Ngứa quanh miệng nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và cách điều trị

Cảm giác ngứa xung quanh miệng khó chịu, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt. Liệu đây có phải là dấu hiệu của một bệnh lý da liễu hay bệnh nội khoa nào đó? Dưới đây là những bệnh lý mà bạn có thể mắc phải khi bị ngứa xung quanh miệng và các xử lý, điều trị phù hợp.

Điều gì khiến bạn bị ngứa quanh miệng?

Ngứa quanh miệng là một dạng kích ứng da, khiến người bệnh có cảm giác ngứa râm ran, châm chích. Tình trạng này có thể chỉ là một phản ứng dị ứng thông thường khi vùng da quanh miệng tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngứa quanh miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh lý nguy hiểm. 

Dưới đây là 7 nguyên nhân thường gặp có thể khiến bạn bị ngứa quanh miệng:

1. Ngứa quanh miệng do zona thần kinh

Hầu hết chúng ta đều sẽ bị thủy đậu 1 lần trong đời, đặc biệt là giai đoạn trẻ nhỏ và thiếu niên. Tác nhân gây thủy đậu là virus thủy đậu, có tên là Varicella. Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, chủng virus này sẽ tồn tại trong cơ thể dù không hoạt động. Ở thời điểm sức đề kháng của cơ thể suy giảm, chủng virus này sẽ hoạt động trở lại và gây bệnh Zona. 

Ngứa quanh miệng do Zona thần kinh thường gặp ở những người trưởng thành
Ngứa quanh miệng do Zona thần kinh thường gặp ở những người trưởng thành

Nhiễm trùng da do bệnh zona thường gây ra cảm giác ngứa và xuất hiện mụn nước. Bệnh có thể gây ảnh hưởng tới bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, thường gặp ở môi và xung quanh miệng. Triệu chứng đầu tiên là ngứa, buồn nôn, sau đó là mệt mỏi toàn thân và đau nhức.

2. Ngứa do bệnh viêm da quanh miệng

Theo các chuyên da, viêm da quanh miệng thường được nhận biết bởi các dấu hiệu như da khô, tróc vảy, phát ban dạng mụn viêm nhỏ kèm theo triệu chứng ngứa và bỏng rát. Trong một số trường hợp, bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào.

Thông thường, các tổn thương dạng ban da chỉ xuất hiện xung quanh miệng. Sau đó, chúng lan dần đến mắt và mũi. Một vài trường hợp, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu viêm da ở quanh bộ phận sinh dục. Các trường hợp này đều không lây nhiễm. 

3. Ngứa do bệnh chàm

Chàm da quanh miệng là tổ hợp những bệnh lý viêm da gây ra bởi các tác nhân bên ngoài, thường khởi phát ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Người bệnh thường gặp dạng viêm da cơ địa ở miệng và quanh miệng hoặc viêm da dị ứng

Khi bị chàm da quanh miệng, bạn có thể xuất hiện những triệu chứng như nổi ban đỏ, da khô, ngứa và xuất hiện mụn nước. Cảm giác ngứa có thể xuất hiện từ âm ỉ tới dữ dội. Một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng da căng nứt, khô cứng, lở loét, chảy dịch… 

Chàm da thường xuất hiện ở những người có bệnh lý cơ địa, dị ứng
Chàm da thường xuất hiện ở những người có bệnh lý cơ địa, dị ứng

Chàm da quanh miệng thường có xu hướng tái phát nhiều lần, khó trị dứt điểm và dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

4. Ngứa xung quanh miệng do bệnh Herpes

Vùng da môi và xung quanh miệng và vị trí quen thuộc của bệnh Herpes. Đây là một dạng viêm da virus, gây ra bởi chủng virus Herpes Simplex (HSV). Sau khi nhiễm loại virus này, vùng da bị tổn thương của người bệnh sẽ có biểu hiện khô ngứa, xuất hiện các nốt phồng rộp, đỏ ửng… Mụn rộp sau đó vỡ ra, hình thành các vảy tiết hoặc gây tình trạng lở loét nếu không được xử lý đúng cách.

Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh có thể gặp các triệu chứng nổi hạch dưới tai, nách, bẹn, nóng sốt, đau nhức cơ thể….

