Viêm Da Tiếp Xúc Có Để Lại Sẹo Không? Cách Ngừa Sẹo Hiệu Quả

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không phụ thuốc rất nhiều vào cơ địa và quá trình chăm sóc, điều trị của người bệnh. Mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe những sẹo thâm sẽ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến người bệnh tự ti, lâu dần gây trầm cảm. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các yếu tố quyết định tới việc viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không và hướng dẫn cách giảm thâm, ngừa sẹo hiệu quả cho người bệnh.

Bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng dị ứng da phổ biến, gây ra bởi các tác nhân kích thích hoặc chất gây dị ứng bên ngoài. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân này, làn da sẽ trở nên ngứa ngáy, ứng đỏ, kích ứng, thậm chí bỏng rát. Viêm da tiếp xúc có thể ảnh hưởng tới những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất dị ứng hoặc những người có cơ địa dị ứng. Ở những đối tượng này, các tổn thương da có thể không khu trú tại nơi tiếp xúc mà còn lan rộng ra những vùng da không tiếp xúc, thậm chí toàn thân.

Về mặt bản chất, viêm da tiếp xúc là một dạng viêm da lành tính, ít ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng có thể gây ra sự mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Một trong những vấn đề mà hầu hết bệnh nhân đều quan tâm là viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Nếu có thì có cách nào để giải quyết vấn đề này không?

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh
Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh

Trả lời vấn đề này, các chuyên gia da liễu cho rằng, bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cụ thể là:

  • Cơ địa người bệnh: Cơ địa và đặc tính da là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục các vùng da bị tổn thương. Ở một số người có cơ địa tốt, các tổn thương da có thể tự khỏi, hồi phục hoàn toàn mà không để lại bất kỳ di chứng gì. Tuy nhiên, một số người có làn da nhạy cảm, dân gian gọi là da độc, da có thể chậm lành và có nguy cơ cao để lại sẹo thâm, sẹo rỗ, sẹo lồi hơn.
  • Vùng da bị ảnh hưởng: Mức độ tổn thương và vị trí tổn thương da cũng là một yếu tố quan trọng quyết định việc viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không. Theo sinh lý, đặc tính và cấu trúc của các vị trí da trên cơ thể là không đồng đều. Theo đó, vùng da mặt, bẹn, cổ thường nhạy cảm hơn so với vùng da ở các vị trí tay, chân, bụng, đùi… Do đó, nếu bị viêm da tiếp xúc ở những vùng da nhạy cảm này, người bệnh có nguy cơ bị sẹo cao hơn những vùng da khác.
  • Tác nhân gây bệnh: Mức độ tổn thương da và khả năng hình thành vết thâm, sẹo còn phụ thuộc vào tác nhân tiếp xúc. Nếu viêm da tiếp xúc do các tác nhân thông thường ánh sáng, ma sát, xà phòng… thì các tổn thương da có thể ở mức độ nhẹ và ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, nếu tác nhân là hóa chất, nọc độc côn trùng, mỹ phẩm độc hại…. làn da của bạn có thể bị tổn thương nặng và dễ hình thành sẹo hơn.
  • Cách chăm sóc và điều trị: Vệ sinh, chăm sóc và điều trị da sau tổn thương đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tới việc viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không. Các chuyên gia cho rằng, nếu được chăm sóc, vệ sinh đúng cách, làn da sẽ nhanh chóng được phục hồi và hạn chế tối đa mức độ thâm sẹo. Ngược lại, nếu người bệnh chủ quan trong điều trị, làm da có thể bị nhiễm trùng, trở nên ngứa ngáy, khó hồi phục và dễ hình thành sẹo.

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động. Ngoại trừ căn nguyên đến từ cơ địa, người bệnh hoàn toàn có thể ngừa thâm sẹo do viêm da bằng cách chủ động chăm sóc và điều trị bệnh từ sớm bằng các phương pháp phù hợp. 

Các phương pháp giảm thâm, ngừa sẹo do viêm da tiếp xúc

Sẹo thâm tuy không gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nhưng có thể gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, đặc biệt là khi nó hình thành trên các vùng da hở như mặt. Để ngăn ngừa sẹo hình thành, người bệnh viêm da tiếp xúc có thể thực hiện một số biện pháp cải thiện dưới đây:

1. Phát hiện bệnh sớm và chủ động điều trị khoa học

Việc phát hiện và điều trị viêm da tiếp xúc từ giai đoạn sớm có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình hồi phục của da. Khi mức độ và diện tích tổn thương chưa lớn, các biện pháp điều trị khoa học sẽ giúp kiểm soát, cải thiện mức độ tổn thương và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo hiệu quả.

Ngoài ra, việc điều trị sớm còn giúp người bệnh tránh khỏi nguy cơ viêm da tiếp xúc bội nhiễm. Đây là một tình trạng tổn thương da nặng, phức tạp do vi khuẩn, virus gây nên. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh không chỉ làm tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Phát hiện sớm và chủ động điều trị khoa học sẽ giúp cải thiện da và ngừa sẹo hiệu quả
Phát hiện sớm và chủ động điều trị khoa học sẽ giúp cải thiện da và ngừa sẹo hiệu quả

Một số biện pháp điều trị viêm da tiếp xúc khoa học người bệnh có thể tham khảo:

