Tiểu buốt ra máu ở nữ giới là bệnh gì? Cách chữa trị hiệu quả

Tiểu buốt ra máu ở nữ giới là tình trạng trong nước tiểu có máu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây suy giảm ham muốn, nhiễm trùng máu, thậm chí vô sinh. Vậy nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nữ do đâu? Cách chữa trị như thế nào?

Tiểu buốt ra máu ở nữ cảnh báo bệnh gì? Triệu chứng

Tiểu buốt ra máu ở nữ thường xảy ra ở người trưởng thành. Đây là tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu, cùng với đó là cảm giác đau buốt mỗi khi đi tiểu. Nguy hiểm hơn, bệnh cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của cơ thể.

Trong trường hợp này, có thể cơ thể của nữ giới đang mắc một số bệnh ở bộ phận sinh dục. Hoặc có thể đang mắc các bệnh liên quan đến bàng quang, thận, đường tiết niệu.

Tiểu buốt ra máu ở nữ giới là tình trạng trong nước tiểu có máu
Tiểu buốt ra máu ở nữ giới là tình trạng trong nước tiểu có máu

Một số triệu chứng của tiểu buốt ra máu như:

  • Đi vệ sinh có cảm giác đau buốt
  • Nước tiểu không chảy ra theo dòng, ngắt quãng.
  • Trong nước tiểu có máu.
  • Luôn buồn tiểu dù đã mới đi tiểu trước đó.
  • Đôi khi xuất hiện cảm giác đau bụng dưới.
  • Nước tiểu có mùi khai nồng.

Trình trạng tiểu buốt ra máu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy bạn nên đi bệnh viện kiểm tra khi gặp triệu chứng này.

Nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu ở nữ

Tiểu buốt ra máu ở nữ giới có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, sinh lý hoặc bệnh lý. Cụ thể:

Do sinh lý

  • Nguyên nhân thường gặp nhất là sai lầm trong vệ sinh vùng kín. Theo đó, một số chị em có thói quen lau ngược từ phía hậu môn lên âm đạo khiến vi khuẩn thuận lợi xâm nhập gây nên bệnh. Hoặc thụt rửa âm đạo gây tổn thương đến “cô bé”. Trong kỳ kinh nguyệt, nữ giới không thay băng vệ sinh thường xuyên. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm nhiễm.
  • Căng thẳng, lo lắng quá độ trong một thời gian dài. Việc này dẫn đến tình trạng rối loạn hoocmon, gây nên tình trạng tiểu buốt ra máu ở nữ giới.
  • Quan hệ tình dục thô bạo khiến vùng kín bị thương tổn. Hoặc quan hệ với nhiều người dẫn đến lây các bệnh truyền nhiễm.
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai, hoặc thuốc kháng sinh: Các loại thuốc sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo khiến vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
  • Chế độ ăn uống. Uống ít nước, không ăn rau xanh, ăn đồ cay nóng,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt ra máu.
  • Mặc quần áo quá chật, mặc chung quần áo với người bị bệnh.
  • Tắm ao hồ, sông ngòi. Môi trường nước trong ao hồ, sông ngòi không sạch, dẫn đến vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Do bệnh lý

Tình trạng tiểu buốt ra máu ở nữ giới có thể do một số bệnh lý gây ra. Cụ thể:

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là căn bệnh không còn xa lạ gì với phụ nữ. Theo các chuyên gia y tế, hầu hết các chị em trong đời ít nhất sẽ có một lần mắc bệnh viêm âm đạo.

Theo đó, số lượng vi khuẩn tăng đột biến, gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Từ đó gây nên viêm âm đạo. Viêm âm đạo thường có các triệu chứng như: Xuất hiện khí hư có mùi hôi tanh, có màu sắc khác lạ, âm đạo sưng đau, rát, tiểu buốt ra máu.

Do bệnh lậu

Vi khuẩn song cầu lậu Neisseria gonorrhoeae là tác nhân chính gây ra bệnh lậu ở nữ giới. Khi mắc bệnh lậu nữ giới thường cảm thấy đau buốt khi đi tiểu, trong nước tiểu có máu. Hoặc âm đạo ngứa, chảy mủ có mùi hôi. Đau và có mùi tanh nồng trong và sau khi quan hệ tình dục.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi khuẩn E.coli là tác nhân chính gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu . Khi nữ giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường cảm thấy luôn buồn tiểu, khi đi tiểu bị đau buốt ra máu, đau lưng, đau bụng dưới, người mệt mỏi, đôi khi sốt rét…

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng huyết, suy thận cấp, viêm thận bể thận cấp, áp xe quanh thận,…