5. Ngứa do bệnh Lupus ban đỏ

Lupus là một dạng bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm da và các dây thần kinh. Người bệnh có thể gặp tình trạng ngứa châm chích, phát ban, nổi mụn nước… Bệnh có xu hướng khởi phát nhiều ở vùng da mặt, môi và xung quanh miệng.

Khi bị Lupus, người bệnh rất khó để dự đoán bệnh do các triệu chứng khác nhau trên từng cá thể. Một số trường hợp chỉ xuất hiện các vấn đề về thị giác, chóng mặt, đau đầu, đau mí mắt… Nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng trên gan, thận, tim, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

6. Ngứa do các tổn thương thần kinh

Một số tổn thương ngoài da có thể dẫn tới các bệnh thần kinh, chẳng hạn như bỏng. Nếu vùng da ở môi và xung quanh miệng bị tổn thương bởi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, cháy nắng hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại như chất tẩy rửa, chúng có thể gây tổn thương dây thần kinh ở khu vực này. Điều này sẽ làm cho vùng da môi và quanh miệng bị đau, tê, ngứa châm chích, khó chịu.

7. Các nguyên nhân khác gây ngứa quanh miệng

Ngoài một số nguyên nhân bệnh lý, bạn có thể bị ngứa xung quanh miệng do một số nguyên nhân khác như:

  • Dị ứng: Thực phẩm, thời tiết, khói bụi, phấn hoa, dị nguyên, hóa chất… đều là những tác nhân có thể gây dị ứng ở vùng da miệng và quanh miệng. Người bệnh có thẻ gặp phải một số dấu hiệu điển hình như ngứa da, nổi ban đỏ, phù mạch, sưng và tạo thành các dát đỏ…
Dị ứng ở da môi và quanh miệng thường gây sưng đỏ, phù nề tại chỗ
Dị ứng ở da môi và quanh miệng thường gây sưng đỏ, phù nề tại chỗ
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Thành phần của một số loại thuốc có thể là nguyên nhân khiến bạn dễ bị ngứa quanh miệng. Đó có thể là hoạt chính hoặc tá dược trong thuốc. Các nhóm thuốc dễ gây ngứa bao gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống co giật.
  • Do vệ sinh kém: Thói quen vệ sinh răng miệng và vệ sinh da mặt không sạch sẽ, đúng cách có thể khiến vùng da này dễ bị kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Do thiếu dưỡng chất: Chế độ ăn thiếu vitamin nhóm B, A cũng có thể là nguyên nhân khiến da trở nên khô, nứt nẻ, bong tróc và ngứa ngáy.
  • Do thói quen xấu: Một số thói quen như liếm môi, uống ít nước, bóc da môi… có thể gây kích thích vùng da môi và quanh miệng khiến chúng trở nên ngứa ngáy.

Ngứa quanh miệng khi nào cần đi khám bác sĩ?

Phần lớn các trường hợp ngứa xung quanh miệng do dị ứng hoặc các tác động bên ngoài có thể sẽ được cải thiện nhờ chế độ chăm sóc tốt. Tuy nhiên, với những trường hợp ngứa do bệnh lý, người bệnh nên tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn liệu trình điều trị khoa học.

Những trường hợp dưới đây, người bệnh cần đi khám ngay:

  • Ngứa kéo dài trên 1 tuần không thuyên giảm, kể cả khi áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà.
  • Ngứa dữ dội kèm theo tình trạng nổi mụn nước, mụn mủ, có chảy dịch.
  • Ngứa dữ dội ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và khiến người bệnh mất ngủ
  • Ngứa gây khó khăn cho việc ăn uống, nói chuyện 
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng: Sốt, đỏ, sưng, lở loét

Cách khắc phục ngứa xung quanh miệng

Các biện pháp điều trị ngứa da xung quanh miệng được áp dụng tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh và mức độ ngứa ở từng người. Với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thẻ áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Những trường hợp ngứa do bệnh lý hoặc ngứa bất thường, mức độ ngứa nặng, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cách điều trị hiệu quả.