  • Với những trường hợp viêm da tiếp xúc do mủ thực vật, hóa chất, mỹ phẩm, nọc độc côn trùng, người bệnh nên tiến hành làm sạch da đầu tiên. Đây là bước quan trọng nhất để loại bỏ tác nhân gây bệnh, hạn chế tổn thương lan rộng hoặc trầm trọng hơn.
  • Với những tổn thương dạng phỏng rát nhưng bỏng, người bệnh có thể tiến hành chườm lạnh, áp lạnh với nước muối sinh lý, nước lạnh, Natri bicarbonate để vừa sát khuẩn, chống nhiễm trùng, vừa cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh.
  • Trong thời gian viêm da hình thành mụn nước và tiết dịch, người bệnh có thể sử dụng các dung dịch làm dịu da và sát trùng nhẹ như hồ nước, dung dịch Jarish, kẽm oxyd…
  • Ở giai đoạn mụn nước khô, đóng vảy tiết, người bệnh có thể sử dụng corticoid bôi hoặc các thuốc bôi tại chỗ chứa thành phần chống viêm, chống nhiễm trùng, ức chế miễn dịch để cải thiện các tổn thương da và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
  • Kết hợp sử dụng thuốc uống như thuốc kháng Histamin, kháng sinh, thuốc chống viêm chứa corticoid… trong các trường hợp tổn thương trên dịch tích rộng (>30% diện tích da) hoặc tổn thương ở mức độ nặng. 

Tuy nhiên, việc chữa trị viêm da tiếp xúc bằng thuốc tây y chỉ giúp xử lý các triệu chứng và người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Nếu người bệnh muốn một giải pháp điều trị bệnh tận gốc và đạt được hiệu quả bền lâu thì có thể tham khảo thuốc đông y. 

2. Viêm da tiếp xúc không để lại sẹo nếu chăm sóc da đúng cách

Chăm sóc da đúng cách có thể làm tăng tốc độ hồi phục da, giúp da khôi phục trạng thái ban đầu, giảm nguy cơ hình thành sẹo. Do vậy, song song với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp chăm sóc dưới đây:

  • Tránh chà xát, cào gãi làm tổn thương làn da đang bị viêm. Điều này có thể khiến các tổn thương da lan rộng, lở loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây bội nhiễm. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất hình thành sẹo và vết thâm.
  • Vệ sinh da thường xuyên với các dung dịch có tính sát khuẩn nhẹ như nước muối sinh lý.
  • Với các tổn thương khô, chưa tiết dịch, người bệnh nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để thoa lên da mỗi ngày. Cách làm này vừa giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, vừa hạn chế nguy cơ hình thành sẹo và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Cào gãi, chà xát lên da có thể làm tăng các nguy cơ hình thành sẹo
Cào gãi, chà xát lên da có thể làm tăng các nguy cơ hình thành sẹo
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Trong trường hợp cần di chuyển ngoài trời, bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF > 30 để bảo vệ da và thực hiện các biện pháp che chắn như mũ, áo chống nắng…
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, hóa chất, xà phòng, lông động vật, côn trùng….
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại thực phẩm có lợi cho làn da của bạn. Tránh những thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…

3. Sử dụng các mặt nạ thiên nhiên ngừa thâm sẹo do viêm da tiếp xúc

Một số công thức từ thiên nhiên có thể giúp ngăn ngừa quá trình hình thành sẹo, đồng thời thúc đẩy làn da phục hồi tốt hơn. Người bệnh có thể tham khảo các loại mặt nạ dưới đây:

  • Công thức ngừa sẹo từ nghệ và sữa chua: Trộn ½ thìa bột nghệ với 2 thìa sữa chua. Làm sạch da, lau khô và thoa hỗn hợp này lên da, giữ nguyên trong khoảng 15 phút. Rửa lại bằng nước sạch và thoa kem dưỡng ẩm nếu cần.
  • Mặt nạ từ bột yến mạch và sữa tươi: Trộn 1 thìa bột yến mạch với 2 thìa sữa tươi không đường. Thoa trực tiếp hỗn hợp này lên làn da đã được làm sạch, để trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và lau khô, dưỡng ẩm nếu cần.
  • Sử dụng dầu dừa: Làm sạch da sau đó massage nhẹ nhàng vùng da cần điều trị với một ít dầu dừa. Sau 10 phút, rửa lại bằng nước ấm và lau khô da.
Một số loại mặt nạ tự nhiên có thể phục hồi làn da và cải thiện tình trạng thâm sẹo hiệu quả
Một số loại mặt nạ tự nhiên có thể phục hồi làn da và cải thiện tình trạng thâm sẹo hiệu quả

Các công thức tự nhiên có độ an toàn và lành tính cao. Tuy nhiên, người bệnh cần nhớ lựa chọn nguyên liệu sạch, quy trình thực hiện đảm bảo sạch sẽ để tránh gây nhiễm khuẩn da. Hiệu quả của những công thức này khá chậm, phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Do vậy, người bệnh nên kiên trì thực hiện trong một thời gian nhất định mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là cách chăm sóc và điều trị của người bệnh. Nếu không được xử lý đúng cách, các tổn thương da hoàn toàn có thể để lại sẹo thâm vĩnh viễn. Do vậy, người bệnh nên tìm hiểu các kiến thức cơ bản, chủ động chăm sóc và điều trị khoa học để giúp làn da nhanh chóng hồi phục và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo.

4.7/5 - (3 bình chọn)

TIN HỮU ÍCH

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Top 10 cách chữa viêm âm đạo bằng thuốc nam dứt điểm, hiệu quả

Huyết trắng là gì? Những dấu hiệu bất thường và hướng xử lý kịp thời

Viêm xoang khi mang thai nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bệnh Viêm Xoang: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Chữa viêm xoang cho bà bầu an toàn KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Viêm Xoang Mãn Tính Là Gì: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

TOP 10 thuốc xịt viêm xoang tốt được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

16 Cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả nên sử dụng ngay

11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Viêm Da Cơ Địa Ở Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?