Viêm Da Tiếp Xúc Ánh Sáng: Nhận Biết Và Điều Trị

Viêm da tiếp xúc ánh sáng là tình trạng tổn thương da do ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn tia khác chiếu trực tiếp lên da. Mặc dù đây là một tình trạng lành tính, ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể gây ra các tổn thương về mặt thẩm mỹ khó hồi phục. Nếu bệnh thường xuyên tái phát, người bệnh còn có thể đối mặt với nguy cơ ung thư da. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin quan trọng về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Viêm da tiếp xúc ánh sáng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc ánh sáng hay viêm da tiếp xúc quang hóa (Phytophotodermatitis) là một dạng viêm da nhiễm độc ánh sáng do người bệnh tiếp xúc quá nhiều hay quá nhạy cảm với ánh nắng hoặc các nguồn tia sáng khác. Tình trạng này có thể gây ra một số tổn thương đặc trưng trên da như mẩn đỏ, phồng rộp, ngứa ngáy nghiêm trọng.

Viêm da tiếp xúc nguy hiểm như thế nào?
Viêm da tiếp xúc ánh sáng nguy hiểm như thế nào?

Viêm da tiếp xúc ánh sáng thường được coi như một dạng tổn thương do da nhạy cảm ánh sáng, biểu hiện phổ biến như các dạng viêm da tiếp xúc hoặc cháy nắng thông thường. Đôi khi, người bệnh gặp tình trạng viêm da hiếm gặp hơn như dị ứng ánh sáng – là một miễn dịch thực sự do các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, biểu hiện đặc trưng bởi các tổn thương dạng sẩn, mụn nước.

Viêm da tiếp xúc ánh sáng thường gặp vào mùa hè ở mọi lứa tuổi. Bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng những tổn thương da có thể gây mất thẩm mỹ, tâm lý lo sợ, lâu dần khiến người bệnh tự ti, trầm cảm. Ngoài ra, nếu không được điều trị đúng thời điểm, người bệnh còn có nguy cơ phải đối mặt với một số vấn đề về da như khô, ngứa, hình thành nếp nhăn, đốm đen và tăng nguy cơ ung thư da. Chính vì vậy, người bệnh cần sớm phát hiện và điều trị bệnh để tránh các biến chứng do nguy hiểm có thể gây ra.

Triệu chứng nhận biết viêm da tiếp xúc ánh sáng

Các triệu chứng viêm da thường bắt đầu xuất hiện trong 24 giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Sau đó các triệu chứng sẽ diễn tiến nặng hơn và đạt cao điểm trong khoảng 48 -72 giờ.

  • Các tổn thương da: Các dấu hiệu cấp tính như đỏ da, phù nề, phồng rộp, mụn nước, cảm giác bỏng rát, ngứa, đau. Hình dạng và kích thước mụn nước thường không đồng đều, tùy thuộc vào cơ đại và tác nhân gây bệnh. Sau khi các mụn nước vỡ, chảy dịch, những mảng da, vảy tiết sẽ xuất hiện. Sắc tố da ở những vùng bị tổn thương cũng có thể thay đổi.
  • Vị trí tổn thương: Bất kỳ vùng da hở, có tiếp xúc, phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn tia khác đều có thể xảy ra tổn thương, viêm nhiễm. Hay gặp nhất là ở mu tay, cánh tay, mu chân, mặt, môi. Đây là triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu của bệnh. Theo thời gian, các tổn thương da có thể lan rộng đến những vùng lân cận, được che phủ, ít tiếp xúc với ánh sáng.
  • Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi kèm theo đau nhức, rối loạn tiêu hóa….

Sau khoảng 7 – 14 ngày, các triệu chứng ban đầu sẽ thuyên giảm. Khi đó, da bắt đầu thay đổi sắc tố, thường sẫm màu hơn (gọi là tăng sắc tố da). Giai đoạn này được gọi là sắc tố sau viêm, có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc vài tháng và khó cải thiện triệt để.

Một số hình ảnh bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng có thể gặp:

Viêm da tiếp xúc ánh sáng dạng nhẹ có biểu hiện như cháy nắng thông thường
Viêm da tiếp xúc ánh sáng dạng nhẹ có biểu hiện như cháy nắng thông thường
Hình ảnh biến đổi sắc tố da ở giai đoạn sau của bệnh
Hình ảnh biến đổi sắc tố da ở giai đoạn sau của bệnh

Cần lưu ý rằng, các triệu chứng tổn thương da có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm da dị ứng, bỏng hóa học, cháy nắng, nhiễm nấm da, viêm da tế bào hoặc các dạng viêm da tiếp xúc khác. Do vậy, người bệnh cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh.