Để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu, nữ giới nên lưu ý:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, không lau chùi từ phía hậu môn ngược lên âm đạo
  • Quan hệ tình dục an toàn, nhẹ nhàng
  • Nên tắm vòi hoa sen
  • Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục
  • Uống nhiều nước
Bàng quang bị viêm là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt có máu
Bàng quang bị viêm là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt có máu

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang cũng do vi khuẩn E.coli gây ra. Ngoài vi khuẩn E.coli, nguyên nhân gây viêm bàng quang còn do: Thường xuyên nhịn tiểu; Vệ sinh vùng kín không đúng cách; Quan hệ tình dục không an toàn; Suy giảm miễn dịch.

Khi bị viêm bàng quang, nữ giới thường thấy nước tiểu đục màu, tiểu buốt ra máu, tiểu rắt, tiểu đêm, đau tức bụng dưới… Để tránh viêm bàng quang, chị em nên lưu ý:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách
  • Quan hệ tình dục an toàn, đi tiểu sau khi quan hệ
  • Không mặc đồ lót quá chật
  • Uống nhiều nước

Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở buồng tử cung của chị em. Nguyên nhân gây ra viêm nội mạc tử cung là do nạo phá thai, đặt vòng,… Khi bị viêm nội mạc tử cung, nữ giới thường thấy đau buốt khi đi tiểu, tiểu ra máu, táo bón, nôn mửa,…

Viêm nội mạc tử cung có thể biến chứng thành nhiễm khuẩn huyết, dính tử cung, dính tắc vòi trứng,…

Ung thư

Ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo có thể gây ra hiện tượng tiểu buốt ra máu ở nữ giới. Ngoài tiểu buốt ra máu, khi chị em mắc các bệnh ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm đạo,… sẽ thấy các biểu hiện khác như: Đau bụng dưới, ra nhiều khí hư bất thường.

Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận

Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận gây ra triệu chứng tiểu buốt ra máu ở nữ giới. Sỏi hình thành do các khoáng chất không được đào thải ra ngoài, tồn đọng, kết tủa thành sỏi trong bàng quang hoặc thận.

[pr_middle_post]

Tiểu buốt ra máu ở nữ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế, tiểu ra máu kèm đau buốt ở nữ dù là do nguyên nhân nào gây ra cũng nguy hiểm. Khi cơ thể mắc bệnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khỏe người bệnh. Cụ thể:

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu buốt ra máu có thể biến chứng thành:

  • Vô sinh: Bộ phận sinh dục nhiễm bệnh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công tạo nên các bệnh về viêm đường tiết niệu. Các căn bệnh về viêm đường tiết niệu là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.
  • Giảm ham muốn tình dục: Tiểu buốt ra máu ở nữ khiến giảm ham tình dục, đau khi quan hệ. Thậm chí có thể lây bệnh cho người thân.
  • Suy thận, nhiễm trùng máu: Tiểu buốt ra máu do viêm đường tiết niệu gây nên nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng. Bệnh có thể biến chứng dẫn đến suy thận hoặc nhiễm trùng máu. Các biến chứng này có tỷ lệ tử vong rất cao.

Sỏi đường tiết niệu gây tiểu buốt ra máu có thể gây biến chứng:

  • Cảm giác đau buốt khi đi tiểu khiến người bệnh sợ hãi mỗi khi buồn tiểu.
  • Bệnh không được điều trị kịp thời khiến sỏi ngày càng to, chèn ép bàng quang. Đồng thời làm ứ đọng nước tiểu có thể dẫn đến vỡ bàng quang.

Tiểu buốt ra máu do các bệnh ung thư:

  • Nguy cơ tử vong: Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Để điều trị, người bệnh sẽ phải chịu các cơn đau do hóa trị, xạ trị gây ra.

Ngoài ra, tiểu buốt ra máu ở nữ giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý của người bệnh:

  • Tiểu buốt ra máu khiến người bệnh luôn trong tâm trạng lo lắng, căng thẳng, ảnh hưởng lên các sinh hoạt hằng ngày.
  • Tiểu buốt ra máu nếu không được điều trị kịp thời, cơ thể đối diện với tình trạng mất máu thời gian dài có thể dẫn đến hoa mắt chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, ngất xỉu,…
Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh Tây y để trị bệnh
Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh Tây y để trị bệnh

Cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả cao

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tiểu ra máu kèm đau buốt. Người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y, bài thuốc Đông y hoặc các bài thuốc dân gian để điều trị tiểu buốt ra máu.

