TOP Các Loại Thuốc Điều Trị Viêm Da Tiếp Xúc Hiệu Quả (2022)

Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da và thuốc uống là hai nhóm thuốc điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến. Các loại thuốc này đều có tác dụng ngăn chặn những triệu chứng tổn thương trên bề mặt da. Nếu người bệnh lựa chọn đúng loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình thì có thể làm giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy, sát trùng da và ức chế vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, nếu tùy tiện sử dụng không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm, phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng đến quá trình lành da.

Viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì?

Viêm da tiếp xúc thường xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây kích ứng. Bệnh xuất hiện với những triệu chứng điển hình như da nổi ban đỏ, mụn nước, phồng rộp kèm theo cảm giác đau rát, ngứa ngáy.

Người bệnh bị viêm da tiếp xúc
Người bệnh bị viêm da tiếp xúc

Ở những trường hợp tổn thương da có phạm vi nhỏ, không xuất hiện vết thương hở có thể tự thuyên giảm sau khi điều trị, chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu tổn thương da nghiêm trọng, có phạm vi lớn, gây ngứa rát, đau nhức dữ dội thì người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc để dịu bớt triệu chứng. Hiện tại thuốc chữa viêm da tiếp xúc được chia làm 2 dạng: Thuốc uống và thuốc bôi ngoài da.

Thuốc bôi ngoài da là nhóm thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị viêm da tiếp xúc. Đa phần các loại thuốc bôi ngoài da thường không gây ảnh hưởng đến cơ quan trong cơ thể mà chỉ tác động trực tiếp lên vùng da viêm nhiễm.

Dưới đây là một số loại thuốc bôi để chữa viêm da tiếp xúc thường được bác sĩ kê đơn và được nhiều người bệnh đánh giá cao, bao gồm:

1. Hồ nước: Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc có tác dụng sát khuẩn da

Hồ nước là một trong những thuốc chữa viêm da tiếp xúc rất phổ biến và dễ tìm. Người bệnh có thể tìm thấy loại thuốc này trong hầu hết các đơn thuốc trị viêm da tiếp xúc mức độ nhẹ, mới khởi phát.

Hồ nước có tác dụng sát khuẩn dùng làm thuốc điều trị viêm da tiếp xúc
Hồ nước có tác dụng sát khuẩn, làm sạch vùng da tổn thương
  • Thành phần: Chủ yếu gồm có kẽm oxit, Glycerin, bột Talc và nước cất có tác dụng làm dịu da, sát trùng nhẹ và bảo vệ vùng da tổn thương, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào da.
  • Cách sử dụng: Làm sạch vùng da bị bệnh bằng cồn y tế hoặc nước muối sinh lý. Bôi trực tiếp hồ nước lên vùng da bị viêm và để khô lại, không cần rửa lại. Nên sử dụng từ 2-3 lần/ngày để tránh nhiễm trùng và hỗ trợ lành da.

2. Dung dịch sát khuẩn và vệ sinh da Jarish

Dung dịch Jarish gồm các thành phần: nước cất, Axit boric, Glyxerum có tác dụng làm sạch bề mặt vùng da tổn thương, hỗ trợ diệt khuẩn, làm giảm triệu chứng viêm sưng, làm dịu da. Cũng như hồ nước, dung dịch Jarish thường được dùng khi triệu chứng viêm da tiếp xúc mới khởi phát, đặc biệt là viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn, hóa chất độc hại, mủ thực vật,…

Cách sử dụng: Dùng dung dịch Jarish vệ sinh trực tiếp trên da rồi lau khô bằng bông y tế hoặc khăn sạch. Sử dụng thuốc từ 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Thuốc tím điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, tổn thương sâu

Thuốc tím thường được kê đơn trong trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm, vùng da vị viêm tiết nhiều dịch và nhiễm khuẩn phạm vi rộng. Thành phần chính của thuốc là kali permanganate, hoạt chất chống oxy hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn hiệu quả.

