Các biện pháp chữa tiểu ra máu nhanh chóng và an toàn

Tiểu ra máu có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tiểu ra máu, do vậy việc điều trị đòi hỏi phải xác định đúng nguyên nhân cốt lõi. Đâu là những phương pháp chữa tiểu ra máu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Chữa tiểu ra máu bằng thuốc Tây

Tiểu ra máu là hiện tượng nước tiểu lẫn hồng cầu. Đây có thể dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu, yêu cầu người bệnh nhanh chóng tìm được biện pháp chữa bệnh phù hợp. Một trong những cách chữa tiểu ra máu thuận tiện nhất hiện nay là sử dụng thuốc Tây y.

Khi chữa tiểu ra máu bằng thuốc tây, người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân
Khi chữa tiểu ra máu bằng thuốc tây, người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân

Tây y điều trị tiểu ra máu theo từng nguyên nhân, đảm bảo tác động tới đúng căn nguyên gây bệnh. Say đây là một số nhóm thuốc điều trị điển hình:

Tiểu ra máu do sỏi: Trường hợp bị sỏi niệu đạo, sỏi thận, sỏi bàng quang sẽ uống các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: no – spa uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch
  • Thuốc kháng sinh nhóm quinolon
  • Thuốc cầm máu: tranexamic acid dạng uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch
  • Nhóm cephalosporin: cefixim, cefotaxim, ceftizoxim, cefoperazon,…

Đối với trường hợp chấn thương niệu đạo hoặc thận:

  • Thuốc cầm máu: tranexamic acid dạng tiêm tĩnh mạch hoặc dạng uống.
  • Các loại thuốc giảm đau đường uống như meteospasmyl, paracetamol, no – spa, diclofenac.
  • Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin hoặc quinolon theo đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.

Với người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Chủ yếu bác sĩ sẽ sử dụng nhóm thuốc kháng sinh như thuốc giảm đau paracetamol, nhóm cephalosporin,…

Trường hợp do u, polyp bàng quang, thoát vị niệu quản: Thuốc cầm máu tranexamic acid dạng đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.

Chữa tiểu ra máu bằng thuốc tranexamic acid
Chữa tiểu ra máu bằng thuốc tranexamic acid

Do lao đường tiết niệu hoặc lao thận: Với trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc chống lao như Rifampicin, Pyrazinamid, Ethambutol…

Ung thư thận, ung thư tuyến liệt: Các loại thuốc sử dụng cần được xem xét là do nguyên nhân thứ phát hay nguyên phát. Cụ thể:

  • Thuốc goserelin tác dụng ức chế tuyến yên giảm nồng độ LH, giảm testosterone trong máu.
  • Thuốc cầm máu tranexamic acid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc flutamide chống androgen đặc hiệu, nhưng thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn nên bệnh nhân cần được theo dõi khi dùng.

Lưu ý, khi sử dụng thuốc tây người bệnh cần chú ý mua thuốc theo đúng đơn của y, bác sĩ. Tây y chứa tân dược có thể gây ra nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc theo liệu trình của chuyên gia.

Trường hợp mắc bệnh nặng và không đáp ứng tốt thuốc, bác sĩ có thể chỉ định biện pháp ngoại khoa. Những cách được áp dụng điều trị là:

  • Nội soi: Dùng máy móc hoặc thiết bị bên ngoài để loại bỏ tác nhân như sỏi, tăng sinh tế bào tuyến,…
  • Mổ mở: Áp dụng khi bệnh ở mức độ nghiêm trọng và khó can thiệp bằng phương pháp nội soi. Tác dụng chính là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan và loại bỏ yếu tố gây bệnh.

Tuy nhiên, hình thức này không được khuyến khích bởi có thể phát sinh biến chứng và gây tổn hại đến sức khỏe người bệnh. Khi quyết định điều trị ngoại khoa, bạn nên tìm đến các bệnh viện uy tín.

Khắc phục tình trạng tiểu ra máu bằng mẹo tại nhà

Bên cạnh cách chữa bệnh bằng thuốc tây, mẹo tại nhà cũng là một trong những phương pháp giúp cải thiện tình trạng tiểu ra máu. Bệnh nhân có thể đẩy lùi triệu chứng bằng các cách sau:

Cách chữa tiểu ra máu bằng bột sắn

Y học cổ truyền quan niệm, sắn dây có vị ngọt, tính mát, tập trung quy vào tỳ, kinh phế và bàng quang. Vì vậy nguyên liệu này có thể thanh nhiệt, giải rượu, trị tiểu đường và thông đường tiết niệu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch củ sắn dây với nước và thái thành lát mỏng.
  • Sau khi phơi khô củ sắn bạn hãy nghiền thành bột mịn và sử dụng hàng ngày.
  • Mỗi lần uống, người bệnh nên pha 10g bột với nước.
  • Bệnh nhân nên sử dụng bài thuốc này trong 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách sử dụng rau mồng tơi

Thực phẩm này rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt, không chứa độc và giúp nhuận tràng. Do đó, nó thường xuyên được sử dụng để chữa các chứng bệnh tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,…

Một trong những nguyên liệu quen thuộc để chữa bệnh là rau mồng tơi
Một trong những nguyên liệu quen thuộc để chữa bệnh là rau mồng tơi

Cách làm:

Người bệnh lấy lá và cọng mồng tơi rửa sạch và đun với nước. Có thể sử dụng nước là mồng tơi thay nước lọc hàng ngày.

Lưu ý: Mồng tơi có tính hàn nên không phù hợp với người bị lạnh bụng hoặc đại tiện lỏng.

Điều trị tiểu ra máu bằng phượng vĩ thảo

Phượng vĩ thảo mang tính hàn, nhạt, hơi đắng. Tác dụng chính là điều trị kiết lỵ, tiểu rắt, tiểu ra máu, viêm nhiễm đường tiết niệu bởi nóng trong.

Cách làm:

  • Rửa sạch phượng vĩ thảo và sắc chung với nước vo gạo.
  • Uống thuốc thay nước lọc và áp dụng trong 10 – 15 ngày để đẩy lùi triệu chứng.

Lưu ý, mẹo dân gian chỉ là biện pháp ngăn chặn và không có tính chữa bệnh chuyên sâu như thuốc. Do đó, người bệnh không nên phụ thuộc nhiều vào cách chữa tại nhà vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Tốt nhất, bệnh nhân nên đi thăm khám để nhận được lời khuyên hữu ích từ chuyên gia.

Chữa bệnh tiểu ra máu bằng Đông y

Một trong những cách chữa bệnh được nhiều người tin tưởng là thuốc Đông y. Mặc dù có ưu điểm an toàn và không gây tổn hại sức khỏe nhưng người bệnh cần áp dụng trong thời gian dài mới mang lại kết quả tốt. Một số bài thuốc được khuyên dùng là:

Trị tiểu ra máu do viêm bàng quang hoặc viêm đường tiết niệu

  • Chuẩn bị thảo dược: Cỏ mực, kim đằng, lá tre gai (16g mỗi vị) – địa hoàng, cam thảo nam, quế hoa (12g mỗi vị) – sâm tam thất (4g)
  • Thực hiện: Sắc thuốc cùng 500ml nước, khi nước cạn còn 150ml thì tắt bếp. Người bệnh uống hết thuốc trong một ngày

Cách chữa bệnh do chấn thương vùng chậu, sỏi đường tiết niệu

  • Chuẩn bị thảo dược: Hồng căn, cây cỏ xước, huyết dư thán, cây sung úy (12g mỗi vị) – cỏ nhọ nồi, cây sen (16g mỗi vị) – kim quất (6g) – Oa đề khôi (4g)
  • Thực hiện: Sắc nguyên liệu với 450ml nước, chia làm 3 bát thuốc và uống hết trong ngày. Người bệnh nên sử dụng liên tục trong 7 – 10 ngày để cải thiện bệnh lý.

Trị bệnh do bị lao thận, viêm đường tiết niệu

  • Chuẩn bị thảo dược: Thủy hạn liên, cây địa hoàng, bạch mao căn, câu khởi, huỳnh thảo, trắc bách diệp, lan tiêm, sa sâm nam (12g mỗi vị) – cao da lừa (8g)
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu và sắc chung với 600ml nước. Khi nước cạn còn 200ml, bạn ngừng đun và chia thành 3 lần để uống vào các buổi trong ngày.

Cách chữa tiểu ra máu tương đối đa dạng nhưng không người bệnh không nên áp dụng bừa bãi. Bạn cần dựa trên sức khỏe để chọn đúng biện pháp. Nếu áp dụng sai hướng điều trị, thời gian khỏi bệnh sẽ kéo dài. Tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo thêm hướng dẫn từ phía y, bác sĩ.

4.6/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?