Giải đáp: Bị tiểu đường uống nước cam được không?

Cam là loại quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của con người. Ngoài ra, cam cũng hỗ trợ làm đẹp khá hiệu quả. Tuy nhiên với những bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường, việc sử dụng cam liệu có tốt không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc bị tiểu đường uống nước cam được không?

Người bệnh bị tiểu đường uống nước cam được không?

Quả cam có hàm lượng vitamin C và khoáng chất dồi dào, nếu sử dụng đúng cách, cam có thể giúp tăng sức đề kháng cũng như giúp bạn có làn da khỏe đẹp, cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên vì trong cam có hàm lượng đường khá cao nên rất nhiều người lo lắng bị tiểu đường có uống nước cam được không.

Các chuyên gia cho biết bệnh nhân bị tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung nước cam, bởi chỉ số đường huyết ở cam ở mức 44, an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên người bệnh nên dùng một lượng vừa phải, không nên dùng quá nhiều. Nếu so sánh mức độ tăng đường huyết, có thể nói quả cam là thực phẩm khá an toàn so với những loại quả khác hoặc đồ uống có đường và gas. Khi lượng đường huyết trong cơ thể hạ thấp bạn nên uống một ly nước cam. Lượng đường tự nhiên từ cam sẽ giúp bạn cân bằng lượng đường trong máu.

Các chuyên gia cho biết bệnh nhân bị tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung nước cam
Các chuyên gia cho biết bệnh nhân bị tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung nước cam

Vậy về ấn đề tiểu đường có được uống nước cam không, câu trả lời là có. Người bị tiểu đường có thể bổ sung cam hợp lý hàng ngày để nâng cao sức khỏe cũng như đảm bảo bệnh không tiến triển nặng hơn.

[pr_middle_post]

Uống bao nhiêu nước cam là đủ?

Bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích nên ăn cam trực tiếp. Nếu uống nước ép thì không nên cho thêm đường hay các chất tạo ngọt vào vì không tốt cho sức khỏe cũng như bệnh tiểu đường.

Chuyên gia cho biết, hàm lượng nước cam tối đa bạn dung nạp vào cơ thể mỗi ngày là từ 1 – 2 cốc nước cam nhỏ.

Người bệnh được khuyến khích ăn trực tiếp cam và chỉ uống 1 - 2 cốc nước cam nhỏ mỗi ngày
Người bệnh được khuyến khích ăn trực tiếp cam và chỉ uống 1 – 2 cốc nước cam nhỏ mỗi ngày

Tuy nước cam không phải là thực phẩm bị hạn chế với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước cam, bệnh sẽ có tiến triển nặng hơn. Vậy nên nếu bạn đọc đang thắc mắc uống nước cam nhiều có bị tiểu đường không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Bạn hãy dung nạp vừa đủ nước cam, tránh dùng quá nhiều sẽ khiến bệnh nguy hiểm hơn.

Lưu ý khi uống nước cam ở người bị tiểu đường

Với những bệnh nhân bị tiểu đường, khi bổ sung nước cam bạn nên lưu ý:

  • Với những trường hợp thắc mắc tiểu đường có ăn cam được không thì đáp án là có thể. Hơn nữa ăn trực tiếp cam cũng tốt hơn dùng nước ép nên bạn có thể yên tâm.
  • Không nên uống quá nhiều nước cam, không chỉ không tốt cho người bị tiểu đường mà còn gây tăng acid oxalic, dẫn đến bệnh sỏi thận hay sỏi tiết niệu.
  • Không dùng cam sau khi vừa uống sữa vì axit tartaric trong cam có thể phản ứng với protein trong sữa và gây đau bụng, tiêu chảy.
Không nên dùng cam khi vừa uống sữa
Không nên dùng cam khi vừa uống sữa
  • Không uống nước cam lúc đói vì các axit hữu cơ có trong cam sẽ ảnh hưởng đến màng nhày của dạ dày và gây nguy hại cho sức khỏe.
  • Không uống nước cam đóng chai sẵn vì chúng chứa khá nhiều đường. Ngoài ra, thức uống này qua quá trình chế biến cũng mất đi hàm lượng lớn vitamin, chất xơ vốn có.
  • Ngoài bổ sung cam, người bệnh tiểu đường nên ăn thêm bưởi, quýt và các hoa quả khác. Hạn chế ăn những trái cây khô, trái cây đóng hộp.
  • Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cũng như nâng cao quá trình điều trị tiểu đường.
  • Khi có dấu hiệu bệnh tiểu đường đừng chủ quan mà hãy đi khám để được chữa trị sớm nhất.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bị tiểu đường có uống nước cam được không hay tiểu đường ăn cam được không. Người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cũng như dành thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày để tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị tiểu đường phù hợp nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?