng bên trái có thể là triệu chứng bệnh viêm đại tràng

Đau tụy tạng

Khi gặp vấn đề về tụy tạng có thể xuất hiện các cơn đau dữ dội và liên tục mấy tiếng đồng hồ, có khi đau cả ngày. Cơn đau xuất hiện ở bên trái và đau thấu ra sau lưng kèm theo các hiện tượng như ói mửa, ăn không tiêu, đau hơn sau khi ăn,…

Nếu gặp phải tình trạng viêm tụy tạng có thể gây ra những thay đổi hóa học trong cơ thể ảnh hưởng đến chức năng phổi, làm mức oxy trong máu giảm xuống mức thấp gây nguy hiểm.

Tắc ruột

Tắc một đoạn ruột bên trái cũng có thể gây ra các hiện tượng đau bụng trái, buồn nôn, nôn,… Ngoài ra dấu hiệu đặc trưng để nhận biết tình trạng này là tăng áp trong ổ bụng, ruột có thể tạo ra các âm thanh lớn từng cơn. 

Khi bị bán tắc ruột chỉ gây bí đại tiện còn vẫn trung tiện được còn tắc ruột hoàn toàn gây bí trung đại tiện. 

Tắc ruột ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Do đó, khi bệnh kéo dài, ngoài cảm thấy đau và khó chịu, người bệnh còn xanh xao, mệt mỏi, sút cân do thiếu dưỡng chất.

Đau dạ dày

Tình trạng dạ dày bị tổn thương như bị kích ứng, viêm loét thường gây ra các cơn đau ở bụng bên trái. Các cơn đau dễ phát hiện khi nhịn đói hoặc ăn no xong. Nguyên nhân chủ yếu là thói quen ăn uống không hợp lý, nhiễm khuẩn HP, mệt mỏi, căng thẳng, sử dụng kháng sinh,…

Ngoài biểu hiện đau bụng, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng như: Ợ hơi, ợ chua nóng rát cổ họng, đau ở vùng thượng vị,… Các triệu chứng bệnh ban đầu rất dễ điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu để nặng thì điều trị cần thời gian lâu và gặp rất nhiều khó khăn. Biến chứng có thể gặp phải khi không trị bệnh kịp thời là: Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…

Đau ở thận trái

Thận là cơ quan có chức năng lọc máu để thải chất độc tạo ra nước tiểu, điều hòa lượng nước tiểu. Đây là cơ quan quan trọng không thể thiếu trong cơ thể.

Những cơn đau thận thường đau ở phía sau lưng, vùng hông lưng sát gần xương sườn và sẽ lan tỏa tới phần bụng bên trái nhiều hơn. Ngoài ra cơn đau còn có biểu hiện đau ê ẩm, đau xuống chân, đau nhói khi đứng dậy hay khi khuân vác đồ đạc. Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám.

Tình trạng bệnh lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến suy thận, niệu quản bị tổn thương, ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương, giảm chức năng tình dục,…

Sỏi thận

Sỏi thận thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi chúng bắt đầu di chuyển xung quanh thận hoặc đi vào trong niệu quản. Nếu sỏi bị mắc kẹt lại ở niệu quản, sẽ ngăn chặn dòng nước tiểu và làm cho thận sưng lên, gây co thắt niệu quản và gây ra cảm giác đau đớn. 

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh là: Đau dữ dội, đau nhói ở bên bụng trái và sau lưng, cơn đau lan tỏa dần đến háng, đau theo đợt và thay đổi cường độ, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu,…

Biến chứng có thể gặp phải là: Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm bể thận mãn tính, ứ nước bể thận, ứ mủ bể thận, suy thận, vỡ thận,…

Táo bón

Táo bón là tình trạng người bệnh đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần. Khi đi đại tiện phân khô và cứng hơn bình thường, đôi khi gây đau trong lúc đi. Hầu hết tình trạng táo bón chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và không gây ra vấn đề sức khỏe gì nghiêm trọng. 

Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài có thể gây cảm giác đau bụng trái hoặc cảm giác quặn bụng. Biến chứng có thể gặp phải là: Sa trực tràng, nứt hậu môn, bệnh trĩ,…

Táo bón có thể gây đau, khó chịu trong bụng
Táo bón có thể gây đau, khó chịu trong bụng

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn gây ra trong bàng quang. Biến chứng nghiêm trọng nhất người bệnh có thể gặp phải là viêm đài bể thận dẫn tới suy thận. 