Một số nguyên nhân gây bệnh

Viêm da tiếp xúc ánh sáng là một tình trạng không quá hiếm gặp, thường xảy ra ở người bệnh có 2 điều kiện:

  • Trên bề mặt da hoặc trong các lớp da có chất cảm quang. Chất này có thể là thuốc như kháng sinh, thuốc chống ung thư… hoặc các hóa chất dùng tại chỗ như Eosin, Fluorescein, Hồng Bengale… Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể bị viêm da do ánh sáng nhạy cảm với một số rối loạn toàn thân như bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc các rối loạn bẩm sinh khác.
  • Vùng da đó được chiếu bằng ánh sáng mặt trời với bước sóng nhất định (cháy nắng)

Bất kỳ ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng, không phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác hay chủng tộc. Tuy nhiên, có một số yếu tố quyết định mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đó là

  • Tiếp xúc với chất cảm quang: Một số cây trồng hoặc thực vật có chứa chất cảm quang như rau mùi, cà rốt, mùi tây, cần tây, sung… Khi tiếp xúc với tia UVA (có trong ánh sáng mặt trời), chất bức xạ psoralen có trong các loại cây này gây ra các phản ứng quang hóa, làm hỏng tế bào da.
  • Sử dụng nước hoa hoặc mỹ phẩm: Các sản phẩm này có thể chứa hóa chất thực vật, làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại kháng sinh như Tetracyclin, Doxycyclin, Ciprofloxacin; Ofloxacin… hoặc các thuốc điều trị ung thư có thể làm tăng tình trạng nhạy cảm với ánh sáng của da.
  • Bệnh về da: Những người có tiền sử mắc các bệnh lý về da, đặc biệt là các bệnh liên quan đến cơ địa và dị ứng như vảy nến, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng… có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc ánh sáng cao hơn.
  • Di truyền: Tương tự như một số bệnh viêm da không truyền nhiễm khác, viêm da tiếp xúc ánh sáng cũng có nguy cơ hình thành ở những cá nhân có cha hoặc mẹ hoặc cả hai mắc bệnh.
  • Công việc: Người thường xuyên làm việc dưới ánh sáng mặt trời cường độ cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 
Ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn tia khác là nguyên nhân chính gây nên bệnh
Ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn tia khác là nguyên nhân chính gây nên bệnh

Cách điều trị viêm da tiếp xúc ánh sáng

Không phải bất cứ trường hợp viêm da tiếp xúc ánh sáng nào cũng cần sự chăm sóc y tế và điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, không vì vậy mà người bệnh chủ quan không chăm sóc và điều trị các tổn thương da này. Mục đích của việc điều trị là giảm đau và cải thiện mức độ của các triệu chứng. Các lựa chọn điều trị viêm da tiếp xúc ánh sáng có thể bao gồm:

Tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng xảy ra do sự tiếp xúc trực tiếp của ánh sáng trên da. Do vậy, việc đầu tiên cần làm khi điều trị bệnh là cần giảm sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là khi tia UV ở mức cao nhất (10 – 15 giờ hàng ngày).

Để bảo vệ da, người bệnh nên:

  • Hạn chế ra ngoài vào thời điểm UV cao
  • Bôi kem chống nắng khi di chuyển ngoài trời
  • Mặc quần áo bằng vải nhiều cotton, có độ dày nhất định
  • Mang găng tay, sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với thực vật, đặc biệt là các loại cây có chứa chất cảm quang.

Áp lạnh (Chườm lạnh)

Để cải thiện tình trạng phồng rộp, bỏng rát trên da, người bệnh có thể tiến hành đặt một chiếc khăn lạnh với nước muối sinh lý, bicarbonat hoặc aluminum subacetate lên vùng da bị tiếp xúc. 

Chườm lạnh có thể cải thiện tình trạng bỏng rát, khó chịu trên da
Chườm lạnh có thể cải thiện tình trạng bỏng rát, khó chịu trên da

Phương pháp này khá hiệu quả nếu người bệnh thực hiện sớm, ngay sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Lưu ý trong quá trình thực hiện nên thực hiện các thao tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương, trầy xước vùng da bị viêm. Không tiến hành băng bịt khi tổn thương vẫn còn mụn nước và còn ướt.

Sau khi đắp lạnh, người bệnh có thể bôi hồ nước vào vùng da bị viêm để làm dịu da và hạn chế nhiễm khuẩn.

