Khàn tiếng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khàn tiếng – bệnh lý thường gặp, gây ảnh hưởng tới giao tiếp và công việc. Khàn tiếng thường do bệnh lý đường thanh quản, hô hấp gây nên. Vậy vì sao chúng ta dễ bị khàn tiếng và cách điều trị như thế nào? Bài viết này sẽ thông tin đến bạn đọc những thông tin cụ thể, chi tiết nhất.

Thế nào là khàn tiếng? Nguyên nhân gây bệnh

Khàn tiếng là tình trạng bỗng nhiên giọng nói bị thay đổi âm sắc, không trong và mượt như lúc bình thường. Đôi khi, giọng nói bị rè, thều thào, thậm chí là mất hẳn tiếng.

Khàn tiếng là dấu hiệu thường gặp khi mắc các bệnh liên quan đến thanh quản
Khàn tiếng là dấu hiệu thường gặp khi mắc các bệnh liên quan đến thanh quản

Khàn tiếng là bệnh lý không nghiêm trọng. Cụ thể nó là dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản. Thông thường, nó chỉ kéo dài vài ngày đến một tuần. Tuy nhiên, nếu trường hợp tình trạng tiếng bị khàn kéo dài bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Khàn tiếng thường xảy ra khi các bộ phận như thanh quản, hốc miệng hay hốc mũi bị tổn thương. Khi đó, chúng không thể cộng hưởng và tạo âm sắc gây ảnh hưởng tới giọng nói.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến tiếng nói bị khàn đó là do các dây thanh có sự rung động không bình thường. Đó là khi một luồng không khí đi qua dây thanh khiến dây thanh tăng hoặc giảm bất thường. Chỉ đến khi những bất thường ở thanh quản được phục hồi thì hiện tượng khàn tiếng mới hết.

Biểu hiện bệnh lý?

Như ở trên đã nói, khàn tiếng xuất phát từ nguyên nhân chính là các tổn thương ở dây thanh quản. Do đó, khi mắc các bệnh lý ở bộ phận này sẽ khiến tiếng nói bị lạc, bị khàn. Cụ thể như sau:

  • Bệnh viêm amidan cấp tính hoặc mãn tính do vi khuẩn, vi trùng, do nhiễm lạnh, suy nhược cơ thể… sẽ khiến dây thanh bị ảnh hưởng. Từ đó, người bệnh sẽ có cảm giác ho, sốt, mệt mỏi, đau họng, tiếng nói bị thay đổi.
  • Khàn tiếng do bị viêm thanh quản cấp và mãn tính kèm viêm mũi, viêm họng. Hiện tượng này thường gặp vào mùa lạnh, nhất là thời điểm giao mùa. Biểu hiện đầu tiên là đau họng, chảy nước mũi, sốt, khô họng, ngạt mũi, mất tiếng, ho.
  • Papilloma thanh quản: Nguyên nhân gây khàn tiếng cũng có thể là do bị papilloma thanh quản. Bệnh lý này xảy ra ở trẻ em nhiều hơn với triệu chứng khó thở, ngủ ít, mất tiếng.
  • Khàn tiếng do hạt xơ dây thanh: Xảy ra ở nữ giới do suy nhược, nói nhiều, rối loạn nội tiết. Triệu chứng đầu tiên của bệnh lý này là khàn tiếng, mất tiếng, mệt.
  • Do Polyp thanh quản: Hiện tượng ở dây thanh có một u nhỏ như hạt tấm hoặc hạt đậu cũng khiến giọng nói bị khàn hoặc mất tiếng.
  • Viêm thanh quản đặc hiệu: Một số bệnh lý như lao thanh quản, nấm thanh quản, giang mai thanh quản đều có thể gây nên tình trạng tiếng nói bị khàn.
  • Do ung thư thanh quản (ung thư biểu mô): Tình trạng giống u nhu, polyp có cuống, thường gặp khi bị ung thư thanh quản. Đây cũng là nguyên nhân khiến dây thanh bị ảnh hưởng từ đó khiến tiếng nói bị khàn. Ngoài ra, nó còn kèm theo triệu chứng khó thở, khó nuốt, đau họng, ho.

Điều trị khàn tiếng 

Khàn tiếng là hiện tượng rất bình thường nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm, điển hình là ung thư thanh quả. Cho nên, khi có dấu hiệu bệnh, bạn cần áp dụng một số biện pháp điều trị phù hợp để sớm loại bỏ tình trạng này.

Điều trị bằng Tây y

Có thể áp dụng các biện pháp khác nhau tùy thuộc vào từng mức độ bệnh. Giả sử, nếu khàn tiếng ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc tân dược để điều trị. Trường hợp do bệnh lý, có u nhú bạn cần can thiệp ngoại khoa.

Điều trị bằng Tây y và Đông y
Điều trị bằng Tây y và Đông y

Dùng thuốc (điều trị tại chỗ)

Có thể sử dụng thuốc chữa mất tiếng như:

  • Xông hơi: Xông hơi nước nóng với tinh dầu hoặc thuốc kháng sinh (corticoid).
  • Chấm thuốc thanh quản: Dùng tăm bông chấm thuốc kháng sinh, hoặc dung dịch corticoid rồi đưa chấm vào đúng tầng thanh môn. Mỗi ngày thực hiện hai lần.
  • Bơm thuốc vào thanh quản: Dùng kim tiêm bơm thuốc vào thanh quản, ở hai bề mặt dây thanh.

