Bật mí cách giúp trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày khỏi bệnh an toàn nhất

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày là hiện tượng tổn thương hệ tiêu hóa đang ngày càng trở nên phổ biến. Thái độ chủ quan, thiếu kiến thức về bệnh có thể trở thành nguyên nhân gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì và cách điều trị ra sao, tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi

Trào ngược dạ dày là tình trạng acid dịch vị đi ngược lên trên, hiện tượng này không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh đang có xu hướng ngày một tăng cao. Với hàm lượng acid mạnh mẽ, căn bệnh không chỉ gây ra những tổn thương đối với hệ tiêu hóa mà còn có khả năng gây viêm loét ở vùng niêm mạc họng, gây ra bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Trên thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự nắm bắt đầy đủ kiến thức về bệnh và các biện pháp phòng ngừa. Điều này đã khiến cho trẻ dễ dàng tiếp xúc với những nguy cơ gây trào ngược. Các chuyên gia tiêu hóa đã chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh như sau:

  • Cấu tạo các cơ quan của trẻ chưa thực sự hoàn thiện và chức năng chưa ổn định. Chính vì vậy, khi hoạt động cơ hoàng xảy ra rối loạn sẽ dẫn tới dịch acid trào ngược lên trên.
  • Thực quản nối liền từ miệng xuống dưới dạ dày. Bên phía dưới cùng của bộ phận này có một van với chức năng mở ra khi thức ăn đi xuống và đóng lại nhằm ngăn chặn acid trào ngược. Trẻ nhỏ thường có nguy cơ suy yếu van dưới thực quản, khiến việc đóng mở không đúng thời điểm, gây ra triệu chứng trào ngược.
  • Một số phụ huynh hình thành cho trẻ thói quen ăn khi nằm ngay từ lúc nhỏ, điều này sẽ khiến dịch dạ dày sẽ trào lên trên hơn.
  • Trẻ 7 tuổi tính cách hiếu động nghịch ngợm nên khi ăn xong thường chạy nhảy quá mạnh, vui đùa khiến hoạt động của dạ dày bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên kiểm soát hoạt động của bé, tránh để con nằm ngay sau khi ăn. 
    ác bậc phụ huynh thường ép con ăn quá no, ăn nhiều là nguyên nhân dẫn tới trẻ 7 tuổi bị trào ngược
    ác bậc phụ huynh thường ép con ăn quá no, ăn nhiều là nguyên nhân dẫn tới trẻ 7 tuổi bị trào ngược
  • Trẻ bị thừa cân béo phì có thể bị lớp mỡ chèn ép dẫn tới trào ngược dạ dày.
  • Cha mẹ có tiền sử từng mắc bệnh dạ dày hoặc dương tính với vi khuẩn HP.
  • Trẻ từng mắc một số bệnh lý dạ dày, rối loạn tiêu hóa trước đó cũng có nguy cơ mắc trào ngược cao hơn.
  • Cha mẹ ép bé ăn quá nhiều hoặc lạm dụng thực phẩm chức năng, các loại thuốc bổ.

Triệu chứng nhận biết trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày

Để nhận diện các biểu hiện khi trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày không quá khó khăn. Trong quá trình chăm sóc, phụ huynh nên đặc biệt chú ý tới một số dấu hiệu như sau:

  • Trẻ thường xuyên chán ăn, bỏ bữa hoặc tỏ ra không thích các món khoái khẩu.
  • Không có dấu hiệu tăng cân hoặc sụt cân mà chưa rõ lý do.
  • Khó thở hoặc thở khò khè.
  • Ợ chua, ợ nóng đi kèm với dấu hiệu đầy bụng.
  • Bé kêu nóng rát hoặc đau ở ngực, hay cảm thấy khó nuốt và dấu hiệu gần giống viêm họng.
  • Buồn nôn sau khi ăn.
  • Mất tiếng
  • Hay nấc cụt, mồm có vị chua hoặc mùi hôi.
  • Trẻ bị đau ở vùng thượng vị, cảm giác tăng lên khi nằm xuống.

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày nguy hiểm như thế nào? 

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều tổn thương tới không chỉ hệ tiêu hóa, mà còn khiến niêm mạc họng bị viêm nhiễm. 