Thuốc tím dùng làm thuốc điều trị viêm da tiếp xúc
Thuốc tím

Thuốc tím thường sử dụng để ngâm rửa ngoài da hoặc để tắm nếu cần. Thuốc được sử dụng trực tiếp lên vùng da bị viêm với tần suất 1-2 lần/ngày tùy theo mức độ tổn thương da. 

Cách sử dụng: Pha 1g thuốc tím với 10 lít nước sạch, ngâm rửa hoặc tắm với hỗn hợp này trong khoảng 15-20 phút. Dùng bông hoặc vải sạch lau khô da, để da thông thoáng, không băng bó.

4. Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid

Thuốc bôi chứa corticoid thường được chỉ định khi tổn thương da đã đóng vảy, khô lại, nứt nẻ. Corticoid có tác dụng chống viêm, giảm mẩn ngứa, đau nhức thông qua việc ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Một số loại thuốc bôi ngoài da chứa corticoid thường gặp như: Diprosone,  Eumovate, Gentrison,…

Cách sử dụng: Sau khi làm sạch và sát trùng da, bôi thuốc lên vùng da tổn thương. Massage nhẹ để thuốc ngấm vào da, sử dụng 2 lần/ngày.

Cần lưu ý không dùng thuốc trong giai đoạn triệu chứng viêm da tiếp xúc mới khởi phát, da còn chảy dịch vì có thể làm cho quá trình lành da tổn thương chậm lại, tăng nguy cơ bội nhiễm. Không sử dụng nhóm thuốc này trong thời gian dài, chỉ được dùng trong 15-20 ngày. Lạm dụng thuốc bôi chứa corticoid sẽ gây ra hiện tượng bào mòn da, da “nghiện” corticoid, giãn mao mạch, nổi mụn đỏ, viêm nhiễm nặng hơn,…

5. Thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ

Đây là nhóm thuốc điều trị viêm da tiếp xúc được kê đơn khi tổn thương da có hiện tượng nhiễm trùng cao. Lúc này, các bác sĩ có thể kê một hoặc vài loại kháng sinh bôi ngoài da để giảm nhanh triệu chứng bệnh.

Một số thuốc kháng sinh được sử dụng như Aminoglycosid, Tetracyclin, Lincosamid, Macrolid,…

Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc Tetracyclin
Kháng sinh điều trị tại chỗ Tetracyclin

Cách sử dụng: Lấy 1 lượng thuốc vừa đủ theo hướng dẫn và thoa nhẹ lên khu vực bị viêm da tiếp xúc. Xoa nhẹ để thuốc thẩm thấu vào lớp biểu bì bên trong.

Lưu ý: Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, thời gian sử dụng để tránh nguy cơ kháng thuốc.

6. Thuốc ức chế calcineurin

Thuốc ức chế calcineurin thường được kê đơn trong trường hợp cơ địa người bệnh có phản ứng tác dụng phụ, dị ứng với thuốc chứa corticoid. Calcineurin có tác dụng điều hòa phản ứng hệ miễn dịch, ức chế quá trình tiết chất gây viêm, từ đó làm giảm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng viêm trên da. Hai loại thuốc ức chế calcineurin điển hình là Tacrolimus 0,03% và 0,1%; Pimecrolimus 1%.

Tương tự như thuốc corticoid, người bệnh không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng da, ác tính hóa tế bào.

7. Kem/Gel làm mềm da, dưỡng ẩm, phục hồi da

Sau khi tổn thương da đóng vảy, ngưng tiết dịch, bong tróc, mọc lớp dày sừng, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm kem/gel dưỡng ẩm cho da.

Làn da khô ráp, thiếu ẩm rất dễ bị tổn thương, hàng rào bảo vệ da yếu khiến da càng trở nên nhạy cảm, lâu lành hơn. Ngược lại, khi bề mặt da đủ độ ẩm giúp cho quá trình tái tạo, hồi phục da tốt hơn, giảm bớt các triệu chứng lâm sàng, ít nguy cơ nhiễm trùng và để lại thâm sẹo.

Một số sản phẩm dưỡng da đặc trị cho da nhạy cảm như: A-derma Exomega, Lacticare-HC lotion, Physiogel cream, Lipo-Balance Intensive Nourishing Cream,…

Không sử dụng sản phẩm dưỡng da khi da còn phù nề, rỉ dịch, có mụn nước, mụn mủ vì có thể khiến da ẩm ướt, chậm hồi phục.