Dùng thuốc tây điều trị viêm da tiếp xúc ánh sáng

Để làm giảm các triệu chứng tổn thương da, các bác sĩ có thể kê một số thuốc như:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Kem bôi tại chỗ có chứa corticosteroid như Hydrocortisone 1%,  betamethasone, fluocinolon, triamcinolone… có thể làm giảm chứng viêm và ngứa.
  • Thuốc kháng Histamin: Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin… Thường dùng dạng đường uống để giảm hoạt tính của các chất trung gian gây ngứa, kích ứng, đỏ da được giải phóng khi da tiếp xúc ánh sáng.
  • Thuốc giảm đau NSAID: Paracetamol và Ibuprofen thường được sử dụng trong điều trị với mục đích giảm đau, rát, sưng tấy, phù nề.
  • Thuốc uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch Corticoid: Thường được sử dụng trong các trường hợp viêm da nặng hoặc tổn thương lên tới 30% diện tích da. 
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Azathioprine 50 – 150 mg/ngày có thể được sử dụng cho bệnh nhân nhạy cảm nhiều với ánh sáng.
  • Thuốc khác: Vitamin PP, B6, thuốc có caroten, thuốc chống sốt rét tổng hợp…
Cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào
Cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào

Lưu ý, các thuốc điều trị viêm da tiếp xúc ánh sáng có thể gây ra một số phản ứng dị ứng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc sau khi có chẩn đoán và kê đơn từ bác sĩ. Cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn điều trị về thời gian và liều lượng dùng thuốc để tránh những tác dụng nguy hiểm có thể xảy ra.

Liệu pháp PUVA (Giải cảm ánh sáng)

Đây là một phương pháp điều trị quan trọng đối với các trường hợp viêm da tiếp xúc ánh sáng do bất thường trong hệ miễn dịch, có yếu tố bẩm sinh. Cơ chế của phương pháp này là cho bệnh nhân sử dụng thuốc cảm quang Psoralen kết hợp chiếu chùm tia UVA ở bước sóng nhất định. Ban đầu chiếu tia UV liều rất nhẹ (thấp hơn liều sinh vật) sau đó tăng lên từ từ để cơ thể người bệnh tự điều chỉnh các phản ứng tiếp xúc. 

phương pháp giải mẫn cảm ánh sáng có chi phí cao và nhiều ruit ro hơn
phương pháp giải mẫn cảm ánh sáng có chi phí cao và nhiều ruit ro hơn

Biện pháp này cần được thực hiện dưới sự giám sát của các cán bộ y tế để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Bệnh nhân cần được thực hiện các kiểm tra mắt trước khi điều trị và phải đeo kính để bảo vệ mắt khi ra ngoài trong 24 giờ sau khi dùng Psoralen.

Cách phòng bệnh hiệu quả

Viêm da tiếp xúc ánh sáng có thể phòng ngừa hiệu quả nếu người bệnh thay đổi các thói quen xuất và áp dụng một chế độ sinh hoạt phù hợp. Cụ thể:

  • Hạn chế ra ngoài tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Trước khi ra ngoài nên bôi kem chống nắng để hạn chế ảnh hưởng của tia UVA. Nên lựa chọn các loại kem chống nắng có thành phần lành tính và có chỉ số SPF > 30.
  • Trong thời gian sử dụng các thuốc có tính chất làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể như thuốc kháng sinh, chống ung thư, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm… nên hạn chế ra ngoài hoặc tiếp xúc với các nguồn tia khác.
  • Thực hiện các biện pháp che chắn khi ra ngoài như dùng mũ, nón, áo chống nắng, áo dài tay để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của ánh sáng với làn da của bạn.
  • Cân nhắc khi lựa chọn các sản phẩm mỹ phẩm, nước hoa,… Với những người có cơ địa nhạy cảm nên sử dụng các loại mỹ phẩm có thành phần tự nhiên, lành tính, không chứa hương liệu hoặc chất bảo quản dễ kích ứng da. Với những người có tiền sử nhạy cảm với ánh sáng, không nên lựa chọn các sản phẩm chứa hóa chất thực vật.
  • Không nên thực hiện các thiết bị tắm trắng da khi chưa được sự cho phép của bác sĩ điều trị.
  • Tắm rửa mỗi ngày sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất tẩy rửa, xà phòng các loại
  • Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, có lợi cho làn da của bạn.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, chè đặc… vì có thể làm bùng phát đợt bệnh mới.
  • Đi khám ngay khi làn da xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Viêm da tiếp xúc ánh sáng nhìn chung là một dạng tổn thương da lành tính, không quá nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy các biện pháp điều trị có thể cải thiện và phục hồi làn da bị tổn thương do các nguồn tia sáng nhưng về bản chất căn bệnh này rất dễ tái phát. Do vậy, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và phòng ngừa hợp lý để làm giảm thiểu tối đa các nguy cơ bùng phát bệnh về sau.

5/5 - (3 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?