Dấu hiệu để nhận biết tình trạng bệnh là tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi; đi tiểu nhiều lần, đau trằn trọc bụng,…

Bệnh lý hệ tiêu hóa

Một trong những nguyên nhân chính gây ra đau bụng bên trái có thể do rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng có thể gặp phải như đau bụng âm ỉ từng cơn, đầy bụng chướng hơi, phân lúc lỏng lúc rắn, ăn không tiêu, sụt cân không rõ nguyên nhân,…

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa là do chế độ dinh dưỡng không khoa học, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, uống nhiều kháng sinh hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa. Bệnh có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt có kích thước nhỏ bằng quả óc chó, vị trí nằm giữa bàng quang và gốc dương vật. Cơ quan này có chức năng đưa nước tiểu từ bàng quang đến dương vật để đưa ra ngoài.

Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm ở tuyến tiền liệt và khu vực xung quanh. Bệnh thường phát triển khá nhanh và dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sinh hoạt tình dục của nam giới. 

Biến chứng bệnh có thể gặp phải là: Rối loạn nội tiết tố nam, viêm tinh hoàn, nhiễm trùng máu, ung thư tuyến tiền liệt,…

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là tình trạng một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô của buồng trứng hoặc là sự tích tụ dịch tạo thành.

U nang buồng trứng có thể gây ra biến chứng như: Xoắn u nang, vỡ nang, chèn ép ép bàng quang gây đái rắt, chèn ép trực tràng gây táo bón,…

Viêm tắc vòi trứng

Viêm tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng do một số nguyên nhân bị teo nhỏ lại, chít hẹp dẫn đến việc trứng không rụng và không thể cùng tinh trùng vào tử cung làm tổ. Ngày nay tỷ lệ mắc bệnh càng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. 

Dấu hiệu để nhận biết là: Rối loạn kinh nguyệt, máu kinh có màu đen hoặc đỏ tươi, đau bụng trái phía dưới, sưng cứng bụng, đi tiểu đau, khó thụ thai, âm đạo tiết dịch nhiều,…Biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng viêm tắc vòi trứng là gây vô sinh ở phụ nữ.

Mang thai ngoài tử cung

Khi mang thai ở tuần đầu tiên nếu thấy hiện tượng đau bụng dưới bên trái cần thăm khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là tế bào trứng đã thụ tinh không di chuyển đến tử cung mà chúng bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển. Điều này rất nguy hiểm, trong nhiều trường hợp, sản phụ khó có thể giữ được thai nhi.

Đau bên trái có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung ở phụ nữ
Đau bên trái có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung ở phụ nữ

Bệnh về tinh hoàn ở nam giới

Tinh hoàn là bộ phận nằm ở giữa dương vật và hậu môn, bao gồm tinh hoàn bên trái và tinh hoàn bên phải. Các bệnh thường gặp về tinh hoàn là: Viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, tinh hoàn ẩn,…

Các tình trạng bệnh này rất nguy hiểm nếu không thăm khám và có giải pháp điều trị kịp thời. Bệnh lâu ngày có thể biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Biến chứng có thể mắc phải là: Apxe bìu, teo tinh hoàn, suy giảm sinh lý, vô sinh,…

Đau bụng trái phải làm thế nào? Khi nào cần khám bác sĩ

Đau bụng ở vị trí bện trái có thể khắc phục bằng cách áp dụng một số biện pháp sau:

Khắc phục đau bụng trái tại chỗ

Dấu hiệu đau bụng bên trái thường xuất hiện theo cơn, có thể âm ỉ dai dẳng hoặc đau dữ dội. Khi đó người bệnh rất khó chịu và có thể đau đến mức không làm việc hoặc sinh hoạt được. Để giảm đau nhanh chóng, người bệnh có thể sử dụng một số giải pháp sau:

Chườm nóng

Chườm nóng là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả giảm đau bụng trái hiệu quả. Hơi ấm sẽ giúp các cơn đau dịu đi, người bệnh không còn thấy khó chịu nữa và có thể hoạt động ngay sau đó.

Sử dụng mật ong

Trong mật ong có chứa các thành phần giúp giảm đau bụng tức thì. Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần pha mật ong cùng nước ấm rồi uống mỗi ngày để giảm đau.

Uống mật ong với nước ấm là mẹo giúp giảm cơn đau nhanh chóng
Uống mật ong với nước ấm là mẹo giúp giảm cơn đau nhanh chóng

Sử dụng lá ổi 

Lá ổi là dược liệu tự nhiên có thể kiểm soát cơn đau bụng rất tốt. Người bệnh có thể lấy một ít búp ổi non sau đó sao nóng với muối rồi thêm một củ gừng đã nướng đun với nước trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày uống nước thuốc hai lần để đẩy lùi cơn đau bụng trái.

