Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có nguy hiểm không? Mách bạn cách chữa an toàn nhất

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tâm lý và khả năng phát triển thể trạng của trong tương lai. Tuy nhiên trên thực tế, không ít bậc phụ huynh có tâm lý chủ quan, thiếu kiến thức trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh này.

Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày do những nguyên nhân nào?

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa phổ biến có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng nào. Khi lượng acid dịch vị trào ngược lên trên sẽ gây tổn thương ở nhiều bộ phận liên quan.

Ở những người trưởng thành, bệnh chủ yếu bùng phát do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, lạm dụng chất kích thích. Tuy nhiên, đối với trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày, bậc phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan trước những yếu tố nguy hiểm sau:

Phụ huynh hình thành cho trẻ thói quen nằm uống sữa sẽ gây hiện tượng nôn trớ
Phụ huynh hình thành cho trẻ thói quen nằm uống sữa sẽ gây hiện tượng nôn trớ

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi do sinh lý:

  • Cơ vòng thực quản chưa hoàn thiện: Cơ vòng vốn có chức năng thu nạp thức ăn, đồng thời ngăn trở không cho acid dịch vị trào ngược lên trên. Tuy nhiên, chức năng đóng mở của cơ hoành chưa thực sự hoàn thiện ở trẻ nhỏ là lý do làm tăng nguy cơ khiến dịch acid trào ngược lên trên.
  • Hệ tiêu hóa chưa ổn định: Trẻ 2 tuổi vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện các hệ cơ quan, chính vì vậy rất dễ xảy ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa.
  • Vận động mạnh: Trẻ em thường hiếu động, nếu thường xuyên chạy nhảy ngay sau khi ăn. Điều này sẽ khiến gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, giảm khả năng kiểm soát acid dạ dày
  • Thói quen uống sữa nằm: Nếu phụ huynh hình thành cho trẻ thói quen nằm uống sữa sẽ làm cơ hoành ngang bằng với dạ dày, gây hiện tượng nôn trớ.
  • Chế độ dinh dưỡng hằng ngày: Lạm dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cho trẻ ăn nhiều gia vị hoặc sữa công thức, thuốc bổ,… cũng góp phần gia tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 2 tuổi do bệnh lý:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Căn bệnh này khiến cho niêm mạc dạ dày và cơ quan tá tràng bị viêm loét, tăng nguy cơ trào ngược ở trẻ.
  • Thoát vị cơ hoành: Ở một số trẻ nhỏ, các cơ quan ở bụng bị dị tật bẩm sinh và hơi nhô lên khỏi lồng ngực, chủ yếu ở phía trên cơ hoàng, thông qua các lỗ khuyết sau.
  • Sa dạ dày: Trẻ nhỏ sẽ gặp khó khăn trong hoạt động tiêu hóa nếu đáy dạ dày ở vị trí thấp hơn.

Các triệu chứng nhận biết bé 2 tuổi bị trào ngược dạ dày

Khi nhận thấy con trẻ xuất hiện một trong những biểu hiện khác thường dưới đây, phụ huynh nên nhanh chóng đưa tới cơ sở khám chữa gần nhất để điều trị kịp thời:

Các triệu chứng nhận biết bé 2 tuổi bị trào ngược dạ dày
Các triệu chứng nhận biết bé 2 tuổi bị trào ngược dạ dày
  • Trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi trở xuống có thể khiến trẻ bị nôn mửa hoặc trớ khi ăn, uống.
  • Thường xuyên ợ hơi, đầy bụng.
  • Xuất hiện mùi hôi ở miệng dù đã vệ sinh kỹ lưỡng.
  • Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày tăng cân khá chậm và suy dinh dưỡng.
  • Thở khò khè, hay khóc quấy vào ban đêm.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có thể gây ra biến chứng gì?

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi thường không phải căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu để trình trạng này tái diễn kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển và sức khỏe tổng thể của bé. Các bậc phụ huynh không nên chủ quan trước những biến chứng như sau:

  • Acid dịch vị trào ngược lên trên khiến tổn thương niêm mạc thực quản, tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. 
  • Khi dịch acid tràn vào phổi có thể gây ra tình trạng tổn thương hệ hô hấp, viêm phổi, viêm amidan hoặc viêm họng hạt.
  • Ngoài ra còn khiến trẻ có khả năng mắc một số bệnh như rối loạn thần kinh, xuất huyết thực quản.
  • Viêm loét do acid trào ngược gây chảy máu do thiếu hồng cầu và máu.
  • Hẹp thực quản do vết sẹo hoặc xước da, đồng thời xuất hiện các khối polyp sẽ khiến trẻ khó thở hoặc thở khò khè.
  • Khó khăn trong việc nuốt thực ăn, hay bị nghẹn hoặc sưng tấy họng. 

