Viêm Da Tiếp Xúc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Cập nhật: 28/03/2024

Da bao bọc bên ngoài cơ thể, làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài. Vì vậy da là bộ phận rất dễ bị tổn thương. Một trong những bệnh lý về da nhiều người mắc phải hiện nay nhất là viêm da tiếp xúc. Tìm hiểu ngay về tình trạng này để phòng tránh và có biện pháp xử lý ngay khi mắc phải.

Viêm da tiếp xúc là gì? Các dạng bệnh thường gặp

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng, viêm nhiễm do tiếp xúc với chất gây dị ứng và một số tác nhân nhất định ngoài môi trường. Khi đó, vùng da phản ứng với chất kích thích gây mẩn đỏ, ngứa ngáy và viêm nhiễm khó chịu. Nếu kéo dài bệnh dễ ảnh hưởng tiêu cực đối với thẩm mĩ da và tâm lý người bệnh.

Bệnh thường tiến triển ở mức độ cấp tính và điều trị không quá khó khăn. Nếu chữa trị tốt và chăm sóc da đúng cách, những tổn thương da sẽ thuyên giảm sau khoảng 1 – 4 tuần.

Hình ảnh viêm da tiếp xúc
Hình ảnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có 4 dạng chính sau:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Tình trạng này xảy ra do da phản ứng mẫn cảm khi tiếp xúc với các yếu tố lạ, những chất gây dị ứng (dị nguyên). Khi đó dưới da sẽ tăng sinh histamin gây kích ứng, mẩn đỏ và viêm. Người bệnh thường bị ngứa ngáy và phát ban.
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Đây là loại viêm da tiếp xúc thường gặp nhất. Da bị kích ứng do một số hóa chất độc hại.
  • Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Tình trạng này hiếm gặp hơn. Là phản ứng của da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và ánh nắng mặt trời. Da đặc biệt nhạy cảm với tia cực tím. Do đó khi tiếp xúc với ánh sáng một số người sẽ bị nổi mẩn đỏ và tổn thương da.
  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Đây là tình trạng tiến triển nặng của viêm da tiếp xúc thông thường. Bội nhiễm thường khởi phát do gãi mạnh trên da, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập qua vết thương gây viêm và hoại tử.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc

Nhìn chung viêm da tiếp xúc khởi phát do da tiếp xúc với một số tác nhân gây kích ứng/dị ứng, nhất là côn trùng, chất hóa học, kim loại… Trong công tác điều trị và phòng người, bước quan trọng đầu tiên là cần xác định chính xác nguyên nhân gây viêm da.

Tùy theo từng loại, tác nhân gây viêm có thể khác nhau. Cụ thể là:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Tác nhân chủ yếu là kim loại như vàng, đồng, niken; hóa chất như mỹ phẩm, nước rửa bát, nước tẩy rửa; đồ dùng như giày dép, vải len, quần áo; nọc độc côn trùng (kiến ba khoang, ong, muỗi) …
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc kích ứng: Tác nhân gây viêm chủ yếu là dung môi, xà phòng có tính kiềm, dầu hỏa, kim loại dạng lỏng, cao su, hương liệu trong hóa mỹ phẩm…
  • Viêm da tiếp xúc do ánh sáng: Các tia có hại của ánh sáng mặt trời, ánh sáng…
  • Viêm da bội nhiễm: Vi khuẩn có hại.
Một số tác nhân gây kích ứng, dị ứng và viêm da
Một số tác nhân gây kích ứng, dị ứng và viêm da

Ngoài những tác nhân kể trên, bệnh có thể khởi phát do những yếu tố nguy cơ sau:

  • Cơ địa: Cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng thường ảnh hưởng đến da. Đồng thời, khi cơ địa nhạy cảm, vi khuẩn, nấm tấn công sẽ khiến lớp da dễ bị tổn thương hơn.
  • Di truyền: Nếu cha mẹ mắc viêm da tiếp xúc, con sinh da có tỉ lệ mắc bệnh lên đến 70%.
  • Sức đề kháng kém: Đây là yếu tố khiến cơ thể không chống lại được những tác nhân gây viêm da.
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt: Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng và viêm da như hải sản, chất kích thích, đậu phộng…

Những triệu chứng bệnh thường gặp

Biểu hiện của viêm da tiếp xúc trên từng người bệnh thường có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các ca bệnh sẽ mang những dấu hiệu điển hình mà người bệnh có thể nhận biết như:

  • Ban đầu, da nổi các đốm hoặc dải phát ban ở vùng da tiếp xúc với tác nhân kích thích.
  • Các nốt ban có kích thước từ vài mm đến vài cm, hơi phù nề hơn so với vùng da xung quanh.
  • Bề mặt vùng phát ban nổi mụn nước, bọng nước có thể kèm theo mụn mủ nhỏ sau vài giờ phát ban.
  • Ngứa và nóng nhẹ.
  • Vùng da khô lại và phục hồi sau khoảng 3 – 5  ngày.
  • Trường hợp viêm nặng, vùng da bị tổn thương sẽ lan rộng, kèm bọng nước, bọng mủ, trợt loét da, dễ viêm nhiễm và hoại tử da.

