Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì? Các chuyên gia y tế nhận định rằng, muốn điều trị bệnh xương khớp hiệu quả phải kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Vậy, người bệnh bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng khem và lưu ý điều gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Thoái hóa cột sống là tình trạng suy yếu chức năng và hạn chế khả năng vận động của cột sống – bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống khung xương ở cơ thể người. Đây là bệnh phổ biến ở đối tượng trung niên và người cao tuổi do nguyên nhân lão hóa kết hợp với một số yếu tố nguy cơ khác.

Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống, chế độ dinh dưỡng cũng là vấn đề người bệnh cần quan tâm. Thực tế, theo các bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn tác động không nhỏ đến hiệu quả điều trị bệnh. Do đó, cần chú ý một số nhóm thực phẩm có tác động đến tình trạng thoái hóa này.

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì hỗ trợ điều trị bệnh?

Ăn uống thiếu chất, không đảm bảo dinh dưỡng cũng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống diễn tiến nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần chú ý bổ sung một số nhóm thực phẩm sau đây vào bữa ăn hàng ngày:

Nhóm thực phẩm giàu omega 3

Một trong những cái tên đầu tiên được liệt kê trong danh sách “Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?” là nhóm thực phẩm giàu omega 3. Đây là một dạng chất béo không bão hòa, có tác dụng kháng viêm tại vị trí thoái hóa và ngăn ngừa thoái hóa lây lan sang các vị trí xung quanh.

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì? Thực phẩm giàu omega 3
Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì? Thực phẩm giàu omega 3

Các nhóm thực phẩm giàu omega 3 nên bổ sung vào thực đơn (tần suất 2 lần/tuần) cụ thể như sau:

  • Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá bơn, cá trích, cá cơm,…
  • Trứng, trứng cá muối
  • Dầu gan cá
  • Hàu
  • Rau chân vịt

Người bệnh có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các loại thực phẩm này với nhau trong bữa ăn. Chế biến đơn giản, nêm nếm vừa ăn giữ để giữ trọn hương vị tự nhiên của món ăn. 

Nhóm thực phẩm giàu canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo và duy trì sức khỏe xương khớp nói chung. Do đó, dù có bệnh về xương khớp hay không, người bệnh vẫn cần bổ sung thực phẩm giàu canxi vào thực đơn hàng ngày. 

Trong nhóm các thực phẩm giàu canxi, sữa và các chế phẩm từ sữa là thứ phổ biến và dễ ăn nhất. Nếu được sử dụng đúng cách, còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Với người bị thoái hóa cột sống, kiểm soát cân nặng ở mức ổn định là biện pháp hỗ trợ điều trị tốt.

Tỏi, gừng – loại gia vị tốt cho bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Ngoài các nhóm thực phẩm chính, gia vị như tỏi, gừng cũng được coi là giải pháp cho vấn đề “Thoái hóa cột sống thắt lưng ăn gì tốt?”. Các gia vị này đều có khả năng kháng viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh lý tại xương khớp rất hiệu quả. Có thể sử dụng như gia vị trong bữa ăn hoặc chế biến thành trà nóng uống mỗi ngày.

Cụ thể, khi nói về công dụng của tỏi và gừng trong điều trị xương khớp, người ta phải nhắc đến:

  • Tỏi: Hoạt chất sulphur trong tỏi có tác dụng cải thiện cơn đau xương khớp, mỏi vai gáy hiệu quả. Đồng thời, hoạt chất disulfide trong tỏi có khả năng ức chế sản xuất chất phân hủy lớp sụn khớp. Ngoài ra, còn có thành phần Allicin – khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt với ổ viêm nhiễm xương khớp (nếu có).
  • Gừng: Trong gừng có thành phần hoạt chất chính là prostaglandin – chất kháng viêm, giảm đau hiệu quả cơn đau nhức xương khớp. Đồng thời, dùng gừng với liều lượng vừa đủ có hỗ trợ khả năng lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là tới vị trí thoái hóa cột sống.

Rau củ, hoa quả tươi

Các loại rau củ quả nói chung đều cần thiết trong thực đơn hàng ngày dù có bệnh lý về xương khớp hay không. Rau củ và hoa quả đều chứa một lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất lớn, cần thiết cho việc điều trị các bệnh lý xương khớp.

Rau củ quả là nhóm thực phẩm cần thêm vào thực đơn của người bệnh xương khớp
Rau củ quả là nhóm thực phẩm cần thêm vào thực đơn của người bệnh xương khớp

Một số loại rau củ quả nên bổ sung vào thực đơn như sau:

  • Cà rốt: Nhóm vitamin A,E có tác dụng bảo vệ sụn khớp rất tốt. Do đó, người bệnh bị thoái hóa cột sống nên bổ sung lại củ này dưới dạng món ăn hoặc ép lấy nước uống.
  • Nấm: Trong nấm chứa một lượng vitamin D2 dồi dào – loại vitamin cần thiết cho quá trình tổng hợp canxi, cải thiện viêm đau khớp, tê bì tay chân ở người bệnh bị thoái hóa cột sống. 
  • Súp lơ xanh: Loại rau này chứa một lượng vitamin D, A, C và các khoáng chất cần thiết khác. Điều đó rất tốt trong bảo vệ và tái tạo tế bào xương, sụn khớp.