Tuy nhiên trước khi áp dụng các phương pháp điều trị, bạn cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia y tế, xác định nguyên nhân gây bệnh giúp việc điều trị nhanh chóng có hiệu quả. Đồng thời giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Vì vậy khi thấy cơ thể gặp tình trạng tiểu buốt ra máu, nữ giới cần đến ngay bệnh viện thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Thực hiện việc điều trị, cũng như uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Một số xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xác định chính xác việc có máu trong nước tiểu hay không. Đồng thời giúp phát hiện khoáng chất hình thành sỏi.
  • Nội soi bàng quang: Quan sát niệu đạo và bàng quang để tìm ra bệnh. Cũng có thể thông qua nội soi bàng quang để phẫu thuật điều trị.
  • Chẩn đoán hình ảnh (chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, siêu âm): Quan sát thận, niệu đạo, bàng quang qua các hình ảnh, tìm nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị sỏi đường tiết niệu gây ra tình trạng tiểu buốt có máu

  • Với trường hợp sỏi nhỏ và triệu chứng bệnh không liên tục có thể dùng thuốc để điều trị. Đồng thời thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Với trường hợp sỏi to có thể bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật để điều trị bệnh.

Viêm nhiễm đường tiết niệu gây ra bệnh tiểu buốt có máu

  • Với các trường hợp tiểu buốt ra máu do viêm đường tiết niệu cần có phác đồ điều trị riêng. Phương pháp này yêu cầu nữ giới phải kiên trì theo phác đồ đã đưa ra.
  • Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho cả bạn tình. Việc này giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị. Đồng thời ngăn chặn tình trạng lây chéo bệnh ngược lại.

Tiểu buốt ra máu do nội mạc tử cung

  • Theo các chuyên gia y tế, tiểu buốt ra máu do nội mạc tử cung cần dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh để điều trị. Thông thường, người bệnh có thể dùng thuốc để điều trị, đồng thời kết hợp phương pháp ngoại khoa chuyên sâu.

Tiểu buốt ra máu do các bệnh ung thư

  • Để điều trị tiểu buốt ra máu do các bệnh ung thư, sẽ áp dụng các phương pháp như hóa trị, xạ trị. Ở một số trường hợp cần lọc thận để điều trị. Ngoài ra các phương pháp trên sẽ được kết hợp với phẫu thuật ngoại khoa để mang lại hiệu quả cao nhất.

Tiểu buốt ra máu do bệnh lậu

  • Điều trị bệnh lậu phải dựa vào tình trạng bệnh. Bệnh lậu cấp tính có thể sử dụng thuốc kháng sinh (dạng uống, hoặc tiêm) để điều trị. Bệnh lậu mãn tính khó điều trị hơn và cần thời gian dài.

Sử dụng bài thuốc Đông y trị tiểu buốt và ra máu ở nữ

Đông y trị tiểu buốt ra máu là phương pháp hiện đang được nhiều người áp dụng vì độ an toàn của nó. Sử dụng các bài thuốc Đông y giúp giảm khả năng tái phát bệnh và mang lại hiệu quả lâu dài. Người bệnh cần kiên trì nếu lựa chọn phương pháp Đông y để trị tiểu buốt ra máu ở nữ giới.

Một số bài thuốc Đông y trị tiểu buốt ra máu:

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị:

  • Thổ linh, Mã đề, Thương nhĩ và Kim ngân mỗi loại 20g.

Cách thực hiện:

  • Đem 4 loại thảo dược kể trên cho vào ấm cùng một lượng nước vừa đủ, đun sôi.
  • Lọc bỏ phần bã. Phần nước cốt thu được chia đều uống trong ngày.

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị:

  • Kim tiền thảo, Đinh lăng, Rau diếp, Vỏ bí ngô mỗi loại 20g. Cùng với trạch tả 16g.

Cách thực hiện:

  • Đem 5 loại thảo dược kể trên cho vào ấm, đổ thêm nước, đun sôi.
  • Lọc bỏ phần bã. Phần nước chia đều uống trong ngày.

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị:

  • Kim tiền thảo, Thổ linh, Đinh lăng, Rễ cỏ tranh, Cẩu tích và Huyền sâm mỗi loại 16g. Cùng với Thục địa 20g và 30g Thủy long.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả 9 loại thảo dược cho vào ấm, đổ thêm nước, đun sôi.
  • Lượng nước thu được uống mỗi ngày.

Bài thuốc số 4

Chuẩn bị:

  • Thài lài tía, Rau má, Râu ngô, Chi tử, Mộc thông và Cam thảo dây mỗi loại 12g. Cùng với Mã đề 16g và Bồ công anh 20g.