Viêm da tiếp xúc có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng con người. Tuy nhiên căn bệnh này có thể gây ngứa ngáy dai dẳng khiến người bệnh phải gãi, cào, dễ làm nảy sinh các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng da: Thói quen gãi, chà xát hoặc vệ sinh vùng da bị viêm kém có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Nếu xử lý không tốt, vi khuẩn sẽ lan tỏa trong các mô mềm, xương, dây chằng , khớp và đi vào tuần hoàn máu rất nguy hiểm.
  • Viêm da thần kinh (bệnh liken giản đơn mãn tính) là hậu quả của việc gãi/cào trên vùng da bị viêm da tiếp xúc. Khi đó vùng da bị viêm sẽ bị sừng hóa, liken hóa, ngứa ngáy dữ dội và ảnh hưởng đến thẩm mĩ.
  • Sẹo vĩnh viễn: Viêm da tiếp xúc có thể gây tổn thương da sâu hơn so với viêm da dị ứng. Do vậy nếu gãi, cào và chà xát trên da liên tục, sẹo thâm sẽ hình thành và vĩnh viễn không biến mất.

Ngoài ra, viêm da tiếp xúc còn có thể ảnh hưởng đến hoạt động sống, tâm lý người bệnh. Căn bệnh này làm mất thẩm mĩ da nên dễ gây tâm lý e ngại khi giao tiếp với người khác, đồng thời ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Vì vậy người bệnh nên sớm điều trị căn bệnh này để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Điều trị viêm da tiếp xúc như thế nào?

Sau khi chẩn đoán kỹ càng, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị để vừa làm giảm triệu chứng, ngăn viêm nhiễm vừa hạn chế thâm sẹo. Sau đây là một số biện pháp chữa trị được áp dụng phổ biến hiện nay:

Điều trị bằng thuốc theo phác đồ

Các loại thuốc được chỉ định gồm thuốc bôi, thuốc uống nhằm giảm tổn thương, giải quyết triệu chứng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Một số thuốc thường được chỉ định là:

  • Hồ nước: Thành phần chính là kẽm Oxyd, Glycerin và bột Talc, có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm dịu da và bảo vệ vùng da tổn thương. Thuốc được sử dụng khi viêm da mới khởi phát nhằm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
  • Dung dịch Jarish: Thành phần gồm nước cất, Acidum boricum và Glycerum. Thuốc có tác dụng làm dịu da, làm sạch, khử trùng nhẹ, giảm hiện tượng sưng đỏ và viêm do viêm da tiếp xúc.
Viêm da tiếp xúc cần điều trị bằng thuốc theo phác đồ của Bác sĩ Lê Phương sĩ
Viêm da tiếp xúc cần điều trị bằng thuốc theo phác đồ của Bác sĩ Lê Phương sĩ
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Được chỉ định khi tổn thương trên da đã đóng vảy và khô. Thuốc có tác dụng giảm sưng, ngứa và chống dị ứng. Cần tránh dùng thuốc bôi chứa corticoid khi da còn chảy dịch, chưa se miệng, vì thuốc có thể khiến vùng da bị viêm chậm lành.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Một số kháng sinh tại chỗ có thể được chỉ định, trong đó có Aicd fusidic nếu bệnh nhân bị bội nhiễm.
  • Thuốc uống kháng histamine: Là thuốc chữa viêm da dị ứng tiếp xúc, giúp làm giảm các triệu chứng cơ năng và tổn thương thực thể, giải mẩn cảm, chống dị ứng và giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm da.
  • Thuốc corticoid đường uống: Thuốc được chỉ định ngắn hạn cho những trường hợp viêm nặng nhằm giảm viêm và chống dị ứng.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Nếu viêm da xảy ra trên diện rộng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng sâu, người bệnh cần sử dụng kháng sinh đường uống để phòng ngừa và tiêu diệt vi khuẩn.

Thuốc điều trị có thể gây nhiều tác dụng phụ, vì vậy người bệnh cần sử dụng thuốc theo phác đồ và chỉ định từ các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn.

