Thấp khớp: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và giảm đau

Thấp khớp là một bệnh lý xuất hiện khá phổ biến hiện nay, không giới hạn giới tính, độ tuổi. Khi xuất hiện, bệnh gây nên cảm giác đau nhức, cứng khớp, đặc biệt khi thời tiết lạnh và sau khi ngủ dậy. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ra các triệu chứng nguy hiểm như biến chứng tim, phổi, khớp.

Thấp khớp là gì? Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Thấp khớp còn được gọi với tên khác là viêm thấp khớp. Đây là một căn bệnh tác động và làm ảnh hưởng đến cơ bắp và hệ thống xương khớp. Bệnh có liên quan mật thiết đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể người. 

Bệnh sẽ xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn dẫn đến hiện tượng tấn công và chống lại các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Thấp khớp là bệnh lý gây đau nhức khó chịu cho người bệnh
Thấp khớp là bệnh lý gây đau nhức khó chịu cho người bệnh

Hiện nay, đa số người sử dụng từ thấp khớp để chỉ tình trạng viêm khớp dạng thấp. Ở một số đất nước khác, người ta sử dụng thấp khớp để chỉ hội chứng đau cơ xơ hóa. 

Bệnh thấp khớp được chia thành hai loại như sau: 

  • Thấp khớp không liên quan đến khớp: Đây là bệnh có thể tác động làm ảnh hưởng đến các mô mềm và cơ trong cơ thể. 
  • Thấp khớp liên quan đến khớp: Mắc một số bệnh như viêm đốt sống, lupus ban đỏ, bệnh viêm khớp dạng thấp… 

Ngoài ra, bệnh có thể được chia thành hai dạng:

  • Thấp khớp mãn tính: Bệnh xảy ra phổ biến ở phụ nữ có độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Bệnh gây ra tình trạng đau, cứng khớp và những cơn đau xuất hiện kéo dài.
  • Thấp khớp cấp: Bệnh xuất hiện khi cơ thể, vùng hầu họng bị liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A xâm nhập. Đây là căn bệnh toàn thân và khiến nhiều cơ quan trong cơ thể bị tổn thương như thận, tim, hệ thống thần kinh… Trong đó, khớp xương là bộ phận bị tổn thương nhiều nhất. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. 

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Bệnh thấp khớp có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn, nhiễm trùng cấu trúc cơ xương hoặc tuổi già có thể khiến bệnh hình thành và phát triển. Tình trạng này sẽ gây phá hủy xương, phá hủy sụn trong khớp và dẫn đến viêm màng bao hoạt dịch. 

Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa xương khớp vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chính khiến bệnh khởi phát. Mặc dù vài nghiên cứu cho thấy bệnh có thể liên quan đến yếu tố gen di truyền. 

Tuy nhiên, gen không trực tiếp gây ra bệnh thấp khớp. Yếu tố này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương khi bạn tiếp xúc với một số tác nhân từ môi trường như virus và vi khuẩn. 

Ngoài ra, dưới đây là một số yếu tố dưới đây có thể tác động và tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Tuổi tác: Những người có độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất. 
  • Giới tính: Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh sẽ cao hơn nhiều so với nam giới.
  • Tiền sử gia đình: Nếu có cha mẹ hoặc chị em trong gia đình mắc bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
  • Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 
  • Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân béo phì sẽ dễ bị nhiễm bệnh do xương khớp phải chịu nhiều tác động từ trọng lượng của cơ thể.
  • Môi trường gây hại: Những người làm việc tiếp xúc nhiều với môi trường gây hại, khói bụi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. 

Thấp khớp triệu chứng là gì?

Khi mắc bệnh thấp khớp, một số những biểu hiện dưới đây sẽ làm người bệnh cảm thấy khó chịu:

  • Khớp có hiện tượng bị sưng nóng và bị yếu.
  • Xuất hiện hiện tượng căng cứng khớp. Triệu chứng này sẽ trầm trọng hơn sau khi bạn vận động hoặc sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Cứng khớp có thể kéo dài từ 1 – 2 tiếng, trong nhiều trường hợp có thể kéo dài cả ngày. 
  • Các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt, giảm cân.
  • Biến dạng khớp sẽ xuất hiện khi bệnh nhân không có các biện pháp can thiệp kịp thời. 