Sau đây là một số phương pháp điều trị ngứa quanh miệng:

Trị ngứa quanh miệng bằng mẹo dân gian tại nhà

Các phương pháp này sử dụng thảo dược tự nhiên, có sẵn để giảm ngứa và phục hồi làn da bị tổn thương. Người bệnh có thể tham khảo:

  • Các trị ngứa bằng dầu dừa: Dầu dừa chứa nhiều vitamin A, D, E, K và các dưỡng chất tốt cho việc làm dịu da và giảm ngứa hiệu quả. Người bệnh chỉ cần làm sạch vùng da quanh miệng rồi bôi một lớp dầu dầu lên. Mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm, lau khô.
Dầu dừa chừa nhiều dưỡng chất giúp cải thiện ngứa và phục hồi làn da
Dầu dừa chừa nhiều dưỡng chất giúp cải thiện ngứa và phục hồi làn da
  • Cách dùng quả bơ: Để tận dụng các vitamin A, E, axit hữu cơ và Omega 3 có trong quả bơ trị ngứa, người bệnh có thể xay nhuyễn phần thịt bơ. Làm sạch vùng da xung quanh miệng rồi đắp bơ lên. Để yên trong khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Cách dùng nha đam: Lấy một nhánh lá nha đam, rửa sạch, bóc bỏ vỏ xanh, lấy phần thịt trắng bên trong. Làm sạch da quanh miệng đang bị ngứa và bôi phần thịt nha đam này lên. Để yên trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch nha đam bằng nước ấm, lau khô.

Trị ngứa quanh miệng bằng thuốc tây y

Thuốc Tây y có dược tính mạnh, cho hiệu quả nhanh, ngay tại thời điểm dùng thuốc. Phương pháp dùng thuốc tây khá tiện lợi nhưng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên đi khám và dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cách dùng thuốc tây theo từng nguyên nhân bệnh lý là:

  • Với bệnh viêm da quanh miệng: Thường dùng kháng sinh Tetracycline hoặc Erythromycin kết hợp chế độ chăm sóc hợp lý. Không dùng các sản phẩm chứa corticoid trong thời gian điều trị vì có thể gây ức chế miễn dịch, làm nặng hơn tình trạng viêm da.
  • Với bệnh Zona thần kinh: Thường dùng mỡ bôi chứa hoạt chất kháng virus Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir…, hồ nước, kết hợp thuốc uống kháng Histamin, kháng virus và giảm đau, hạ sốt (nếu cần).
  • Với bệnh chàm môi: Thường dùng thuốc bôi ngoài chứa Corticoid hoặc thuốc ức chế Calcineurin (Tacrolimus). Với những trường hợp nặng có thể kết hợp thuốc uống: Corticoid, Kháng histamin H1, thuốc ức chế miễn dịch…
Các loại thuốc Tây chỉ được sửu dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Các loại thuốc Tây chỉ được sửu dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Với bệnh Herpes: Phương pháp điều trị tương tự bệnh Zona
  • Với bệnh Lupus ban đỏ: Thường dùng thuốc điều trị toàn thân như Corticosteroid, thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine. Những trường hợp không đáp ứng với Corticoid, người bệnh có thể được dùng các thuốc ức chế miễn dịch như Cyclophosphamide (Endoxan), Cyclosporine (Sandimmun), Azathioprine (Imuran)…

Chữa ngứa quanh miệng bằng thuốc Đông y

Các bài thuốc đông y chữa ngứa da theo cơ chế tác dụng sâu vào tạng phủ, bồi bổ khí huyết, phục hồi chức năng tạng phủ, giải độc, làm mát, thanh lọc cơ thể. Do đó, mang lại công dụng toàn diện hơn và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Một số bài thuốc Đông y trị ngứa toàn thân gồm:

  • Bài thuốc xông và ngâm rửa: Gồm ngải cứu, phòng phong, hùng hoàng, hoa tiêu. Rửa sạch các nguyên liệu rồi đun cùng 4 lít nước sạch trong khoảng 15 phút. Khi nước còn nóng có thẻ dùng để xông mặt. Lúc nước đun đã nguội bớt, người bệnh có thể chắt lấy nước, bỏ bã. Dùng nước này để rửa vùng da quanh miệng đang bị ngứa.
  • Bài thuốc uống: Gồm hạ khô thảo, bồ công anh, hoàng bá, kinh giới, thổ linh mỗi loại 16g; kim ngân hoa, hoàng cầm, liên kiều, chi tử mỗi loại 12g. Rửa sạch cá nguyên liệu và cho vào ấm, đun cùng 1.5 lít nước trong khoảng 15 – 20 phút. Chắt lấy nước thuốc, uống mỗi ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Uống hết trong ngày.
Với thuốc Đông y, người bệnh nên kiên trì sử dụng trong một thời gian nhất đinh mới thấy hiệu quả
Với thuốc Đông y, người bệnh nên kiên trì sử dụng trong một thời gian nhất đinh mới thấy hiệu quả

Hiệu quả của các bài thuốc đông y khá chậm và còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Do vậy, người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa YHCT uy tín và kiên trì dùng thuốc theo liệu trình. Một trong số đó có thể kể đến CTCP Bệnh viện Quân dân 102. Bệnh viện Quân dân 102 là đơn vị tiên phong trong việc sử dụng phương pháp điều trị bằng Đông y có biện chứng, đã được kênh VTV2 – Chất lượng cuộc sống giới thiệu đến đông đảo khán giả cũng như người dân.

Khám chữa ngứa quanh miệng nói riêng cũng như các bệnh về da nói chung bằng Đông y là một phương pháp hoàn toàn lành tính và phù hợp với mọi đối tượng. Bệnh viện Quân dân 102 sử dụng bài thuốc VIÊM DA THẦN KINH QUÂN DÂN 102 nhằm đẩy lùi triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát với 2 bước mũi nhọn trong 1 liệu trình duy nhất.

LIỆU TRÌNH ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG NGỨA QUANH MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN DÂN 102

Giai đoạn 1: Điều trị triệu chứng

  • Công dụng chính: Bài thuốc chữa ngứa quanh miệng giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm và thanh lọc cơ thể, điều trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa mẩn ngứa, viêm nhiễm.
  • Thành phần: Bồ công anh, Kim ngân, Đơn đỏ, Hoàng cầm, Hạ khô thảo, Hoàng bá, Tang bạch bì, Sinh địa, Trúc diệp, Ké đầu ngựa,…
  • Thời gian sử dụng: 10-15 ngày.

Giai đoạn 2: Tăng sức đề kháng, phòng bệnh tái phát

  • Công dụng chính: Giai đoạn này chủ yếu giúp tăng cường chức năng của gan, thận khi đã điều trị các triệu chứng của bệnh. Các bác sĩ sẽ gia giảm các vị thuốc tùy vào mức độ tổn thương của tạng phụ để kê đơn phù hợp, giúp tăng sức đề kháng và hạn chế tối đa bệnh tái phát.
  • Thành phần: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Phòng phong, Hoàng liên,…
  • Thời gian sử dụng: 1-2 tháng tùy cơ địa mỗi người.
Liệu trình điều trị ngứa da tại Bệnh viện Quân dân 102
Liệu trình điều trị ngứa da tại Bệnh viện Quân dân 102

Trong quá trình sử dụng ở giai đoạn đầu tiên, một số trường hợp sẽ tăng các triệu chứng bệnh hơn. Bạn không cần quá lo lắng vì do cơ thể đang đào thải độc tố ra bên ngoài. Các triệu chứng sẽ dần dần giảm và hết hẳn khi dùng thuốc theo đúng liệu trình.

Bệnh viện Quân dân 102 là đơn vị được phát triển từ Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam (2010). Với 10 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh bằng Đông y, Bệnh viện được thừa hưởng toàn bộ các bài thuốc cũng như nguồn dược liệu quý của Trung tâm, góp phần nâng cao kết quả điều trị bệnh.

Ngoài ra, Bệnh viện được mọi người đánh giá cao về chất lượng khám và điều trị bệnh, trong đó phải kể để Nghệ sĩ Thanh Hiền. Bà từng bị bệnh về da trong 10 năm liền và không tìm được hướng điều trị dứt điểm tình trạng bệnh cho đến khi được bác sĩ Lê Phương thăm khám và đưa ra liệu trình phù hợp.

