Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả? Cách sử dụng và lưu ý

Tiểu buốt có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm xảy ra ở bàng quang, thận hoặc niệu đạo. Vậy tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả nhất? Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh sẽ có cách sử dụng thuốc, cũng như phương pháp điều trị khác nhau.

Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì?

Hiện nay có nhiều cách để chữa tiểu buốt ra máu, như: Uống thuốc Tây y, Đông y, hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh tại nhà.

Tiểu buốt có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm xảy ra ở bàng quang, thận hoặc niệu đạo
Tiểu buốt có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm xảy ra ở bàng quang, thận hoặc niệu đạo

Uống thuốc Tây y

Uống thuốc Tây y trị tiểu buốt ra máu là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị tiểu buốt ra máu.

Thế nhưng, việc sử dụng loại nào hiệu quả phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, việc sử dụng thuốc sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tiểu ra máu do sỏi gây ra

Tiểu ra máu có thể là triệu chứng của các bệnh như: Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,… Với trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nospa (uống hoặc tiêm). Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin, hoặc quinolon.

Thuốc cầm máu tranexamic acid (uống hoặc tiêm tĩnh mạch). Tuy nhiên, nếu sỏi to các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật để điều trị bệnh.

Chấn thương

Trong trường hợp bạn bị tai nạn, va đập mạnh gây chấn thương, rất có thể xảy ra tình trạng tiểu buốt ra máu. Các loại chấn thương thường gặp như: Chấn thương thận, chấn thương niệu đạo. 

Bị tiểu buốt do chấn thương gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau nospa, paracetamol, diclofenac, meteospasmyl. Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin, hoặc quinolon.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập và tấn công thận và bàng quang thông qua đường niệu đạo. Bệnh lý này thường xảy ra ở phụ nữ, ít khi xuất hiện ở nam giới.

Bác sĩ thường dùng các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin để điều trị bệnh. Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol,… trong quá trình điều trị.

Tiểu buốt ra máu do viêm cầu thận

Tiểu buốt ra máu do viêm cầu thận sẽ có phác đồ điều trị riêng. Các loại viêm cầu thận như: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mãn tính,…

Nếu người bệnh bị tiểu buốt ra máu do viêm cầu thận sẽ không được sử dụng thuốc cầm máu. Ngoài ra sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch.

Viêm cầu thận cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này
Viêm cầu thận cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này

Tiểu buốt ra máu do xuất hiện u, polyp bàng quang, hoặc thoát vị niệu quản

Các loại thuốc cầm máu tranexamic acid (uống hoặc tiêm) sẽ được sử dụng cho người bệnh trong trường hợp này. Đồng thời kết hợp các giải pháp để xử lý u, polyp.

Lao đường tiết niệu, lao thận

Để điều trị lao đường tiết niệu, lao thận gây tiểu buốt ra máu cần có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc chống lao được sử dụng trong trường hợp này như: Pyrazinamid, streptomycin, rimifon, rifamycin, ethambutol,… Cùng với thuốc cầm máu tranexamic acid. Nếu mất máu quá nhiều có thể truyền máu.

Thuốc Đông y trị tiểu buốt

Cùng với sử dụng thuốc Tây y, ngày nay rất nhiều người bệnh đang tìm kiếm những bài thuốc Đông y trị tiểu buốt ra máu. Đông y thường lành tính, chính vì vậy mà thời gian thấy được hiệu quả cũng lâu hơn.

Sử dụng các bài thuốc Đông y giúp giảm khả năng tái phát bệnh và mang lại hiệu quả lâu dài. Chính vì vậy phương pháp này được rất nhiều người bệnh tin dùng. Nếu lựa chọn phương pháp Đông y để trị tiểu buốt ra máu, người bệnh cần phải thật kiên trì.

Một số bài thuốc Đông y trị tiểu buốt ra máu:

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị:

  • Thổ linh 20g
  • Mã đề 20g
  • Thương nhĩ 20g
  • Kim ngân 20g

Cách thực hiện:

  • Đem 4 loại thảo dược kể trên cho vào ấm cùng một lượng nước vừa đủ, đun sôi.
  • Lọc bỏ phần bã. Lượng nước thu được uống trong ngày.
Phương pháp Đông y được nhiều người tin dùng trong điều trị bệnh
Phương pháp Đông y được nhiều người tin dùng trong điều trị bệnh

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị:

  • Kim tiền thảo 20g
  • Đinh lăng 20g
  • Rau diếp 20g
  • Vỏ bí ngô 20g
  • Trạch tả 16g

Cách thực hiện:

  • Đem 5 loại thảo dược kể trên cho vào ấm, đổ thêm nước, đun sôi.
  • Lọc bỏ phần bã. Phần nước thu được uống trong ngày.