Các loại thuốc uống điều trị viêm da tiếp xúc

Đối với những trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm hoặc gây tổn thương nghiêm trọng, trên phạm vi rộng, khả năng đáp ứng kém với điều trị tại chỗ thì bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng cả thuốc uống để điều trị.

Tuy nhiên, các loại thuốc uống thường gây tác dụng phụ nhiều hơn so với thuốc bôi nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng. Một số loại thuốc uống thường được kê đơn làm thuốc điều trị viêm da tiếp xúc như:

1. Thuốc kháng histamin

Histamine là thành phần trung gian được tự động tiết ra khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Sau khi được phóng thích vào da, histamin gây ra triệu chứng ngứa ngáy trên da.

Thuốc kháng histamin hoạt động theo nguyên lý ức chế hoạt động tiết histamin, làm mất đi tác dụng của histamin, từ đó làm giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da.

Trong trường hợp viêm da gây ngứa ngáy nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc kháng histamin để giảm bớt ngứa ngáy.

Các loại thuốc kháng histamine tổng hợp được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc như: Brompheniramin, Chlorpheniramine, Fexofenadin, Cetirizin hydroclorid,…

Thuốc Chlorpheniramine
Thuốc Chlorpheniramine

Nhóm thuốc này có thành phần tương đối an toàn và có thể dùng cho nhiều nhóm đối tượng. Tuy nhiên, trong khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như buồn ngủ, giảm khả năng tập trung,… Người thường xuyên di chuyển, điều khiển phương tiện giao thông nên hạn chế sử dụng thuốc.

2. Thuốc giảm đau, kháng viêm non-steroid/có steroid (corticoid)

Steroid là thuốc được sử dụng để điều trị trường hợp viêm da tiếp xúc mức độ nặng, có thể đi kèm với triệu chứng toàn thân khác như đau nhức da, nổi hạch, người mệt mỏi, sốt nhẹ do nhiễm khuẩn,… Bác sĩ điều trị có thể chỉ định một số liều thuốc chứa steroid hoặc không chứa steriod. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhức, cải thiện viêm sưng, hạ sốt.

Tuy nhiên, loại thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nên cần hạn chế về liều lượng và thời gian sử dụng.

3. Kháng sinh – thuốc điều trị viêm da tiếp xúc

Khi vùng da tổn thương có hiện tượng bội nhiễm hoặc lan rộng sang vùng da khác thì người bệnh viêm da tiếp xúc sẽ được chỉ định thêm một vài thuốc kháng sinh uống để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng.

Hiện nay, nhóm thuốc kháng sinh chính thường dùng trong điều trị viêm da tiếp xúc là penicillin và cephalosporin. Các loại kháng sinh đường uống thường chỉ định sử dụng trong khoảng 1 tuần tùy theo mức độ viêm nhiễm.

Thuốc penicillin
Thuốc penicillin

Thuốc kháng sinh đường uống có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể vì vậy người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa nắm rõ thông tin về liều dùng, tình trạng bệnh lý.

4. Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất dạng uống cho cơ thể

Trong sinh hoạt thường ngày, người bệnh nên kết hợp với xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus xâm nhập vào.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng chứa vitamin, khoáng chất,… được tổng hợp dưới dạng viên uống để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Kết hợp “trong uống, ngoài bôi” điều trị viêm da tiếp xúc triệt để, không tái phát

Hiện nay, đối với bệnh viêm da tiếp xúc nói riêng và các bệnh viêm da nói chung, việc điều trị kết hợp đồng thời “trong uống,  ngoài bôi” vẫn là liệu pháp được đánh giá mang lại hiệu quả tốt nhất nhờ khả năng tác động toàn diện, loại bỏ bệnh từ trong ra ngoài.  Bên cạnh đó, thay vì tự tìm các loại thuốc uống, thuốc bôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro, tốt nhất người bệnh nên dùng thuốc theo đơn được bác sĩ kê.