Cách thực hiện:

  • Bỏ 8 loại thảo dược này vào ấm, cho thêm nước vừa đủ, đun sôi.
  • Lọc bỏ phần bã, lấy lượng nước thu được uống trong ngày.

Bài thuốc dân gian trị tiểu buốt ra máu tại nhà

Một số mẹo dân gian tại nhà trị tiểu buốt ra máu như:

Bài thuốc 1: Trị tiểu buốt ra máu bằng bí xanh

Trong bí xanh có các chất giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ vi khuẩn và độc tố. Bí xanh là loại quả có tính mát, có công dụng trong trị tiểu buốt ra máu.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị 300g bí xanh. Bí xanh gọt bỏ vỏ và ruột. Sau đó cắt nhỏ bí xanh, rửa sạch. Đem số bí xanh đã sơ chế cùng 200ml nước lọc xay nhuyễn và uống. Ngày uống 2 lần.
  • Cách 2: Chuẩn bị 300g bí xanh. Gọt vỏ, bỏ ruột và rửa sạch. Luộc phần bí xanh đã chuẩn bị. Ăn phần bí đã luộc chín, nước luộc chia ra uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Bột sắn dây trị tiểu buốt ra máu

Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt trong điều trị tiểu buốt ra máu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị bột sắn dây, nước lọc
  • Cho 3 thìa canh bột sắn với một lượng nước vừa đủ. Hòa tan và uống. Ngày uống 3 lần. Bạn có thể thêm đường khi hòa bột sắn để dễ uống hơn.

Bài thuốc 3: Bèo cái

Bèo cái (phủ bình) là một loại thuốc trong Đông y có công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc. Bèo cái có tác dụng lớn trong việc điều trị chứng tiểu buốt ra máu.

Trong mật ong và giấm táo có các chất chống oxy hóa, rất tốt cho cơ thể
Trong mật ong và giấm táo có các chất chống oxy hóa, rất tốt cho cơ thể

Cách thực hiện:

  • Bèo cái đem rửa sạch và cắt rễ. Chuẩn bị thêm thài lài và mã đề
  • Bèo cái, thài lài và mã đề trộn chung và sao vàng.
  • Đem số hỗn hợp đã sao vàng sắc nước uống (như pha trà).
  • Người bệnh uống đều đặn hằng ngày để thấy hiệu quả.

Bài thuốc 4: Mật ong và giấm táo

Trong mật ong và giấm táo có các chất chống oxy hóa, rất tốt cho cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Hòa mật ong và giấm táo với tỷ lệ thích hợp, uống hằng ngày.

Biện pháp phòng tránh tiểu buốt ra máu đau bụng dưới ở nữ

Nguyên nhân gây ra tiểu buốt ra máu ở nữ giới có thể do sinh lý, cũng có thể do bệnh lý. Dù do nguyên nhân gì, nữ giới cũng nên thực hiện các biện pháp phòng tránh tiểu buốt ra máu.

Một số biện pháp phòng tránh tiểu buốt ra máu chị em nên biết:

  • Với những trường hợp tiểu buốt do bệnh lý và đang thực hiện điều trị nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thăm khám thường xuyên để nắm rõ tiến trình bệnh, có phương pháp xử lý khi bệnh tiến triển lạnh.
  • Tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục trong thời gian dùng thuốc điều trị bệnh.
  • Trường hợp không bị bệnh: Sau khi quan hệ tình dục nên đi tiểu ngay. Điều này giúp chống vi khuẩn xâm nhập.
  • Nên uống nhiều nước. Ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn, đặc biệt là vitamin C. Ăn nhiều chất xơ, thực phẩm ít chất béo, nên ăn đồ nhạt,…
  • Không uống các loại chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà, nước có gas,…
  • Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo gây tổn thương “cô bé” dẫn đến viêm nhiễm.
  • Luôn giữ vùng kín khô thoáng. Trong kỳ kinh nguyệt, chị em nên thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Không mặc đồ lót quá bó sát. Chọn loại đồ lót có chất liệu mềm mại.
  • Không nhịn tiểu, khi cơ thể buồn tiểu cần đi tiểu ngay.
  • Không ngâm mình quá lâu.
  • Không lạm dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa quá mạnh.

Qua bài viết này chắc rằng chị em đã hiểu rõ hơn về tình trạng tiểu buốt ra máu ở nữ, cũng như nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị. Nếu các chị em đang gặp phải vấn đề này cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Vì đây có thể là dấu hiệu cho biết sức khỏe của chị em đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Tiểu buốt ra máu ở nữ cần chữa càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.

5/5 - (7 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?