Ở một số trẻ, trào ngược dạ dày thường không có biểu hiện buồn nôn. Tuy nhiên acid dịch vị vẫn có thể trào ngược lên trên thực quản, tràn vào khí quản và tăng nguy cơ tổn thương tới hệ hô hấp. Biến chứng do trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi có thể xuất hiện do sự lơ là của cha mẹ hoặc lựa chọn sai phương pháp điều trị.

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều tổn thương tới không chỉ hệ tiêu hóa, mà còn khiến niêm mạc họng bị viêm nhiễm. 
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều tổn thương tới không chỉ hệ tiêu hóa, mà còn khiến niêm mạc họng bị viêm nhiễm. 

Sau đây là một số biến chứng mà phụ huynh không nên chủ quan:

  • Xuất huyết thực quản
  • Viêm thực quản kèm theo hình thành sẹo gây hẹp thực quản, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn.
  • Thực quản bị sưng tấy và nóng rát
  • Hình thành nên các khối khối polyp trong thực quản khiến trẻ khó chịu.
  • Rối loạn thần kinh 
  • Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp mãn tính như viêm phổi, viêm amidan, đau họng, viêm họng hạt, viêm phổi.
  • Ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lại, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé

[pr_middle_post]

Điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi

Trước khi quyết định lựa chọn giải pháp điều trị, phụ huynh nên ưu tiên tính an toàn và phù hợp nhất với thể trạng của trẻ. 

Có thể sử dụng gối chống trào ngược để bảo vệ trẻ
Có thể sử dụng gối chống trào ngược để bảo vệ trẻ
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng của trẻ: Trẻ 7 tuổi vẫn chưa có khả năng kiểm soát thói quen và chế độ dinh dưỡng. Chính vì vậy, phụ huynh nên chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chất xơ để giúp trẻ phát triển toàn diện mà không ảnh hưởng tới dạ dày. Hạn chế tối đa các thói quen tiêu cực của trẻ trước, trong và sau bữa ăn.
  • Sử dụng công cụ hỗ trợ: Các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ như gối chống trào ngược khi ngủ hoặc bài mát xa cơ hoành để thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn.
  • Giúp trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày khỏi bệnh bằng thuốc Tây: Việc áp dụng các loại thuốc Tây cần được cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến chuyên gia để hạn chế tối đa các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Một số sản phẩm thường xuất hiện trong phác đồ điều trị trào ngược cho trẻ 7 tuổi chủ yếu là thuốc chẹn H2, thuốc ức chế bơm proton, thuốc giảm đau, men tiêu hóa hoặc chống nôn…
  • Áp dụng giải pháp từ mẹo dân gian: Nếu diễn biến trào ngược không quá nghiêm trọng, phụ huynh có thể tham khảo những biện pháp lành tính từ thiên nhiên để giúp trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày cải thiện triệu chứng. Để đạt được hiệu quả tối ưu, cha mẹ có thể cho bé dùng một số bài thuốc từ nghệ, nha đam, gừng tươi…

Biện pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ

Trào ngược dạ dày có thể tái diễn bất cứ lúc nào và âm thầm gây tổn thương dạ dày. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé, phụ huynh cần thay đổi thói quen chăm sóc và sinh hoạt ngay từ bây giờ.

  • Rèn luyện thói quen ăn chậm, nhai kỹ, nên chế biến đồ ăn dạng mề, lỏng dễ nuốt cho bé.
  • Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ có tiền sử HP dương tính, nên chủ động đưa con thăm khám thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ lây lan và kịp thời phát hiện bệnh. 
  • Tích cực bổ sung chất xơ, vitamin, omega trong khẩu phần ăn. Hạn chế để con ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ cay nóng.
  • Nên để con ngồi nghỉ trong khoảng 30 phút sau khi ăn, không để trẻ nô đùa quá mạnh hoặc nằm xuống ngay sau khi ăn.
  • Nếu trẻ biếng ăn, nên chia nhỏ bữa ăn cho con và bổ sung đủ lượng nước cần thiết.
  • Không ép trẻ ăn quá nhiều, hoặc quá no. Nếu có nhu cầu kết hợp các thực phẩm chức năng tăng cường chiều cao, cân nặng hoặc sức đề kháng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ lạm dụng quá nhiều.
  • Theo dõi cân nặng, thói quen ăn uống của trẻ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu khác thường.

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày không phải là tình trạng hiếm gặp. Mong rằng qua bài viết dưới đây, độc giả sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, kinh nghiệm quý báu để bảo vệ sức khỏe của con trẻ, tránh được những biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

4.6/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?