Người bệnh chú ý rằng, với những loại thuốc này cần thực hiện theo hướng dẫn, liều dùng của bác sĩ. 

Ngoài ra, một số loại thuốc uống có thể được sử dụng như:

  • Kháng sinh diệt khuẩn: Với những người bệnh khàn tiếng do virus bác sĩ sẽ kê kháng sinh để diệt bỏ virus, vi khuẩn.
  • Corticosteroid: Dùng cho trường hợp viêm thanh quản cấp bách. Với những người bị mất tiếng nhưng đang có việc quan trọng cần phải sử dụng đến tiếng nói.
  • Thuốc giảm viêm, thuốc chống phù nề: Để giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và loại bỏ hiện tượng mất tiếng.
  • Vitamin C, B: Tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

Áp dụng ngoại khoa

Với những trường hợp khàn tiếng do u nhú, polyp, bác sĩ cần áp dụng phương pháp ngoại khoa để điều trị. Biện pháp tốt nhất được bác sĩ áp dụng trong trường hợp này là:

  • Phẫu thuật loại bỏ những tổn thương, giả mạc.
  • Cắt polyp để loại bỏ những khối u trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Một số trường hợp nghiêm trọng cần cắt bỏ dây thanh, cắt thanh quản (một phần hoặc toàn phần).

Điều trị khàn tiếng bằng Đông y

Đông y cũng mang đến phương pháp chữa khàn tiếng hiệu quả. Áp dụng bài thuốc kết hợp từ các thảo dược tự nhiên sẽ mang đến cách chữa bệnh tốt nhất.

Bài thuốc thứ nhất

  • Chuẩn bị: Bách hợp (30gr); khoản đông hoa (15gr); mật ong (50ml)
  • Thực hiện: Bách hợp và khoản đông hoa phơi khô, nghiền thành bột mịn. Cho mật ong vào trộn đều, nặn thành viên tròn, nhỏ. Mỗi ngày bạn uống 2 lần, mỗi lần 2 – 3 viên và sử dụng trong 5 ngày liên tiếp.

Bài thuốc thứ hai

  • Chuẩn bị: Đương quy, hoàng kỳ, đảng sâm, bạch truật (mỗi loại 16gr); thăng ma, cát cánh, kha tử, thiên trúc hoàng (mỗi loại 10gr); trần bì (8gr); cam thảo trích, xuyên bối mẫu (mỗi loại 6gr).
  • Thực hiện: Bạn cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm, đổ khoảng 700ml nước bật bếp sắc. Đun đến khi nào nước cạn chỉ còn khoảng 200ml. Mỗi ngày uống 2 lần và dùng liên tục trong 5 – 10 ngày.

Bài thuốc thứ ba

  • Chuẩn bị: Nam hoàng bá (12gr); kha tử, liên kiều, cát cánh (mỗi loại 10gr); xuyên khung, cam thảo, thuyền thoái, bạc hà (mỗi loại 6gr).
  • Thực hiện: Bạn cho các vị thuốc vào ấm sắc nước, chia nước thành 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ giảm tình trạng khàn tiếng hiệu quả.

Điều trị khàn tiếng bằng mẹo dân gian

Với trường hợp mất tiếng ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần áp dụng một số bài thuốc nam, hay cũng là mẹo dân gian. Theo đó, gừng và mật ong là hai bài thuốc tốt nhất.

Chữa bệnh bằng thuốc Nam
Chữa bệnh bằng thuốc Nam

Gừng loại bỏ khàn tiếng

  • Chuẩn bị: Gừng tươi (10gr)
  • Thực hiện: Gừng tươi cạo sạch vỏ, rửa cho hết cát, thái thành từng lát. Bạn cho gừng đã thái vào nồi, đổ thêm 1 bát nước đun sôi. Sau đó, bạn cho thêm 1 ít đường đỏ. Dùng nước gừng uống 2 – 3 lần trong ngày.

Chữa mất tiếng bằng giá đỗ

  • Chuẩn bị: Giá đỗ (400gr)
  • Thực hiện: Giá đỗ rửa sạch, bỏ vỏ, để ráo. Bạn cho giá vào cối giã nát. Sau đó, cho giá đã giã nát vào nồi, đặt lên bếp, đổ thêm nước và đun sôi. Bạn chắt lấy nước giá đỗ uống trong ngày.

Quất và mật ong

  • Thực hiện: Quất (2 quả); mật ong (2 thìa)
  • Thực hiện: Quất bạn rửa sạch, cắt mỏng, cho vào bát. Trộn mật ong vào rồi cho lên nồi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Thỉnh thoảng cho lát quất vào miệng ngậm.

Lưu ý khi điều trị khàn tiếng

Ngoài việc điều trị thì khi có hiện tượng tiếng nói bị khàn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế nói, nếu trường hợp phải nói thì nói nhẹ.
  • Giữ ấm cho vùng cổ và chân, nhất là vào mùa lạnh.
  • Xông hơi bằng nước nóng với tinh dầu để giảm tình trạng khàn tiếng nhanh hơn.
  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
  • Cần tránh tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như khói, bụi, hóa chất,…

Trên đây là những thông tin về hiện tượng khàn tiếng và cách điều trị hiệu quả. Có thể nói, đây là tình trạng thường gặp, nhưng nó cũng ẩn chứa nguy cơ bệnh lý nguy hiểm. Cho nên, khi gặp hiện tượng này, cần sớm có biện pháp khắc phục để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?