Hiện nay, bài thuốc kết hợp UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA đặc trị viêm da tiết bã tại Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 đang được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. Bài thuốc bám sát nguyên lý điều trị bệnh “từ gốc đến ngọn” trong Đông y, mỗi chế phẩm với thành phần và công dụng riêng đồng thời hỗ trợ nhau để đem lại hiệu quả điều trị toàn diện nhất.

Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Tổ hợp y tế Quân dân 102 cho biết: “Viêm da tiếp xúc không chỉ khởi phát do các tác nhân từ bên ngoài. Theo YHCT, bệnh da liễu này có thể xuất phát từ các vấn đề tồn tại bên trong, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cũng như các cơ quan của cơ thể như phong, huyết, nhiệt. Đây được xem là tiền đề cho sự bùng phát của các triệu chứng, khiến bệnh phát triển thành mãn tính”.

Vì vậy, để có thể loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc, mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững, tránh tái phát, bài thuốc Quân dân 102 có cơ chế điều trị theo nguyên tắc BỔ CHÍNH KHU TÀ. Cơ chế này giúp bài thuốc vừa loại bỏ được triệu chứng bệnh bên ngoài, vừa tác động vào bên trong, loại bỏ căn nguyên, gốc rễ của bệnh, ngăn ngừa tình trạng viêm da tiếp xúc tái phát.

Bài thuốc áp dụng theo cơ chế bổ chính khu tà giúp loại bỏ bệnh viêm da tiếp xúc triệt để tận gốc
Bài thuốc áp dụng theo cơ chế bổ chính khu tà giúp loại bỏ bệnh viêm da tiếp xúc triệt để tận gốc

Và sự kết hợp giữa “bộ ba” chế phẩm của bài thuốc đặc trị viêm da tiết bã Quân dân 102 đã giúp phát huy tối đa hiệu quả của cơ chế điều trị này. Thuốc uống sẽ giúp ổn định chức năng cơ quan, tạng phủ, điều hoà khí huyết, nâng cao sức đề kháng, khả năng thanh lọc của cơ thể. Thuốc ngâm rửa thuốc bôi tác động từ bên ngoài, giúp tiêu viêm, tiêu sưng, giảm ngứa, đau rát. Đồng thời, các dưỡng chất có trong 2 chế phẩm này sẽ nuôi dưỡng, làm mềm da và tái tạo tế bào da, giúp da khoẻ hơn.

Bài thuốc có sự kết hợp độc đáo giữa 3 dạng bào chế

Bên cạnh đó, để tối ưu hiệu quả điều trị, người bệnh sẽ sử dụng bài thuốc theo phác đồ 2 GIAI ĐOẠN nhằm mang tới 3 TÁC ĐỘNG toàn diện:

  • Giai đoạn 1: Điều trị triệu chứng bằng cách loại bỏ độc tố, thanh lọc, tiêu viêm tại chỗ

Sử dụng các vị thuốc: Đơn đỏ, hạ khô thảo, sinh địa, khổ sâm, tang bạch bì, ké đầu ngựa,… giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, với những thành phần kháng sinh, kháng viêm tự nhiên còn giúp giảm tình trạng viêm nhiễm ngay tại vùng da bị tổn thương, phục hồi làn da. Sau khoảng 10 – 20 ngày, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng ngoài da dần cải thiện.

  • Giai đoạn 2: Nâng cao miễn dịch, phục hồi các tạng phủ, tăng cường “hàng rào” bảo vệ da.

Sử dụng các vị thuốc: Phòng phong, hoàng liên ô rô, thương nhĩ tử, nhân sâm, hoàng kỳ, thục địa,… giúp phục hồi chức năng các tạng phủ, tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể và tăng khả năng bảo vệ da. Nhờ đó, khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên thì khả năng tái phát bệnh cũng sẽ được cải thiện tối đa. Thời gian điều trị 1 – 2 tháng tình trạng bệnh lý của mỗi người.