Ở thời gian đầu, bệnh sẽ xuất hiện và chỉ ảnh hưởng đến các khớp nhỏ như khớp bàn chân, khớp bàn tay, khớp ngón tay. Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến những khớp lớn khớp vai, khớp hông, khớp khuỷu tay… Hầu hết triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện ở cả hai bên cơ thể. 

Ngoài ra, thấp khớp còn tác động và làm ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận khác trong cơ thể như tim, phổi, mắt, thận, hệ thần kinh. 

Bệnh thấp khớp có nguy hiểm không?

Thấp khớp là một bệnh lý viêm khớp rất khó để điều trị khỏi. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh có thể làm giảm tuổi thọ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng về mắt: Bệnh làm tăng nguy cơ khô mắt, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến mù lòa. 
  • Bệnh về phổi: Thấp khớp làm tăng nguy cơ hình thành sẹo phổi, làm tắc nghẽn các đường khí nhỏ, tăng huyết áp trong phổi và viêm lớp niêm mạc phổi.
  • Bệnh về tim mạch: Bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn 50% so với những người bình thường.
Thấp khớp còn gây ra một số biến chứng về tim mạch, phổi, hệ thần kinh
Thấp khớp còn gây ra một số biến chứng về tim mạch, phổi, hệ thần kinh
  • Tổn thương thần kinh: Đối với những người bị thấp khớp, triệu chứng đau cổ hoặc các vấn đề về thăng bằng là những biểu hiện cảnh báo bạn bị tổn thương về thần kinh. 
  • Viêm mạch máu: Bệnh sẽ khiến các mạch máu bị thu hẹp lại hoặc giảm kích thước, đồng thời ngăn chặn sự lưu thông của dòng máu. 

Ngoài ra, nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây tình trạng loãng xương, hẹp khe dính, biến dạng khớp và có thể gây tàn phế suốt đời. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị khi phát hiện triệu chứng của bệnh thấp khớp. 

Các cách giảm đau và điều trị bệnh thấp khớp

Hiện nay, chưa có một biện pháp nào khiến bệnh thấp khớp bị loại bỏ hoàn toàn. Những biện pháp điều trị dưới đây chỉ làm giảm những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của những biến chứng. 

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây y

Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh, mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng những loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh thấp khớp. Thuốc này có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng sưng và viêm khớp. Tuy nhiên, bệnh nhân không được lạm dụng vì thuốc sẽ gây ra một số vấn đề về bệnh tim mạch, phá hủy gan, thận. 
  • Thuốc kháng viêm có steroid: Một số loại thuốc kháng viêm có steroid như Prednisone có khả năng làm giảm đau và kháng viêm rất tốt. Bên cạnh đó, thuốc còn làm chậm, ức chế quá trình phá hủy sụn khớp. 
  • Thuốc chống thấp khớp: Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm cũng như ức chế phá hủy các mô và sụn khớp, giúp mô và khớp được bảo vệ. Tuy nhiên, thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng như ức chế tủy xương, tổn thương gan thận, nhiễm trùng phổi. 
  • Tác nhân sinh học: Những thuốc mang tác dụng kích thích phản ứng sinh học cụ thể như DMARD sinh học thường phát huy công dụng điều trị cao hơn khi sử dụng đồng thời với các thuốc DMARD không sinh học như Methotrexate.

Các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh thấp khớp có khả năng kích thích tình trạng viêm và tác động vào hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, một số loại thuốc còn khiến bạn có nguy cơ mắc phải bệnh nhiễm trùng. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ yêu cầu và hạn chế lạm dụng thuốc. 

Đông y chữa bệnh thấp khớp

Theo quan niệm Đông y, bệnh thấp khớp thuộc phạm vi chứng tý xảy ra do gen di truyền hoặc do nhiễm phong hàn, khí huyết bất thông và lao động quá độ. Bệnh gây ra các triệu chứng như đau nhức dai dẳng, mệt mỏi và rất khó khăn khi đi lại, cử động.

Các bài thuốc Đông y sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác đau nhức, mệt mỏi đồng thời lưu thông khí huyết và bồi bổ can thận. 