Biện pháp cải thiện da tại nhà

Bên cạnh điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu trên da sau khi tiếp xúc với tác nhân kích ứng bằng những mẹo sau đây:

  • Chườm lạnh: Ngay sau khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, người bệnh nên rửa sạch vùng da đã tiếp xúc. Sau đó chườm lạnh khoảng 105.7781078 – 15 phút để giảm viêm, sưng, ngứa ngáy và hạn chế tổn thương da lan tỏa.
  • Tắm nước mát: Nếu bị nổi mề đay sau khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh nên tắm nước mát để loại bỏ các dị nguyên và giảm kích ứng da.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Sau khi da khô và đóng vảy, người bệnh nên bôi kem dưỡng ẩm dịu nhẹ lên da để giảm khô ráp. Đồng thời cách này cũng giảm nguy cơ hình thành thâm sẹo sau điều trị.
Tắm bột Yến mạch giúp giảm viêm da hiệu quả
Tắm bột Yến mạch giúp giảm viêm da hiệu quả
  • Tắm bột yến mạch: Cho 1 cốc bột yến mạch vào bồn nước ấm. Ngâm mình trong bồn nước yến mạch khoảng 15 phút sẽ giúp giảm mủ, cấp ẩm và làm lành tổn thương hiệu quả.

Lối sống và thói quen sinh hoạt khoa học

Để hỗ trợ điều trị đạt kết quả cao, lối sống và thói quen sinh hoạt phù hợp sẽ giúp kết quả đạt được nhanh chóng hơn, tránh nguy cơ bội nhiễm.

  • Tránh xa tác nhân gây kích ứng, dị ứng nhằm ngăn ngừa nguy cơ viêm trầm trọng hơn trong quá trình điều trị. Nhiều trường hợp bệnh khỏi hoàn toàn sau khi cách li với dị nguyên sau vài ngày mà không cần điều trị.
  • Không gãi ngứa trên vùng da bị viêm.
  • Mặc quần áo rộng rãi với chát liệu thấm hút nhằm tránh cọ sát gây vỡ mụn nước.
  • Uống nhiều nước và bôi kem dưỡng ẩm để giúp da hồi phục tốt hơn.

Các biện pháp điều trị và biện pháp hỗ trợ nên được kết hợp với nhau để mang lại hiệu quả chữa trị cao hơn. Tuy nhiên trước đó bệnh nhân nên đi khám để kiểm tra rõ tình trạng da và nhận lời khuyên về phác đồ điều trị phù hợp.

Địa chỉ hàng đầu chữa viêm da tiếp xúc

Một số bệnh viện, phòng khám uy tín, được nhiều người dân đánh giá cao trong chữa bệnh viêm da thời gian gần đây có thể kể đến như:

Bệnh viện da liễu Trung ương

Không thể bỏ qua Bệnh viện da liễu Trung Ương khi nhắc đến địa chỉ khám chữa bệnh về da. Tại đây quy tụ hơn 330 cán bộ với những bác sĩ trình độ học vấn cao được đào tạo tại những trường đại học trong và ngoài nước. Không chỉ xử lý bệnh viêm da tiếp xúc an toàn, hiệu quả, bệnh viện cũng được đánh giá cao trong chữa các bệnh như: Nám da, mụn, dị ứng da, giang mai,….

Liên hệ: 15A Phương Mai, Hà Nội (1900.6951).

Khoa Da liễu – BV Bạch Mai

Khoa được thành lập từ năm 2006 và là địa chỉ uy tín tại Hà Nội chữa bệnh viêm da tiếp xúc. Bệnh viện luôn tổ chức các hội thảo với sự góp mặt của nhiều chuyên gia để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng khám chữa. Khoa có thể xử lý tốt những bệnh như rụng tóc, á sừng, vảy nến, viêm da,…

Liên hệ: Số 78 Giải Phóng – Hà Nội (024. 6657.2588).

Khoa Da liễu bệnh viện Bạch Mai - địa chỉ uy tín trong khám chữa bệnh
Khoa Da liễu bệnh viện Bạch Mai – địa chỉ uy tín trong khám chữa bệnh

Khoa Da liễu – Bệnh viện ĐH Y Hà Nội

Khoa Da liễu của Đại học Y là một địa chỉ uy tín tại miền Bắc trong khám chữa bệnh về da liễu. Đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện đều là giáo sư, tiến sư hiện đang giảng dạy ở Đại học Y. Họ là những người giỏi về lý thuyết, dày dặn kinh nghiệm chuyên môn. Bên cạnh đó, nhiều kỹ thuật cũng được áp dụng giúp việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhanh chóng, chính xác hơn.