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị:

  • Kim tiền thảo 16g
  • Thổ linh 16g
  • Đinh lăng 16g
  • Rễ cỏ tranh 16g
  • Cẩu tích 16g
  • Huyền sâm 16g
  • Rễ cỏ tranh 16g
  • Thục địa 20g
  • Thủy long 30g

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả 9 loại thảo dược cho vào ấm, đổ thêm nước, đun sôi.
  • Lượng nước thu được uống mỗi ngày.

Bài thuốc số 4

Chuẩn bị:

  • Mã đề 16g
  • Thài lài tía 12g
  • Rau má 12g
  • Râu ngô 12g
  • Chi tử 12g
  • Mộc thông 12g
  • Cam thảo dây 12g
  • Bồ công anh 20g

Cách thực hiện:

  • Bỏ 8 loại thảo dược này vào ấm, cho thêm nước vừa đủ, đun sôi.
  • Lọc bỏ phần bã, lấy lượng nước thu được uống trong ngày.

Bài thuốc số 5

Chuẩn bị:

  • Lá tre 16g
  • Sinh địa 12g
  • Mộc thông 12g
  • Hoàng cầm 12g
  • Đăng tâm 6g
  • Cam thảo 6g

[pr_middle_post]

Cam thảo là thảo dược không thể thiếu trong nhiều bài thuốc Đông y
Cam thảo là thảo dược không thể thiếu trong nhiều bài thuốc Đông y

Cách thực hiện:

  • Đem 6 loại thảo dược trên bỏ vào ấm, cho một lượng nước vừa đủ và đun sôi.
  • Phần nước cốt thu được uống trong ngày.

Bài thuốc số 6

Chuẩn bị:

  • Sa tiền 16g
  • Hoàng bá 12g
  • Hoàng liên 12g
  • Phục linh 12g
  • Rễ cỏ tranh 12g
  • Trư linh 8g
  • Mộc thông 8g
  • Hoạt thạch 8g
  • Bán hạ chế 8g

Cách thực hiện:

  • Tất cả các loại thảo được kể trên đem bỏ vào ấm sắc.
  • Lượng nước cốt thu được uống trong ngày

Bài thuốc số 7

Chuẩn bị:

  • Tỳ giải 20g
  • Bồ công anh 20g
  • Sài hồ 12g
  • Hoàng cầm 12g
  • Biển súc 12g
  • Hoạt thạch 12g
  • Cù mạch 12g
  • Mộc thông 6g

Cách thực hiện:

  • Đem số thảo dược đã chuẩn bị cho vào ấm sắc
  • Phần nước thu được uống trong ngày.

Trước khi sử dụng các bài thuốc Đông y để trị tiểu buốt ra máu, người bệnh nên xin chỉ định của thầy thuốc Đông y. Không nên lạm dụng hay tùy ý sử dụng, tránh những rủi ro không đánh có.

Bài thuốc dân gian trị bệnh tại nhà

Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì? Có thể sử dụng các bài thuốc dân gian trị tiểu buốt tại nhà hay không? Theo đó, ngoài Đông y và Tây y, một phương pháp khác được nhiều người bệnh lựa chọn để trị tiểu buốt ra máu đó là sử dụng bài thuốc dân gian. So với các phương pháp khác, sử dụng bài thuốc dân gian sau một thời gian dài mới thấy kết quả.

Nếu tình trạng người bệnh đã ở mức báo động thì không nên áp dụng. Người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị. Phương pháp chỉ áp dụng với những người bệnh nhẹ.

Một số bài thuốc dân gian trị tiểu buốt ra máu người bệnh có thể áp dụng:

Bí xanh là loại quả có tính mát, có công dụng trong trị tiểu buốt ra máu
Bí xanh là loại quả có tính mát, có công dụng trong trị tiểu buốt ra máu

Bài thuốc 1: Trị tiểu buốt ra máu bằng bí xanh

Bí xanh là loại quả quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Trong bí xanh có các chất giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ vi khuẩn và độc tố. Bí xanh là loại quả có tính mát, có công dụng trong trị tiểu buốt ra máu.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị 300g bí xanh. Bí xanh gọt bỏ vỏ và ruột. Sau đó cắt nhỏ bí xanh, rửa sạch. Đem số bí xanh đã sơ chế cùng 200ml nước lọc xay nhuyễn và uống. Ngày uống 2 lần.
  • Cách 2: Chuẩn bị 300g bí xanh. Gọt vỏ, bỏ ruột và rửa sạch. Luộc phần bí xanh đã chuẩn bị. Ăn phần bí đã luộc chín, nước luộc chia ra uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Bột sắn trị tiểu buốt ra máu

Bột sắn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt trong điều trị tiểu buốt ra máu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị bột sắn dây, nước lọc
  • Cho 3 thìa canh bột sắn với một lượng nước vừa đủ. Hòa tan và uống. Ngày uống 3 lần. Bạn có thể thêm đường khi hòa bột sắn để dễ uống hơn.