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì? Các chế phẩm từ đậu nành

“Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?” – đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành cũng là một gợi ý cho người bệnh. Trong thực phẩm này chứa một lượng chất xơ và omega-3 dồi dào có tác dụng kháng viêm, tái tạo sức khỏe xương khớp rất tốt. Người bệnh nên sử dụng đậu nành hoặc các chế phẩm như đậu phụ, sữa đậu nành,… hàng ngày.

Bổ sung đậu nành và các chế phẩm từ dậu nành trong thực đơn hàng ngày
Bổ sung đậu nành và các chế phẩm từ dậu nành trong thực đơn hàng ngày

Thoái hóa cột sống thắt lưng phải kiêng gì?

Bên cạnh vấn đề “Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?”, người bệnh cũng cần chú ý đến nhóm thực phẩm cần kiêng để điều trị hiệu quả nhanh nhất. Cụ thể, trong chế độ ăn của mình, cần lưu ý một số “khắc tinh” của bệnh xương khớp như sau:

Đường và đồ ngọt

Nhiều người có thói quen ăn ngọt và bổ sung đường vào bất kỳ món ăn nào. Tuy nhiên, với người bệnh thoái hóa cột sống, cần hạn chế tối đa và kiêng sử dụng đường trong ăn uống. Bởi đường và đồ ngọt nói chung có khả năng tăng sản sinh cytokine – kích hoạt phản ứng viêm tại vị trí thoái hóa cột sống. 

Kiêng ăn đường và đồ ngọt để điều trị bệnh hiệu quả
Kiêng ăn đường và đồ ngọt để điều trị bệnh hiệu quả

Đồng thời, ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Mà đây lại là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây thoái hóa cột sống. Do đó, trong chế biến món ăn, nên hạn chế sử dụng đường hoặc thay thế bằng các chất tạo ngọt tự nhiên khác như mật ong, siro thực vật,…

Món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ

“Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì, kiêng gì?” – Món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ cũng cần hạn chế tối đa, kể cả khi không mắc bệnh. Khi ăn quá nhiều dầu mỡ, lượng cholesterol cản trở sự lưu thông máu trong cơ thể đến vị trí thoái hóa, gây đau nhức dữ dội. Đồng thời, tỷ lệ omega 3 và omega 6 trong cơ thể cũng trở nên mất cân bằng và khiến viêm nhiễm nặng hơn, xương khớp càng suy yếu.

[pr_middle_post]

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì, kiêng gì? Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như bò, thịt lợn,… có rất nhiều protein – 1 trong những hoạt chất rất tốt và quan trọng với cơ thể. Tuy nhiên, với người bệnh bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên hạn chế các loại thịt đỏ (ví dụ như thịt cừu, thịt dê, thịt lợn, thịt bò,…). Bởi, nó có thể gây một số ảnh hưởng không tốt đến xương khớp, dẫn đến viêm, sưng, đau nhức khớp.

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì, kiêng gì?Hạn chế ăn các loại thịt đỏ
Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì, kiêng gì?Hạn chế ăn các loại thịt đỏ

Đồ ăn chế biến sẵn

Trong đồ ăn chế biến sẵn luôn chứa một lượng dầu mỡ lớn và gia vị nêm nếm không đảm bảo. Do đó, việc ăn quá nhiều nhóm thực phẩm này không tốt cho xương khớp và sức khỏe nói chung.

Thói quen ăn đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn này cũng là nguyên nhân khiến các bệnh lý xương khớp có xu hướng trẻ hóa. Các thực phẩm này có thể gây tích tụ độc tố trong cơ thể, ngăn cản lưu thông máu và tăng đau nhức, đau mỏi vai gáy.

Đồ ăn mặn

Muối cũng là một “khắc tinh” đối với các bệnh lý về xương khớp và cụ thể với sự hấp thụ canxi. Khi lượng muối được đưa vào cơ thể gia tăng, cơ thể đào thải không kịp sẽ gây cản trở hấp thu canxi từ các nhóm thực phẩm khác.

Tình trạng này lâu ngày khiến cho xương khớp trở nên suy yếu, thiếu canxi, dễ bị tổn thương và khó hồi phục.

Kiêng ăn bánh mì trắng

Ít người biết rằng, bánh mì trắng hoặc các món ăn được chế biến từ bột mì trắng cũng cần được hạn chế trong bữa ăn hàng ngày. Do thành phần hoạt chất carbohydrate trong bột mì có khả năng kích ứng các phản ứng gây viêm, khiến cơn đau nhức bùng phát dữ dội.

Kiêng ăn bánh mì trắng để hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
Kiêng ăn bánh mì trắng để hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Đổi lại người bệnh có thể chọn ăn bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì nguyên cám sẽ tốt nhất cho sức khỏe.

Rượu bia, chất kích thích

Đồ uống có cồn (rượu bia), thuốc lá hoặc đồ uống chứa caffein nên hạn chế nếu người bệnh bị thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp. Khi sử dụng quá nhiều, nồng độ purin trong cơ thể cũng tăng, gây kích ứng các vị trí viêm nhiễm tại cột sống.

Đồng thời, rượu bia và chất kích thích nói chung không tốt cho sức khỏe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây các bệnh lý khác. 

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì để chữa trị hiệu quả nhất?”. Người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?