Bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21- những điều quan trọng cần biết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 là tên gọi theo mã hóa y tế của trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này đang ngày một trở nên phổ biến và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới độ giả những kiến thức đầy đủ nhất về tình trạng này.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 là gì? 

Theo phân loại thống kê quốc tế về những loại bệnh tật hoặc vấn đề về sức khỏe nằm trong ICD – 10, bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 chỉ tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên trên, gây ra những dấu hiệu khó chịu cũng như tổn thương tới hệ tiêu hóa hoặc hô hấp.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 là tên gọi theo mã hóa y tế của trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 là tên gọi theo mã hóa y tế của trào ngược dạ dày thực quản.

Bệnh trào ngược thực quản K21 thường được chia thành 2 loại như sau:

  • K21.9: Đây là giai đoạn trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, các tổn thương chưa xuất hiện ở niêm mạc thực quản và dễ điều trị hơn so với mức độ k21.0. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên vì thế mà nảy sinh tâm lý chủ quan hoặc hời hợt, k21.9 vẫn có nguy cơ tiến triển nặng và mang theo tổn thương tới nhiều cơ quan lân cận.
  • K21.0: Hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, khi đó, acid trào ngược lâu ngày sẽ gây ra tình trạng bào mòn, viêm loét ở niêm mạc thực quản. Người mắc tình trạng này thường xuyên cảm thấy đầy hơi, ợ chua. Nếu bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21.0 này không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản k21

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 có thể xuất phát dựa trên nhiều nguyên nhân, chủ yếu do sự rối loạn hoạt động của cơ thắt thực quản dưới. Cơ quan này có nhiệm vụ chính là chiếc van một chiều đưa thức ăn qua thực quản xuống dạ dày và đóng lại để tránh hiện tượng trào ngược lên trên). Vì một số lý do đặc biệt, đã khiến cho chức năng này bị ảnh hưởng:

  • Lạm dụng thuốc: Người thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, lạm dụng chất giảm đau, kháng viêm NSAID,… đều có thể khiến gia tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản k21.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Bệnh trào ngược chủ yếu khởi phát ở người trưởng thành có thói quen dinh dưỡng thiếu lành mạnh, thường xuyên lạm dụng rượu bia, chất kích thích đồng thời ăn đồ cay nóng, gia vị mặn,…
  • Căng thẳng đầu óc: Khi người bệnh thường xuyên trải qua sự căng thẳng tâm lý, stress hoặc áp lực từ cuộc sống, công việc sẽ khiến cơ thể tăng tiết hormone cortisol, sản xuất mạnh mẽ acid dịch vị dạ dày. Từ đó sẽ làm cho rối loạn chức năng của cơ thắt thực quản dưới.
  • Thói quen sinh hoạt: Việc lạm dụng thuốc lá, chất kích thích hoặc gây nghiện không chỉ làm tổn thương tới đề kháng và còn tác động trực tiếp tới hệ tiêu hóa. Trào ngược dạ dày thực quản k21 sẽ chủ yếu xuất hiện ở người có thói quen nằm xuống hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn, ăn quá no,…
  • Một số nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mắc bệnh: Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở người béo phì thừa cân, trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai, người có tiền sử nhiễm trùng gây xơ thực quản, thoát vị cơ hoành, di truyền vi khuẩn HP,…

Trào ngược dạ dày thực quản K21 nguy hiểm thế nào?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản K21 dù diễn biến ở mức độ k21.0 hoặc k21.9 đều có khả năng gây hại tới không chỉ một cơ quan trong cơ thể. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng trào ngược sẽ tiến triển rất nhanh chóng và để lại những hậu quả như:

