Tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không? Cần lưu ý những gì?

Dứa là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng và dễ sử dụng. Vị chua chua ngọt ngọt của trái dứa khiến cho chị em phụ nữ thích mê. Thế nhưng cũng vì trong trái dứa có chứa hàm lượng đường cao, nên nhiều người thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn làm rõ vấn đề này.

Tác dụng của trái dứa đối với sức khỏe con người

Dứa là một loại trái cây phổ biến ở vùng nhiệt đới. Trong thành phần của trái dứa có chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, kali, canxi, phốt pho, mangan, chất xơ hòa tan và chứa ít calo.

Nhờ có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khẻo nên trái dứa mang đến rất nhiều công dụng như:

  • Hàm lượng vitamin C trong trái dứa giúp bổ sung dưỡng chất hàng ngày cho cơ thể, đồng thời duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin B giúp tăng hoạt động trao đổi chất, điều chỉnh lượng đường huyết. Vitamin A giúp duy trì các chất nhầy lành mạnh, bảo vệ da và tăng cường thị lực.
  • Enzym bromelain trong dứa có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng ho và cảm lạnh, điều trị mụn trứng cá và các bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, Bromelain cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, chống đông máu và chống ung thư.
  • Dứa cung cấp nhiều canxi, ngăn ngừa các bệnh viêm khớp, đau nhức chân tay, giúp răng nướu và xương khớp luôn chắc khỏe.
  • Loại trái cây này còn có tác dụng giúp điều hòa huyết áp và làm giảm các triệu chứng của bệnh tim mạch.
  • Ăn dứa giúp bổ sung một số dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch.
Dứa là loại trái cây giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của con người
Dứa là loại trái cây giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của con người

Với những lợi ích tuyệt vời trên, bạn nên bổ sung loại quả này trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày của mình. Có thể ăn trực tiếp, ép lấy nước uống hoặc chế biến thành món ăn đều có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người.

Tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không?

Vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không được không ít bà bầu quan tâm.

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường vẫn có thể ăn dứa, tuy nhiên bạn chỉ nên ăn ở một mức độ vừa phải (khoảng 1/2 trái dứa/ngày). Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong thành phần của trái dứa có chứa nhiều đường saccharose và glucose nên nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường huyết. Điều này không tốt cho sức khỏe của người bị tiểu đường, đặc biệt là với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.

Tuy nhiên, không phải ai bị bệnh đái tháo đường cũng phải kiêng khem một cách quá đà. Bởi nếu thiếu đi saccharose và glucosecơ cơ thể sẽ dễ bị suy yếu, mệt mỏi. Chính vì vậy, bạn vẫn cần bổ sung hai dưỡng chất này thông qua việc ăn dứa.

Phụ nữ mang thai có thể sử dụng dứa nhưng chỉ nên dùng ở liều lượng nhỏ
Phụ nữ mang thai có thể sử dụng dứa nhưng chỉ nên dùng ở liều lượng nhỏ

Một số tài liệu cũng cho biết, việc ăn dứa sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, rất có ích cho những bệnh nhân bị tiểu đường béo phì

Do đó, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có được ăn dứa tuy nhiên cần phải sử dụng với liều lượng thích hợp để tránh việc làm tăng chỉ số đường huyết của cơ thể. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai bị tiểu đường cũng kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh.

Xem thêm

Bị tiểu đường thai kỳ ăn dứa như thế nào cho đúng cách?

Người bị tiểu đường thai kỳ là nhóm đối tượng rất nhạy cảm và cần phải có nguyên tắc ăn uống nhất định để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Do đó, bên cạnh vấn đề tiểu đường thai kỳ có được ăn dứa không, dưới đây là những cách sử dụng dứa hiệu quả cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường.

Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn bao nhiêu trái dứa?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, phụ nữ mang thai bị mắc bệnh tiểu đường nên ăn dứa ở mức độ vừa phải. Khẩu phẩn ăn mà người bệnh nên nạp vào cơ thể là 1/2 trái dứa mỗi ngày. Nếu trái dứa to thì có thể ăn ít hơn.

Người bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn 1/2 trái dứa mỗi ngày
Người bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn 1/2 trái dứa mỗi ngày

Ngoài việc ăn dứa đúng cách, người bệnh có thể kết hợp dứa với những loại thực phẩm khác để tránh nhàm chán và đảm bảo lượng đường không vượt quá mức quy định.

Có nên sử dụng dứa trong bữa ăn chính?

Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn thành 4-5 bữa/ngày thay vì 2-3 bữa như bình thường. Việc chia nhỏ bữa ăn như vậy sẽ giúp cơ thể có đủ thời gian để giải phóng lượng đường dư thừa trong máu.

Đối với việc ăn dứa, người bệnh không nên ăn một lúc quá nhiều mà nên chia nhỏ thành ăn nhiều lần trong ngày. Đồng thời không sử dụng loại trái cây này làm bữa ăn chính, có thể dùng để tráng miệng sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Bị tiểu đường có được uống nước ép dứa không?

Dứa có thể sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như ăn trực tiếp, sinh tố nước ép dứa, hoặc hế biến thành món canh chua, món xào,… Với vị chua chua ngọt ngọt thì nước ép dứa chắc chắn là một loại đồ uống mà ai cũng thích.

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng nước ép dứa
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng nước ép dứa

Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai bị tiểu đường thì không nên sử dụng loại đồ uống này. Bởi nước ép dứa sẽ chứa hàm lượng đường cao hơn so với việc dùng dứa trực tiếp. Từ đó làm ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.

Những lưu ý khi dùng dứa cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường

Mặc dù người bị tiểu đường thai kỳ có được ăn dứa, tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

  • Phụ nữ mang thai bị tiểu đường tuýp 2 nên chủ động đi kiểm tra lượng đường huyết của mình. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi muốn sử dụng loại trái cây này.
  • Sau khi sử dụng dứa, nếu bạn kiểm tra thấy mức độ đường huyết của mình bị tăng cao thì nên làm liều dùng hoặc ngưng sử dụng để chỉ số đường huyết được ổn định trở lại.
  • Nên sử dụng những trái dứa còn tươi ngon, không bị dập úng để đảm bảo vệ sinh.
  • Không ăn kèm trái dứa với sữa hoặc nước đường bởi chúng có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao.
  • Mỗi tuần bạn chỉ nên ăn từ 2-3 lần, không nên ăn quá nhiều dứa, việc lạm dụng loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề “Bị tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không?”. Phụ nữ mang thai cần phải có sự kiêng khem hợp lý trong chế độ ăn uống của mình để tránh làm ảnh hưởng tới thai nhi. Đồng thời bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời, tránh bệnh diễn biến phức tạp.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Vảy Nến Thể Giọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa

Vảy Nến Toàn Thân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy Nến Thể Mảng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị

[HỎI ĐÁP] Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lây Qua Đường Nào?

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?