Người bệnh cảm nhận hiệu quả rõ rệt theo các giai đoạn
Người bệnh cảm nhận hiệu quả rõ rệt theo các giai đoạn

XEM CHI TIẾT:

Phác đồ ĐẶC TRỊ viêm da tiếp xúc UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA cho hiệu quả toàn diện của Quân Dân 102

Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc chẩn đoán được chính xác, chi tiết, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ chữa viêm da tiếp xúc phù hợp, Tổ hợp y tế Quân dân 102 đã kết hợp tây y khi chẩn đoán. Do vậy, bệnh nhân điều trị viêm tiếp xúc tại Quân dân 102 sẽ được đồng thời chẩn đoán bằng cả đông y và tây y (xét nghiệm máu, sinh thiết da, soi da,…). Phương pháp này được gọi là Đông y có biện chứng.

Dưới đây là phóng sự VTV2 giới thiệu về phương pháp Đông y có biện chứng tại Quân dân 102:

Bằng việc nghiên cứu thành công bài thuốc đặc trị viêm da tiếp xúc, đồng thời xây dựng phác đồ điều trị với 2 giai đoạn chuyên sâu, Tổ hợp y tế Quân dân 102 đã điều trị bệnh viêm da tiếp xúc cho hàng nghìn người bệnh. Nhiều bệnh nhân đã để lại phản hồi tích cực về hiệu quả của bài thuốc:

Người bệnh phản hồi về liệu pháp chữa viêm da tiếp xúc tại Quân dân 102

Người bệnh phản hồi hiệu quả chữa viêm da tiếp xúc tại Quân dân 102 trên diễn đàn webtretho
Người bệnh phản hồi hiệu quả chữa viêm da tiếp xúc tại Quân dân 102 trên diễn đàn webtretho

Hiện tại Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 có cơ sở tại Số 7, ngõ 8/11 đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội/ Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Người bệnh có thể đến để trực tiếp để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra liệu trình phù hợp nhất.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, ban đọc có thể liên hệ hotline 0888.598.102 – 0888.698.102 hoặc inbox để được chuyên gia hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp, dễ bùng phát ở mọi đối tượng. Bệnh diễn tiến từ nhẹ đến nặng và thường thuyên giảm nhanh sau khi dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc để tránh gây ra một số tác dụng phụ hoặc biến chứng.

Khi dùng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc và không dùng thuốc cho người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Khi dùng thuốc, cần tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ về liều dùng, tần suất và thời gian sử dụng thuốc.
  • Sau khi dùng thuốc nên để da thông thoáng, khô ráo, không băng bó các vết thương lại.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc cần tìm ra và tránh tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh.
  • Phối hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để da nhanh hồi phục.
  • Ngưng sử dụng thuốc và trao đổi với bác sĩ điều trị ngay khi phát hiện tác dụng phụ của thuốc.
Người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc
Người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc

Trên đây là một số loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc được sử dụng phổ biến. Để biết chính xác loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý cũng như hạn chế tác dụng phụ có thể gặp phải thì người bệnh nên liên hệ khám, tư vấn với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

Xem thêm:

Các liên kết hữu ích về BỆNH VIÊM DA mà chúng tôi đã tổng hợp được trên các trang Sở Y tế chính thống:

http://soyte.laichau.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc-y-te/15-thuoc-tri-vay-nen-hieu-qua-va-pho-bien-nhat-hien-nay.html

http://soyte.laichau.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc-y-te/viem-da-di-ung-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-chua-dut-diem.html

http://soyte.laichau.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc-y-te/benh-cham-benh-eczema-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-.html

http://soyte.laichau.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc-y-te/bo-tui-cac-cach-chua-viem-da-co-dia-tai-nha-hieu-qua-nhat.html

4.7/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

15+ Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Trào Ngược Dạ Dày Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị

Trào ngược dạ dày có được ăn chuối không? Câu trả lời đầy đủ nhất từ chuyên gia

 Bật mí cách giúp trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày khỏi bệnh an toàn nhất

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21- những điều quan trọng cần biết

Hướng dẫn 10 bài tập yoga chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhưng ít người biết đến

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có nguy hiểm không? Mách bạn cách chữa an toàn nhất

Cảnh báo trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi – Phụ huynh tuyệt đối không chủ quan

Bật mí 3 cách dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày tốt nhất hiện tại

Bật mí cách dùng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày tốt nhất từ trước đến giờ

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?