[pr_middle_post]

Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 2 tuổi

Trước khi lựa chọn giải pháp chữa trào ngược dày thực quản ở trẻ 2 tuổi, cha mẹ nên chủ động đưa con tới thăm khám tại những cơ sở y tế gần nhất để xác định mức độ tổn thương. Thông qua các biện pháp chuyên môn, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cụ thể, an toàn và phù hợp nhất với thể trạng của con trẻ.

Cha mẹ nên chủ động đưa con tới thăm khám tại những cơ sở y tế gần nhất để xác định mức độ tổn thương
Cha mẹ nên chủ động đưa con tới thăm khám tại những cơ sở y tế gần nhất để xác định mức độ tổn thương

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Phụ huynh cần chú trọng cân bằng chế độ dinh dưỡng của trẻ sao cho đảm bảo đủ chất và hỗ trợ tối đa quá trình tiêu hóa. Không nên cho trẻ ăn quá no hoặc lạm dụng nhiều sản phẩm dinh dưỡng, đồ ăn kích thích tăng cần, thực phẩm chức năng,… 

Hạn chế tối đa thói quen vận động mạnh sau khi ăn của trẻ. Để kích thích tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ, các bậc phụ huynh có thể nấu thực phẩm thành dạng mềm, lỏng.

Áp dụng các liệu pháp thiên nhiên

Để ngăn ngừa nguy cơ tác dụng phụ, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ những biện pháp thiên nhiên lành tính. Trước khi tiến hành điều trị, phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn nguyên liệu thiên nhiên phù hợp nhất như cho trẻ ăn sữa chua, dùng trà gừng ấm, sử dụng tinh bột nghệ hoặc xoa bụng bằng tinh dầu bạc hà. 

Tuy nhiên, các biện pháp này thường đòi hỏi thời gian áp dụng lâu dài và hiệu quả không rõ rệt.

Sử dụng gối chống trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày ban đêm là tình trạng rất phổ biến. Chính vì vậy, rất nhiều chuyên khoa khuyên người bệnh khi ngủ nên nằm nghiêng sang bên trái. Tuy nhiên, đối với trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày, việc kiểm soát tư thế ngủ là điều rất khó và các phụ huynh nên sử dụng các công cụ hỗ trợ. 

Gối chống trào ngược với thiết kế đặc biệt sẽ giúp hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng acid trào ngược lên dạ dày khi ngủ. Thiết bị này sẽ giúp nâng cao khoảng cách của thực quản và cổ họng so với dạ dày. Độ dốc phù hợp nhất cho trẻ nhỏ 2 tuổi trở lên khoảng 15 – 20 độ. Cha mẹ nên lựa chọn các loại gối phù hợp, bề mặt mềm mại.

Massage vùng bụng chống trào ngược

Đây là biện pháp an toàn cho trẻ nhỏ trên dưới 2 tuổi, không quá phức tạp để thực hiện. Cha mẹ chỉ cần thoa một lượng tinh dầu phù hợp, có thể dầu bạc hà hoặc oliu, dầu dừa. Sau đó dùng ngón tay xoa lên bụng con theo hình tròn, tác động lực một cách nhẹ nhàng, thực hiện trong khoảng 5 – 10 phút. Tuy nhiên nên tránh áp dụng vào thời điểm mới ăn xong hoặc trẻ đang no. 

Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi

Để các giải pháp điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ em phát huy hiệu quả tốt nhất, phụ huynh nên đặc biệt chú ý tới những điều như sau:

  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung hợp lý những chất có chứa protein, chất béo hoặc đạm.
  • Tránh cho trẻ ăn quá no, vui chơi ngay sau khi ăn xong hoặc nằm ngủ.
  • Khi trẻ có dấu hiệu nôn trớ nên ngừng ăn trong vài phút và súc miệng sạch sẽ. Sau đó mới cho ăn tiếp, không nên cố gắng ép bé ăn.
  • Hạn chế cho trẻ ăn vặt, những món ăn quá ngọt, nhiều gia vị cay nóng, chiên qua dầu mỡ hoặc có tính chua.
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, nếu không có gối chống trào ngược, bạn có thể thay thế bằng việc kê cao gối vừa phải.

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có thể khắc phục hoàn toàn nếu cha mẹ được trang bị đầy đủ kiến thức trong việc nhận diện và phòng ngừa. Thời gian điều trị càng sớm sẽ đảm bảo không ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ trong tương lai. 

4.7/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?