  • Bài thuốc số 1: Cam thảo 5g, đảng sâm 15g, độc hoạt và phòng phong mỗi vị thuốc 9g, xuyên khung và đỗ trọng mỗi vị thuốc 10g, nhục quế (cho sau) và tế tân mỗi vị thuốc 30g, bạch linh, tần giao, thục địa, bạch thược, tang ký sinh và đương quy mỗi vị thuốc 12g.
  • Bài thuốc số 2: Khương hoạt, phòng phong và tần giao mỗi vị thuốc 12g, hạnh nhân và bạch linh mỗi vị thuốc 10g, quế chi 8g, đương quy 16g, sinh khương (gừng tươi) 3 – 5 lát, cam thảo 4g, cát căn 20g.
Thuốc Đông y giúp lưu thông khí huyết và giảm đau nhức
Thuốc Đông y giúp lưu thông khí huyết và giảm đau nhức

Tất cả các dược liệu mang đi rửa sạch rồi cho vào ấm đun kỹ với nước. Sau đó, bạn chắt lấy nước uống mỗi ngày một thang thuốc. Thuốc Đông y thường cho kết quả chậm hơn Tây y nên người bệnh phải kiên trì uống thuốc trong một thời gian dài. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Chữa bệnh tại nhà bằng các thảo dược thiên nhiên cũng được nhiều người bệnh lựa chọn an toàn, lành tính và ít tốn kém chi phí. Hiện nay, dân gian lưu truyền một số bài thuốc chữa thấp khớp mà bạn có thể áp dụng tại nhà như:

Chữa thấp khớp bằng rượu tỏi

Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu về lợi ích của tỏi đối với sức khỏe con người. Đối với người bị thấp khớp, tỏi cung cấp nhiều hoạt chất quý giúp hỗ trợ điều trị bệnh như canxi, sắt, allicin, magie… 

Cách thực hiện:

  • Bạn ngâm 1 ký tỏi trong 2 lít rượu trắng 40 – 45 độ. 
  • Đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
  • Bạn ngâm rượu trong thời gian 2 tuần là có thể sử dụng được.
  • Bạn lấy một ít rượu tỏi thoa vào khu vực bị viêm rồi nhẹ nhàng massage để rượu thấm vào bên trong. 
  • Mỗi ngày bạn xoa bóp từ 2 – 3 lần để giảm đau và cải thiện tình trạng sưng viêm. 

[pr_middle_post]

Xoa bóp rượu gừng chữa bệnh

Gừng được biết đến là một trong những vị thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp. Gừng chứa nhiều hợp chất có tác dụng trị liệu cao, lưu thông máu và tăng cường khả năng vận động của xương khớp. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 3 – 4 củ gừng, rửa sạch để ráo rồi cho vào chai. 
  • Sau đó, cho vào chai một lượng rượu vừa đủ rồi ngâm khoảng 10 – 15 ngày.
  • Mỗi lần sử dụng, bạn lấy ra một ít rượu gừng xoa bóp ở vùng khớp bị đau. 

Mẹo dân gian chữa thấp khớp tại nhà chỉ có tác dụng chữa bệnh ở mức độ nhẹ hoặc hỗ trợ điều trị bệnh. Các bài thuốc không thể điều trị bệnh tận gốc do đó người bệnh không nên lạm dụng thuốc. 

Vật lý trị liệu điều trị bệnh thấp khớp

Người bệnh cần kết hợp việc sử dụng thuốc với phương pháp vật lý trị liệu. Điều này sẽ giúp các khớp hồi phục nhanh hơn. Bên cạnh đó, liệu pháp vật lý trị liệu còn giúp tăng độ linh hoạt và dẻo dai cho xương khớp. Đồng thời giúp giảm đau, sưng viêm, co cứng và cải thiện khả năng vận động. 

Một số những liệu pháp vật lý trị liệu mà bạn có thể thực hiện như:

  • Chườm nóng, lạnh: Đây là hai biện pháp trị liệu giảm đau khá an toàn và hiệu quả. Khi áp dụng cách này, các cơ khớp sẽ được kích thích và thư giãn. Chườm lạnh sẽ giúp khớp giảm co thắt và làm dịu triệu chứng đau nhức. Chườm nóng sẽ giúp bạn kích thích quá trình lưu thông máu đến các cơ xương khớp, giúp thư giãn và giảm đau. 
  • Vận động trị liệu: Người bệnh có thể thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng với sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, để tránh các bài tập thể dục khiến bạn đau đớn, bạn có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ. 
  • Massage, xoa bóp: Kỹ thuật xoa bóp, massage tại các khớp sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh đồng thời kích thích tuần hoàn máu đi nuôi các khớp bị tổn thương. 

Phẫu thuật

Khi những phương pháp điều trị vật lý trị liệu và sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả cao hoặc bệnh thấp khớp đang chuyển biến ở giai đoạn nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu cầu phẫu thuật. 

Mục đích của phương pháp phẫu thuật là giúp người bệnh phục hồi lại chức năng xương khớp, đồng thời cải thiện tổn thương và sửa chữa các khớp bị phá hủy. 

Phẫu thuật giúp cải thiện tình trạng đau nhức và phục hồi tổn thương xương khớp
Phẫu thuật giúp cải thiện tình trạng đau nhức và phục hồi tổn thương xương khớp

Dựa vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một trong số những phương pháp phẫu thuật sau:

  • Làm chảy khớp: Kỹ thuật này sẽ giúp làm chảy các khớp và định hình lại các khớp.
  • Thay thế khớp: Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn những khớp bị tổn thương nặng và không có khả năng hồi phục như cũ. Bác sĩ sẽ thay thế khớp cũ bởi những khớp giả bằng nhựa hoặc kim loại.
  • Sửa chữa dây chằng: Bác sĩ tiến hành thăm khám và sửa chữa lại những tổn thương ở dây chằng giúp hồi phục chức năng xương khớp. 

Bệnh thấp khớp nên ăn gì, kiêng gì?

Việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học góp phần làm giảm tình trạng đau nhức và nâng cao khả năng điều trị bệnh. Theo đó, bệnh nhân nên bổ sung một số loại thực phẩm tốt dưới đây:

  • Rau xanh: Các loại rau xanh nên có trong thực đơn hàng ngày của người bị thấp khớp là bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau bina… Rau xanh có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, vitamin C và các khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và làm chậm quá trình tổn thương xương khớp.
  • Các loại cá: Các loại cá nên được ưu tiên sử dụng như cá hồi, cá cơm, cá ngừ… Trong cá chứa nhiều omega 3 giúp giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra, vitamin D có trong cá giúp thúc đẩy quá trình hấp thu canxi, hỗ trợ phục hồi xương khớp. 
  • Các loại quả mọng: Các loại quả này chứa một hàm lượng lớn vitamin, chất chống oxy hóa và các loại kháng chất chống sưng, viêm. Một số quả mọng nước tốt cho sức khỏe như việt quất, dâu tây, nho, mâm xôi… 

Bệnh thấp khớp kiêng ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên kiêng cử:

  • Thức ăn chế biến sẵn có nhiều dầu mỡ như xúc xích, gà rán, lạp xưởng…
  • Các loại thịt đỏ dễ gây ra bệnh gout như thịt trâu, thịt bò…
  • Các loại bánh ngọt, đồ ngọt, bánh kem.
  • Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có ga

Phòng ngừa bệnh thấp khớp như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh thấp khớp, người bạn nên biết cách chăm sóc bản thân đúng cách với những lời khuyên từ chuyên gia dưới đây:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn và có thời gian làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày với những bài tập vừa sức, lựa chọn những bài tập tốt cho cơ xương khớp
  • Xây dựng thói quen đi, đứng, nằm, ngồi đúng tư thế.
  • Hạn chế khuân vác vật nặng, nâng đồ vật lên đột ngột làm ảnh hưởng đến các khớp.
  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ như uống thuốc đúng liều lượng, tránh lạm dụng thuốc và tái khám đúng hẹn theo yêu cầu của bác sĩ. 
  • Trong quá trình điều trị, khi xảy ra bất kỳ tác dụng phụ hay triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần thông báo đến bác sĩ để kịp thời xử lý, không để bệnh chuyển biến nguy hiểm. 
  • Ăn uống vừa phải để duy trì một cân nặng hợp lý, hạn chế tăng cân và tạo một áp lực lớn lên khớp. 
Người bệnh nên duy trì thói quen ăn uống hợp lý, tránh tăng cân béo phì
Người bệnh nên duy trì thói quen ăn uống hợp lý, tránh tăng cân béo phì

Khi mắc bệnh thấp khớp, người bệnh không nên quá lo lắng và mệt mỏi. Thay vào đó, bạn nên điều trị kịp thời và xây dựng một lối sống, sinh hoạt điều độ, lành mạnh để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh đồng thời giảm những biến chứng cho cơ thể.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?