Liên hệ: số 1, Tôn Thất Tùng, Hà Nội (024.3574.7788).

Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102

Đây là một trong số ít địa chỉ khám chữa bệnh bằng Đông y và Tây y kết hợp. Tại đây có nhiều y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, hết lòng vì người bệnh, giúp người bệnh an tâm khi điều trị. Bên cạnh, bài thuốc chữa viêm da tiếp xúc tại đây cũng giúp hàng nghìn bệnh nhân viêm da khỏi dứt điểm bệnh, tìm lại hạnh phúc trong cuộc sống.

Liên hệ: Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Hà Nội (0888.598.102).

Viêm da tiếp xúc kiêng gì?

Khi bị viêm da tiếp xúc người bệnh cần kiêng khem để việc điều trị đạt kết quả nhanh chóng và hiệu quả hơn. Những điều người bệnh cần kiêng là:

Tránh tiếp xúc với hóa chất

Da đang bị viêm sẽ rất nhạy cảm nên dễ kích ứng nặng với hóa chất. Đặc biệt những hóa chất dạng lỏng hoặc bay hơi có thể ảnh hưởng đến da và khiến bệnh bùng phát mạnh hơn. Một số sản phẩm nguy hiểm cần tránh là: Nước rửa bát, nước lau nhà, bột giặt, chất tẩy rửa, nước hoa, keo xịt tóc, thuốc nhuộm, xăng, dầu, vôi, cao su, sơn, xi măng…

Tránh tiếp xúc với ánh nắng, không khí khô, lạnh

Tia cực tím có thể khiến tổn thương da trầm trọng hơn, gây sẹo thâm. Một số bệnh nhân có thể bị bùng phát viêm da tiếp xúc mạnh hơn khi gặp ánh nắng.

Không khí khô, lạnh khiến da mất độ ẩm cần thiết, gây bong tróc. Do đó tình trạng viêm da tiếp xúc sẽ trầm trọng hơn và ngứa nhiều hơn.

Viêm da tiếp xúc kiêng ăn gì?

Người bệnh cần tránh những loại thực phẩm dễ dị ứng, kích ứng như:

Những thực phẩm dễ gây dị ứng người bệnh cần tránh
Những thực phẩm dễ gây dị ứng người bệnh cần tránh
  • Hải sản: Tôm, cá biển, ghẹ, cua, hàu…
  • Một số loại thịt giàu đạm: Thịt gà, thịt bò
  • Thực phẩm muối chua: Dưa cả, dưa cải, kim chi…
  • Đồ đóng hộp, chứ nhiều gia vị cay nóng
  • Rượu, bia, chất kích thích

Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung thêm các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin E, C… Đồng thời bổ sung nhiều nước lọc và nước trái cây cho cơ thể.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh?

Viêm da tiếp xúc là bệnh dễ mắc phải và dễ tái phát nếu mọi người không chủ động phòng ngừa. Nếu tái phát nhiều lần, da sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và tăng nguy cơ hình thành bội nhiễm, thâm sẹo. Để phòng ngừa căn bệnh này, mọi người cần chú ý thực hiện những biện pháp phòng tránh sau:

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, côn trùng, kiến ba khoang, muỗi…
  • Mang bao tay và ủng khi cần tiếp xúc với hóa chất, xi măng, dung môi công nghiệp, chất tẩy rửa…
  • Vệ sinh da sạch sẽ, nhất là sau khi đi từ ngoài đường về hoặc từ môi trường ô nhiễm…
  • Tránh xa những dị nguyên đã biết, đã có tiền sử.
  • Thoa kem chống nắng và che chắn da cẩn thận khi đi ra trời nắng.
  • Thay đổi các sản phẩm chăm sóc da, hóa chất, chất tẩy rửa trong nhà. Nên lựa chọn những sản phẩm dịu nhẹ, có nguồn gốc thảo dược, tránh kích ứng.
  • Nếu lỡ tiếp xúc với côn trùng hoặc lỡ tay đập chết côn trùng trên da thì cần rửa sạch càng nhanh càng tốt bằng xà phòng.
  • Tập luyện thể dục, thể thao và có chế độ ăn uống khoa học để nâng cao sức đề kháng.

Viêm da tiếp xúc là bệnh dễ mắc phải nhưng điều trị không quá khó khăn. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh, hãy sớm tìm đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị bằng phác đồ phù hợp. Đồng thời mọi người cần chủ động phòng tránh để không mắc phải căn bệnh này và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC