Tiểu rắt ra máu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu rắt ra máu là một triệu chứng bất thường mà người bệnh cần quan tâm. Tình trạng này có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Để biết nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị và phòng ngừa tiểu rắt ra máu, bạn đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết dưới đây. 

Tiểu rắt ra máu là như thế nào?

Tiểu rắt là tình trạng người bệnh luôn có cảm giác buồn đi tiểu. Bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu không hết, lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít. Triệu chứng này thường xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ kéo dài.  

Tiểu rắt ra máu là một triệu chứng mà bạn không nên chủ quan
Tiểu rắt ra máu là một triệu chứng mà bạn không nên chủ quan

Tiểu ra máu là hiện tượng nước tiểu có màu đỏ sẫm hoặc màu hồng do lẫn máu. Tiểu rắt ra máu là tình trạng không nên xem thường vì triệu chứng này cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp phải nhiều vấn đề đáng lo ngại. 

Ở trường hợp nhẹ, triệu chứng này rất khó phát hiện vì màu sắc nước tiểu chỉ thay đổi đôi chút. Ở trường hợp nặng, tiểu rắt ra máu sẽ kèm theo cảm giác đau buốt khó chịu. Hơn nữa, người bệnh sẽ bị đau ở vùng bụng dưới, bộ phận tiết niệu, thận hoặc bàng quang. Tình trạng này cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh lý nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân gây tiểu rắt ra máu

Theo các chuyên gia tiết niệu, tiểu rắt tiểu ra máu xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở một số trường hợp, bệnh xảy ra do các nguyên nhân sinh lý và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, đa phần tiểu rắt có máu là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm. 

Thông thường, tình trạng tiểu rắt có máu nhẹ có thể xuất hiện là do những nguyên nhân như:

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc vệ sinh vùng kín quá mức. Điều này sẽ gây tổn thương vùng kín, làm viêm nhiễm và dẫn đến tình trạng tiểu rắt có máu.
  • Quan hệ tình dục bừa bãi, thô bạo, quan hệ với nhiều bạn tình là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu có máu, tiểu rắt. Vì lúc này bộ phận sinh dục sẽ bị tổn thương, nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu triệu chứng này kéo dài thì có thể gây viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
  • Việc lo lắng, căng thẳng quá mức gây rối loạn hormone trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây bệnh tiểu có máu, tiểu rắt. 
  • Tiểu rắt ra máu có thể xảy ra do một số bệnh lý trong cơ thể như bệnh về thận, đường tiết niệu, bệnh ung thư, bệnh về máu…

Tiểu rắt ra máu là bệnh gì?

Nếu tiểu rắt ra máu kéo dài và dễ dàng nhận biết thì bạn có nguy cơ mắc phải những căn bệnh sau:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn vào bàng quang, cầu thận, niêm mạc niệu đạo. Triệu chứng điển hình của bệnh là tiểu rắt, tiểu ra máu, tiểu buốt, đi tiểu thường xuyên… Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể xảy ra ở cả nam và nữ với những triệu chứng tương tự. 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể là nguyên nhân gây bệnh tiểu rắt có máu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể là nguyên nhân gây bệnh tiểu rắt có máu

Triệu chứng của bệnh:

  • Tiểu rắt, tiểu ra máu và có cảm giác châm chích mỗi khi đi tiểu.
  • Nếu nhiễm khuẩn ở bàng quang có biểu hiện là đi tiểu thường xuyên, bụng dưới đau, nước tiểu có máu.
  • Nhiễm khuẩn trong thận sẽ gây sốt cao, nôn, buồn nôn, đau lưng…
  • Riêng với nữ giới, người bệnh sẽ bị ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều và đau rát khi quan hệ.

Sỏi đường tiết niệu

Tiểu rắt, tiểu buốt ra máu là những biểu hiện đặc trưng của bệnh sỏi đường tiết niệu. Sỏi đường tiết niệu có nhiều dạng khác nhau như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản… Trong quá trình di chuyển, sỏi khiến niêm mạc ở đường tiết niệu bị tổn thương, chảy máu.

Triệu chứng của bệnh:

  • Tiểu rắt, tiểu ra máu, tùy theo tình trạng tổn thương mà nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt đến đỏ sẫm.
  • Đau quặn thận dữ dội, nhất là khi vận động. Cơn đau thường giảm khi đi tiểu và nghỉ ngơi.
  • Đau ở niệu quản bắt đầu từ hố thắt lưng, lan dọc theo đường đi của niệu quản.