Nghệ sĩ Thanh Hiền khỏi bệnh viêm da sau 2 tháng điều trị
Nghệ sĩ Thanh Hiền khỏi bệnh viêm da sau 2 tháng điều trị

Với tiêu chí “Hơn cả tình thân, tận tâm cứu chữa”, Bệnh viện Quân dân 102 lấy chất lượng sức khỏe của người dân làm kim chỉ nam để ngày một hoàn thiện Bệnh viện. Người dân đến khám hoàn toàn có thể yên tâm với chất lượng điều trị cũng như chất lượng dịch vụ tại đây.

  • Chính xác, hiệu quả: Bệnh viện có thực hiện một số siêu âm, xét nghiệm lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm máu, soi da,… giúp củng cố kết quả điều trị bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh.
  • An toàn: Phương pháp điều trị phù hợp với mọi đối tượng: Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,… Các loại dược liệu đều được thu hái tại vườn dược liệu của Trung tâm cũ, đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa vào sử dụng.
  • Đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm: Các bác sĩ đều là những người có hơn 20 năm trong khám và điều trị bệnh. Đặc biệt, trong 40 năm làm nghề, bác sĩ Lê Phương đã điều trị khỏi cho rất nhiều bệnh nhân, được nhiều người dân tin tưởng.
  • Phương pháp điều trị bằng Đông y có biện chứng: Sự kết hợp giữa hai nền y học Tây y và Đông Y giúp kết quả điều trị chính xác, chứng minh kết quả của thuốc Đông y, mang đến sự tin tưởng cho người bệnh.
Bệnh viện Quân dân 102 - số 1 về hiệu quả điều trị
Bệnh viện Quân dân 102 – số 1 về hiệu quả điều trị

Bệnh viện Quân dân hiện mở cửa tất cả các ngày trong tuần, người bệnh nếu đang gặp tình trạng ngứa quanh miệng có thể đến khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. Bạn cũng có thể liên hệ trước qua hotline 0888.598.102 hoặc website https://benhvienquandan102.org/ để được tư vấn chính xác nhất.

Phòng bệnh

Để phòng ngừa tình trạng ngứa quanh miệng khởi phát hoặc tái phát, những biện pháp dưới đây có thẻ mang lại hiệu quả cao:

  • Hạn chế đưa tay lên vùng da mặt và quanh miệng để cào giã, nặn mụn, đặc biệt là khi cùng đang bị ngứa, kích ứng.
  • Tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vùng da quanh miệng, da mặt, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm hoặc bụi bẩn gây viêm ngứa
  • Cân nhắc khi lựa chọn các sản phẩm làm sạch, làm đẹp cho vùng da mặt, môi. Với những người có cơ địa nhạy cảm, hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, tránh gây kích ứng da.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng, stress. Dành thời gian để luyện tập thể thao, tăng cường trao đổi chất và nâng cao sức đề kháng cho làn da của bạn.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc đến những khu vực ô nhiễm để hạn chế sự tiếp xúc với bụi bẩn, dị nguyên
  • Xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, đủ dưỡng chất, uống nhiều nước.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ và các chất kích thích, không có lợi cho làn da và sức khỏe của bạn.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi nghi ngờ các dấu hiệu bệnh tật xuất hiện.

Trên đây là những thông tin quan trọng về nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách xử lý tình trạng ngứa quanh miệng. Tình trạng này có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm, không được chủ quan trong điều trị và phòng ngừa. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. 

4.6/5 - (5 bình chọn)

XEM THÊM CHI TIẾT:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Mách Bạn 11 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Dễ Kiếm Và Hiệu Quả

Mề đay cấp: Nguyên nhân và cách chữa bệnh hiệu quả

Nổi mề đay sưng môi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị

[Chuyên Gia Giải Đáp] Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi Hoàn Toàn?

Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Cách Ngăn Ngừa Tái Phát Hiệu Quả

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có nên hay không? Lưu ý thực hiện

Mẩn Ngứa Ở Trẻ – Top 14 Cách Chữa Bố Mẹ Không Được Bỏ Qua

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị An Toàn

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Là Biểu Biện Của Bệnh Gì Và Cách Trị

Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân – Triệu Chứng – Cách Trị Bệnh Tận Gốc

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?