  • Viêm loét thực quản: Với thành phần acid cao, dịch vị trào ngược lên thực quản sẽ gây ra viêm loét, dần dần làm cho người bệnh cảm thấy đau nhức, vướng víu hoặc gặp khó khăn khi nuốt.
  • Xuất huyết dạ dày: Khi các ổ viêm loét hình thành lâu ngày có thể gây ra chảy máu dạ dày, cần nhanh chóng cấp cứu để khắc phục.
  • Hẹp thực quản: Tổn thương lâu ngày ở mô thực quản sẽ gây ra các vết sẹo khó lành và dần dần làm hẹp thực quản, khiến cho việc ăn uống gặp nhiều khó khăn.
  • Viêm đường hô hấp: Không chỉ để lại tổn thương tại cơ quan tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản k21 còn khiến dịch tràn vào hệ hô hấp làm tăng tỷ lệ mắc bệnh mãn tính như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm họng hạt, viêm phổi, thở khò khè,…
  • Barrett thực quản: Mặc dù tỷ lệ mắc phải biến chứng này không cao nhưng người bệnh không nên vì thế mà đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Barrett thực quản được đánh giá là giai đoạn tiền ung thư, cần hết sức cẩn thận.
  • Ung thư thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản k21 lâu ngày và tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn tới ung thư. Chính vì vậy, người bệnh nên khẩn trương thăm khám và chẩn đoán sớm nhất có thể.

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 được các chuyên gia tiêu hóa hàng đầu khuyên dùng. 

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21
Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21

Sử dụng thuốc Tây

Các sản phẩm từ Tây y có khả năng khắc phục nhanh chóng những biểu hiện của bệnh trào ngược và vô cùng tiện dụng. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tác dụng phục, bạn nên tham khảo và tuân thủ chặt chẽ phác đồ chuyên biệt từ bác sĩ. 

Một đơn thuốc có thể là sự kết hợp của nhiều sản phẩm, các loại kháng sinh: thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc ức chế giải phóng histamin (H2), thuốc ức chế bơm proton,…

Tiến hành phẫu thuật

Trường hợp bệnh nhân mắc trào ngược đã chuyển biến sang thể nặng và không đáp ứng tích cực với những phương pháp đặc trị tại chỗ có thể được xem xét tiến hành phẫu thuật. 

Mục tiêu của phương pháp này là cải thiện chức năng của cơ thắt thực quản dưới, phục hồi hàng rào chống trào ngược. Chính vì vậy, dạng phẫu thuật phổ biến nhất để loại bỏ triệu chứng bệnh chính là khâu cơ vòng thực quản dưới thông qua nội soi và tiêm sinh học làm tăng khối cơ. 

Các mẹo dân gian

Mặc dù không có chức năng điều trị mạnh mẽ nhưng các bài thuốc từ mẹo dân gian vẫn được ứng dụng rộng rãi như một phương pháp hỗ trợ. Người bệnh có thể tham khảo một số nguyên liệu tự nhiên như nha đam, giấm táo, nghệ, gừng,…

Lưu ý khi điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21

Để giảm thiểu tối đa biến chứng và nguy cơ tái phát, đồng thời gia tăng hiệu quả của những phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản k21, đòi hỏi người bệnh cần chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt của mình.

Sử dụng gối chuyên biệt để giảm trào ngược
Sử dụng gối chuyên biệt để giảm trào ngược
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với thể trạng và thể bệnh, cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng như thịt trắng, thực phẩm giàu omega 3, chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ,…
  • Giảm sử dụng thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn đóng gói đông lạnh, sử dụng chất bảo quản hoặc có tính cay nóng.
  • Ưu tiên chế biến món ăn thành dạng lỏng hoặc mềm dễ nuốt, giảm nêm nếm gia vị.
  • Có thể chia nhỏ bữa ăn trong nhiều ngày, kết hợp với uống nước trước – sau bữa ăn ít nhất 20 phút để đảm bảo thúc đẩy tiêu hóa, trung hòa acid dạ dày.
  • Không nên vận động quá mạnh ngay sau khi vừa ăn xong, hoặc nằm nghỉ dẫn tới trào ngược dễ dàng hơn. Nếu có thể, các chuyên gia khuyến khích bạn nên đi bộ nhẹ nhàng để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Có thể kết hợp thể dục thể thao với cường độ và dạng bài tập hợp lý, nên tiến hành tham khảo hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp để giảm sai lầm không đáng có. Một số dạng luyện tập thể chất bạn có thể tham khảo như: đi bộ, đạp xe, các bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày,…

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21. Mong rằng qua đó có thể giúp độc giả lựa chọn cho mình phương pháp khắc phục đem lại hiệu quả tối ưu, bền vững nhất. 

4.8/5 - (9 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?