Bài thuốc 3: Bèo cái

Bèo cái (phủ bình) là một loại thuốc trong Đông y có công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc. Bèo cái có tác dụng lớn trong việc điều trị chứng tiểu buốt ra máu.

Cách thực hiện:

  • Bèo cái đem rửa sạch và cắt rễ. Chuẩn bị thêm thài lài và mã đề.
  • Bèo cái, thài lài và mã đề trộn chung và sao vàng.
  • Đem số hỗn hợp đã sao vàng sắc nước uống (như pha trà).
  • Dùng hằng ngày để thấy hiệu quả.

Bài thuốc 4: Mật ong và giấm táo

Trong mật ong và giấm táo có các chất chống oxy hóa, rất tốt cho cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Hòa mật ong và giấm táo với tỷ lệ thích hợp, uống hằng ngày.

Bài thuốc số 5: Rau mồng tơi trị tiểu buốt ra máu

Rau mồng tơi giúp nhuận tràng, thanh lọc độc tố. Người bệnh có thể sử dụng rau mồng tơi trong điều trị tiểu buốt ra máu.

Rau mồng tơi trị tiểu buốt ra máu
Rau mồng tơi trị tiểu buốt ra máu

Cách thực hiện:

  • Rau mồng tơi nhặt lấy phần lá và cuống, đem rửa sạch.
  • Đem phần lá và cuống đun cùng nước. Sử dụng lượng nước thu được uống trong ngày.
  • Lưu ý: Cách này không áp dụng cho những người bị lạnh bụng. Vì rau mồng tơi có tính hàn, dễ gây tiêu chảy.

Bài thuốc số 6: Da vàng mề gà

Chuẩn bị: 20 cái da vàng của mề gà

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch phần da vàng mề gà đã chuẩn bị.
  • Đem da vàng mề gà đi sao vàng, giã nhỏ thành bột mịn.
  • Lấy bột da vàng mề gà hòa cùng nước và uống. Ngày uống 4 lần.

Cần lưu ý gì khi dùng thuốc chữa tiểu buốt?

Tiểu buốt ra máu có thể do nhiều yếu tố gây ra. Khi chưa tìm ra nguyên nhân căn bệnh, bạn không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc Tây y, hay bài thuốc Đông y.

Để tránh những rủi ro không đáng có, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

Bị tiểu buốt kiêng gì?

  • Không sử dụng thuốc tùy tiện khi chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
  • Không quan hệ tình dục khi đang sử dụng thuốc điều trị bệnh.
  • Không nhịn tiểu, nếu thấy buồn tiểu cần bị vệ sinh ngay.
  • Không mặc quần lót quá chật. Chọn những loại quần lót có chất liệu mềm mại, thoáng khí.
  • Không nên ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, protein, chất kích thích (bia, rượu, trà, cà phê, đồ uống có gas…).
Không sử dụng thuốc tùy tiện khi chưa tìm ra nguyên nhân tiểu buốt ra máu
Không sử dụng thuốc tùy tiện khi chưa tìm ra nguyên nhân tiểu buốt ra máu

Nên làm gì khi bị tiểu buốt

  • Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc. Không tự ý đổi loại thuốc, liều dùng để tránh tác dụng phụ gây nguy hại sức khỏe, tính mạng.
  • Thăm khám định kỳ để theo dõi tiến triển bệnh.
  • Nếu bạn bị tiểu buốt ra máu do chấn thương, cần điều chỉnh chế độ tập luyện.
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít nước/ngày. Uống nhiều nước giúp tăng khả năng bài tiết vi khuẩn.
  • Luôn luôn vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nhất là sau khi đi tiểu và quan hệ tình dục. Đảm bảo vùng kín luôn khô ráo.
  • Vệ sinh đúng cách, không thụt rửa âm đạo (phụ nữ).
  • Phụ nữ nên thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh.
  • Tránh các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh, làm mất cân bằng độ pH vùng kín.
  • Người bị tiểu buốt nên xây dựng chế độ ăn phù hợp, bổ sung chất xơ, ăn đồ ăn nhạt,…
  • Kết hợp tập luyện thể dục thể thao.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh cảm giác lo âu, căng thẳng.

Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả nhất? Nếu bạn đang gặp vấn đề này nên đến các cơ sở y tế kiểm tra trước khi lựa chọn phương pháp điều trị. Đồng thời nên xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp phòng chống bệnh hiệu quả.

5/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?