Dùng thuốc kháng sinh giảm đau

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau bụng dưới đây theo hướng dẫn kê đơn của bác sĩ:

  • Thuốc nhuận tràng, chất mềm phân:Tác dụng cải thiện tình trạng đau bụng do bị táo bón.
  • Thuốc giảm đau bụng do đầy hơi gồm các loại thuốc có chứa simethicone. 
  • Các loại thuốc khác: Thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc kháng sinh,…

Các loại thuốc Tây y thường có thể giảm cơn đau tức thời cho người bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý để tránh gây tác dụng phụ cho cơ thể. 

Khám và điều trị chuyên khoa

Ngay từ khi có dấu hiệu đau bụng trái bất thường, không rõ nguyên nhân người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và điều trị như sau:

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi và  dựa vào các triệu chứng đau bụng, vị trí, tần suất đau để chẩn đoán bệnh ban đầu.

Bên cạnh đó, dựa vào các dấu hiệu của phân hoặc nước tiểu cũng như các biểu hiện như vàng da, khó thở, lạnh run,… khi đau bụng bác sĩ cũng xác định được một phần nguyên nhân gây đau bụng trái.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi xác định được vị trí đau để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp xét nghiệm sau:

Siêu âm bụng tổng quát

Siêu âm là biện pháp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở bụng trái như:

  • Bị viêm tuyến tụy, lá lách to.
  • Bệnh tiết niệu như  tắc nghẽn thận, sỏi thận, ung thư bàng quang, niệu quản,..
  • Bệnh liên quan tới sinh dục: Tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến,…
  • Bệnh tiêu hóa: Viêm ruột thừa, đau dạ dày, đại tràng, các khối u, cục máu đông,…
  • Phát hiện phình động mạch chủ bụng hoặc các chất lỏng tích tụ trong ổ bụng,…

Xét nghiệm máu ẩn trong phân

Nếu người bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường như đau bụng dai dẳng nên thực hiện phương pháp xét nghiệm này. Phương pháp có thể tìm ra nguyên nhân gây: Loét dạ dày, loét tá tràng, viêm loét đại tràng, ung thư dạ dày, polyp đại tràng, ung thư đại tràng, tầm soát ung thư đường tiêu hóa,…

Chụp X-quang

Chụp X-quang là phương pháp giúp xác định rõ nguyên nhân gây một số bệnh như:

  • Tìm kiếm nguyên nhân gây đau, sưng ở bụng, buồn nôn, ói mửa liên tục.
  • Tìm nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng dưới ở hai bên cột sống.
  • Phát hiện sỏi túi mật, thận, niệu quản hoặc bàng quang
  • Tìm vật bị nuốt phải hoặc bị đưa vào khoang cơ thể.

Nội soi dạ dày, đại tràng

Trường hợp chưa xác định được tình trạng, vị trí tổn thương và nguyên nhân gây đau dù đã chụp X-quang, siêu âm, các bác sĩ buộc phải quan sát trực tiếp.

Biện pháp được áp dụng đó là nội soi đại tràng, dạ dày hoặc ổ bụng. Đây là giải pháp cho thấy kết quả chẩn đoán các vấn đề của đường tiêu hóa có độ chính xác cao.

Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận tình trạng bệnh và các phương án điều trị thích hợp. Nếu tình trạng bệnh nhẹ sẽ điều trị bằng thuốc Tây y, nếu bệnh nặng có dấu hiệu xuất huyết có thể phẫu thuật để trị bệnh.

Thực hiện nội soi dạ dày để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh đang gặp phải
Thực hiện nội soi dạ dày để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh đang gặp phải

Lưu ý cho người bệnh:

  • Khi có dấu hiệu đau bụng trái cần bình tĩnh theo dõi sức khỏe và tới các cơ sở y tế có uy tín để thăm khám kịp và điều trị.
  • Trước khi thăm khám, không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ vì có thể sử dụng sai thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Người bệnh tuân thủ theo đúng giải pháp mà bác sĩ đưa ra, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để trị bệnh.

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

Để hạn chế các cơn đau bụng trái, người bệnh nên chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:

  • Không sử dụng các chất kích thích, nước uống có ga, đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ uống có cồn,…
  • Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi và các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất,… 
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn tái, sống, chưa chế biến kỹ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn gây bệnh.
  • Nên ăn đúng bữa, ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn để hạn chế gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày, có thể thay thế nước lọc bằng nước ép củ quả để bổ sung dưỡng chất.
  • Hạn chế thức khuya, nghỉ ngơi không đủ giấc, gây áp lực cho cơ thể,…
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và giúp cơ thể phòng tránh mắc bệnh.

Đau bụng trái là dấu hiệu nhận biết một số bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, khi cơ thể xuất hiện các cơn đau thường xuyên không rõ nguyên nhân, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị trước khi gây ra biến chứng nguy hiểm.

4.9/5 - (9 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?