Viêm cầu thận

Viêm cầu thận là hiện tượng tổn thương viêm cấp ở cầu thận. Bệnh do vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu và virus gây ra. 

Triệu chứng của bệnh:

  • Nước tiểu có nhiều bọt, màu đậm hơn bình thường hoặc có màu hồng do lẫn máu.
  • Cơ thể bị thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, suy thận, huyết áp cao.
  • Phù nề xuất hiện ở tay, chân, bụng, mặt.

Khối u ở hệ tiết niệu

Khối u ở hệ tiết niệu có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt ra máu. Khi mới xuất hiện, các khối u không có triệu chứng rõ ràng.

Triệu chứng của bệnh:

  • Tiểu rắt ra máu, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ thẫm.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, người gầy yếu, ăn uống kém.
  • Nếu không phát hiện sớm thì khối u sẽ xâm lấn và di căn nhiều nơi trong cơ thể. 

Bệnh về tuyến tiền liệt

Tiểu rắt có máu là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh về tuyến tiền liệt. Các bệnh lý thường gặp là viêm nhiễm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

[pr_middle_post]

Tiểu rắt có máu cảnh báo nhiều bệnh lý đang tồn tại trong cơ thể bạn
Tiểu rắt có máu cảnh báo nhiều bệnh lý đang tồn tại trong cơ thể bạn

Triệu chứng của bệnh:

  • Tuyến tiền liệt bị sưng to, đau rát, cơn đau sẽ tăng lên khi quan hệ và xuất tinh.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu có kèm mủ.
  • Người rét run, sốt cao.

Bệnh về máu

Một số trường hợp bị tiểu ra máu, tiểu rắt là do mắc các bệnh lý như máu khó đông, bạch cầu cấp và mãn tính. Trong đó, bệnh bạch cầu thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn.

Triệu chứng của bệnh:

  • Chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, nước tiểu có lẫn máu, tiểu rắt.
  • Người mệt mỏi, khó thở.

Nhiễm trùng âm đạo

Nhiễm trùng âm đạo là do vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức gây kích ứng, sưng viêm. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bàng quang và niệu đạo. Hiện nay, có đến 75% phụ nữ bị nhiễm khuẩn âm đạo do nấm, thường gặp ở tuổi từ 15 đến 44.

Triệu chứng của bệnh:

  • Âm đạo bị ngứa rát, dịch tiết âm đạo bất thường, khí hư có màu trắng.
  • Viêm nhiễm nặng sẽ gây tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có lẫn máu. 
  • Vùng da quanh âm hộ sưng tấy, viêm đỏ và đau khi quan hệ. 

Tiểu rắt ra máu có nguy hiểm không?

Tiểu rắt ra máu được nhận định là một tình trạng NGUY HIỂM. Vì thế, người bệnh nên thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng.

Cụ thể bệnh sẽ tác động xấu đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh như sau:

  • Suy giảm chức năng tình dục: Tiểu rắt có máu có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Nam giới khi mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tiền liệt, khiến số lượng và chất lượng tinh trùng bị suy giảm. Nữ giới mắc bệnh có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không điều trị sớm thì ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và sinh sản.
  • Các biến chứng nguy hiểm: Đi tiểu rắt kèm máu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan. Chẳng hạn như bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang… 
  • Ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh: Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Điều này sẽ khiến sức khỏe và tâm lý của người bệnh bị sa sút đáng kể.
  • Nguy cơ mất máu, thiếu máu: Nếu tình trạng đi tiểu ra máu không được chữa trị kịp thời thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất máu kéo dài. Mất máu sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt…

Các cách điều trị bệnh tiểu rắt ra máu

Đối với tình trạng tiểu rắt ra máu do sinh lý và sinh hoạt thông thường, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, khi tiểu rắt ra máu do bệnh lý, bệnh nhân cần được điều trị theo những biện pháp chuyên khoa. 

Uống thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y là biện pháp phổ biến mang lại hiệu quả điều trị cao cho người mắc bệnh tiểu rắt ra máu. Người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám nguyên nhân gây bệnh và sử dụng các loại thuốc cho phù hợp. 

Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc Tây y
Bệnh tiểu rắt ra máu có thể được điều trị bằng thuốc Tây y

Dưới đây là một số loại thuốc tân dược thường được sử dụng để điều trị bệnh:

  • Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau như Paracetamol, No-spa, Diclofenac…
  • Thuốc cầm máu: Nhóm thuốc Tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc Quinolon hay nhóm Cephalosporin đường uống hoặc đường tiêm truyền.

Việc sử dụng các loại thuốc Tây y phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Uống thuốc bừa bãi, sai liều lượng sẽ gây hại cho gan, thận và dạ dày. 

Đối với trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm viêm nhiễm. Đối với trường hợp bị ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư thận, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Đồng thời thực hiện phương pháp hóa trị, xạ trị theo phác đồ điều trị riêng biệt.

Đông y chữa tiểu rắt ra máu

Theo Đông y, tiểu rắt ra máu thuộc phạm vi chứng niệu huyết, ngũ lâm. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân như u thận, sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, lao thận… Từ mỗi nguyên nhân gây bệnh, Đông y sẽ có những bài thuốc chữa bệnh phù hợp.

  • Bài thuốc số 1: Bông mã đề, râu ngô, đậu đen, củ sả, rễ cỏ tranh mỗi thứ một ít với liều lượng bằng nhau. Bạn mang tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch, phơi khô và sắc uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
  • Bài thuốc số 2: Cam thảo dây, rau má, mã đề, mía dò, bồ công anh mỗi thứ một nắm với liều lượng bằng nhau. Bạn mang tất cả các nguyên liệu sắc lấy thuốc uống, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần.
  • Bài thuốc số 3: Ngẫu tiết và cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, chỉ thực 6g, bách thảo xương 4g, huyết dư, uất kim, đan sâm, ngưu tất và ích mẫu mỗi vị 12g. Người bệnh sắc thuốc với 6 bát nước, mỗi ngày uống 1 thang thuốc để chữa bệnh. 

Ưu điểm của thuốc Đông y là ít gây ra các tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến gan, thận. Tuy nhiên, thuốc Đông y thường phát huy công dụng chậm nên người bệnh phải kiên nhẫn uống thuốc trong một thời gian dài. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Bạn có thể áp dụng các biện pháp dân gian chữa tiểu rắt ra máu ngay tại nhà nếu tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ. Một số mẹo dân gian chữa bệnh tiểu rắt tại nhà như:

  • Rau má: Rau má có tác dụng thanh nhiệt, diệt khuẩn, lưu thông khí huyết và điều trị tiểu rắt rất tốt. Bạn chuẩn bị khoảng 300g rau má tươi, cho vào máy xay nhuyễn. Bạn lấy nước rau má uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
  • Bí xanh: Bí xanh có tính mát, lợi tiểu và được sử dụng để làm thuốc chữa tiểu rắt hiệu quả. Bạn dùng 300g bí xanh xay nhuyễn với 200ml nước lọc. Bạn có thể cho thêm một chút đường vào sinh tố bí xanh rồi thưởng thức. 
  • Mồng tơi: Mồng tơi có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể hiệu quả. Bên cạnh đó, mồng tơi còn hỗ trợ điều trị chứng tiểu rắt ra máu. Bạn hái rau mồng tơi và sắc nước uống trong ngày để cải thiện tình trạng bệnh. 
Bí xanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu nên được sử dụng để điều trị bệnh
Bí xanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu nên được sử dụng để điều trị bệnh tiểu rắt ra máu

Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh đặc trị. Người bệnh chỉ nên sử dụng mẹo dân gian khi bệnh tiểu rắt ra máu ở mức độ nhẹ. Đối với trường hợp nặng, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt.

Lưu ý khi điều trị và các biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu rắt ra máu

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như sau để cơ thể nhanh chóng hồi phục và hạn chế bệnh tái phát:

  • Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê vì chúng sẽ khiến đường tiểu và bàng quang bị kích thích.
  • Uống đủ nước mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước để giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài thông qua nước tiểu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, vitamin, chất xơ và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 
  • Tránh xa các loại đồ ăn gây hại cho thận và đường tiết niệu như đồ ăn quá mặn, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Bệnh nhân nên thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Không nên mặc quần áo bó sát vào cơ thể hoặc quá ẩm ướt. 
  • Thường xuyên tham gia tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 
  • Người bệnh uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tái khám đúng hẹn. 

Tiểu rắt ra máu là một triệu chứng bất thường trong cơ thể mà bạn không nên chủ quan. Khi phát hiện nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ kèm tiểu rắt, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.

5/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?