Da nổi mụn nước đỏ không ngứa là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý da liễu như viêm da, tổ đỉa… hoặc có thể là bệnh nội khoa như gan, thận, tiểu đường, máu – tủy. Tham khảo ngay bài viết bên dưới để biết cách nhận biết và xử lý tình trạng bệnh này.

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Mụn nước là tình trạng bề mặt da tổn thương hình thành các túi nhỏ chứa đầy dịch. Mụn nước khởi phát trên da có thể gây đau, rát, sưng đỏ, ngứa da hoặc không ngứa. Tình trạng da nổi mụn nước đỏ không ngứa không hề hiếm gặp, xuất hiện ở mọi đối tượng và lứa tuổi. 

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa là một dạng tổn thương ngoài da phổ biến
Da nổi mụn nước đỏ không ngứa là một dạng tổn thương ngoài da phổ biến

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mụn nước trên da không ngứa. Một số bệnh lý dưới đây được cho là những nguyên nhân phổ biến nhất:

1. Bệnh viêm da tiếp xúc

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa có thể xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, côn trùng, thực vật, hóa chất, phấn hoa… Tình trạng này có thể đi kèm với dấu hiệu da khô, sần sùi, sưng đỏ… Tuy vậy, nhưng các số liệu thống kê cho thấy, tình trạng này gặp không nhiều. Bởi hầu hết bệnh nhân viêm da tiếp xúc bị nổi mụn nước thường bị ngứa từ nhẹ đến nặng.

2. Bệnh chốc lở, nhiễm trùng

Tình trạng này thường gặp ở những đối tượng có làn da mỏng manh, nhạy cảm như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cấu trúc da mỏng kết hợp khả năng đề kháng của da yếu ở những đối tượng này là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào da, đặc biệt là những vùng da đang bị tổn thương. Từ đó hình thành mụn nước chứa đầy dịch hoặc mủ.

3. Bệnh tổ đỉa

Chân, tay bị nổi mụn nước không ngứa là dấu hiệu dễ gặp nhất ở những người bị tổ đỉa. Ngoài ra, một số bộ phận khác như bụng, ngực, lưng cũng có thể gặp tình trạng này. Bệnh lý này có xu hướng tái phát nhiều lần, dễ gây bội nhiễm và khó điều trị dứt điểm.

4. Các bệnh lý gan thận

Các bệnh lý về gan, thận có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tổn thương da, mụn nước
Các bệnh lý về gan, thận có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tổn thương da, mụn nước

Các bệnh lý về gan, thận là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến người bệnh dễ bị nổi mụn nước đỏ không ngứa trên da. Rất dễ hiểu bởi gan thận là 2 cơ quan đảm nhiệm chức năng thanh lọc và thải độc chính của cơ thể. Do vậy, bất cứ tổn thương nào trên cơ thể làm ảnh hưởng đến chức năng của 2 cơ quan này đều có thể làm gián đoạn hoặc trì trệ khả năng thải độc. Lượng độc tố không được thải ra có thể tích tụ hoặc thải ra qua da khiến da bị nổi mụn nước, sưng đỏ, thậm chí mụn mủ.

5. Da nổi mụn nước không ngứa do bệnh lý nhiễm trùng

Các bệnh lý viêm da virus, vi khuẩn như: Herpes simplex, zona, thủy đậu, ly thượng bì bóng nước, viêm quầng, tay chân miệng,… đều có thể khiến da xuất hiện triệu chứng nổi mụn nước trên da không ngứa. Mụn nước trong các trường hợp này thường rất dễ lan rộng, đặc biệt là khi vỡ ra. Do vậy, người bệnh cần một chế độ chăm sóc và sinh hoạt hợp lý, cẩn thận trong các trường hợp này.

6. Bỏng

Bỏng do nhiệt, hóa chất, cháy nắng… đều có thể trở thành nguyên nhân khiến da nổi mụn nước đỏ không ngứa. 

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trong đó không cần thực hiện các biện pháp can thiệp y tế, dùng thuốc. Tuy nhiên, đôi khi mụn nước trên da có thể cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Nổi mụn nước trên da không ngứa có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ

Theo các chuyên gia, da bị nổi mụn nước đỏ không ngứa không phải là tình trạng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe hay tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên vì vậy mà chủ quan trong thăm khám và điều trị sớm. Bởi, dấu hiệu này có thể là triệu chứng cảnh báo sớm của một bệnh lý nội khoa nguy hiểm. Bên cạnh đó, các tổn thương ngoài da ít nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Càng để lâu, người bệnh có thể phải đối mặt với bội nhiễm da, sẹo thẩm mỹ…

Các tổn thương ngoài da có thể dẫn tới nhiễm trùng và sẹo thâm, đặc biệt là khi mụn nước bị vỡ
Các tổn thương ngoài da có thể dẫn tới nhiễm trùng và sẹo thâm, đặc biệt là khi mụn nước bị vỡ

Tình trạng da nổi mụn nước đỏ không ngứa có thể tự thuyên giảm và không cần đến các can thiệp y tế hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh nên đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh và được tư vấn phương án điều trị phù hợp. Những trường hợp đó là:

  • Mụn nước vỡ và xuất hiện nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn với dấu hiệu mưng mủ, sưng đau, nóng đỏ…
  • Mụn nước xuất hiện thành vệt, không ngứa nhưng đau nhức hoặc nhói từng cơn.
  • Chân hoặc tay bị nổi mụn nước không ngứa nhưng nhanh chóng lan rộng sang các vùng da lân cận rồi toàn bộ cơ thể, kèm theo tình trạng khó thở, chóng mặt
  • Da nổi mụn nước đỏ không ngứa khắp người, thường xuyên tái phát không rõ nguyên nhân.
  • Mụn nước xuất hiện ở những vùng da nhạy cảm, nguy hiểm như mắt, miệng, bên trong tai…

Với những trường hợp này, các bác sĩ có thể tiến hành thực hiện các biện pháp test da, tổng phân tích tế bào máu để xác định nguyên nhân. Với những trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng hoặc các bệnh lý nội khoa, người bệnh có thể được đề nghị thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp khác.

Các phương pháp điều trị da nổi mụn nước đỏ không ngứa

Tình trạng da nổi mụn nước đỏ không ngứa không khó để cải thiện. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

1. Các biện pháp cải thiện da nổi mụn nước đỏ không ngứa tại nhà

Một số mẹo dân gian dưới đây có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng mụn nước không ngứa trên da hiệu quả:

  • Áp lạnh, chườm mát: Phương pháp này có thể làm co mạch máu dưới da, cải thiện tình trạng sưng, đỏ da. Đồng thời, cách làm này còn có thể giảm tác động xấu của các gốc tự do, kiểm soát các mụn nước vỡ hoặc lan rộng.
Người bệnh không nên chườm đá trực tiếp lên da vì có thể làm tăng nguy cơ bỏng nhiệt
Người bệnh không nên chườm đá trực tiếp lên da vì có thể làm tăng nguy cơ bỏng nhiệt
  • Dùng lô hội (nha đam): Trong thành phần gel lô hội có nhiều dưỡng chất có lợi cho quá trình cải thiện, nuôi dưỡng và phục hồi da. Người bệnh chỉ cần lấy một gel (phần thịt lá nha đam) thoa nhẹ lên vùng da cần điều trị. Để yên trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện cách làm này 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả.
  • Dùng giấm táo: Giấm táo có nhiều axit hữu cơ và dưỡng chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu da, giảm mụn nước hiệu quả. Người bệnh có thể lấy 1 ít bông gòn, thấm giấm táo rồi thoa nhẹ lên vùng da bị tổn thương sau khi đã được vệ sinh sạch. Để yên trong khoảng  5- 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Thực hiện cách này 2 lần mỗi ngày.

2. Dùng thuốc Tây chữa nổi mụn nước trên da không ngứa

Các loại thuốc tây có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da, ngừa viêm, kháng khuẩn. Tùy vào mức độ và diện tích vùng da tổn thương, các bác sĩ có thể kê các loại thuốc dạng bôi hoặc kết hợp thuốc uống phù hợp.

  • Thuốc bôi: Kẽm oxyd, hồ nước, kem dưỡng ẩm, kem chứa corticoid…
  • Thuốc uống: Corticoid, thuốc giảm đau hoặc kháng sinh, chống nấm trong các trường hợp bội nhiễm vi khuẩn, nấm.

Thuốc tây chỉ được dùng trong các trường hợp bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng. Người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp với nguyên nhân mắc bệnh. Không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

4. Cách xử lý mụn nước khi bị vỡ

Mụn nước bị vỡ nếu không được chăm sóc, vệ sinh cẩn thận sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây bội nhiễm. Để tránh tình trạng này, người bệnh cần chú ý:

  • Rửa sạch vùng da bị vỡ mụn nước bằng nước muối sinh lý hoặc cồn iod
  • Đợi da kho thì dùng bằng gạc che phủ lại để tránh nhiễm khuẩn. Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc bôi có tính kháng khuẩn, sát trùng nhẹ như: hồ nước, kẽm oxyd để bôi lên da.
  • Những trường hợp có mủ vàng, chảy dịch, sưng đỏ, nóng đau cần đi khám để được xử lý kịp thời.

Phòng ngừa nổi mụn nước trên da không ngứa

Người bệnh có thể phòng ngừa hiện tượng da nổi mụn nước đỏ không ngứa bằng các cách sau:

  • Hạn chế tối đa để da tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất hoặc dị nguyên…
  • Tránh chạm tay hoặc để nước chạm vào vùng da nổi mụn nước, đặc biệt là khi mụn nước đã bị vỡ.
  • Cân nhắc khi lựa chọn các sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc, làm sạch hoặc dưỡng da
  • Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mà không được che chắn, bảo vệ
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, lựa chọn các loại trang phục có chất liệu thoáng mát, mềm mại.
  • Tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe bằng các chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh.

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa mặc dù không quá nguy hiểm nhưng có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, bên cạnh những biện pháp phòng ngừa, người bệnh nên trang bị những kiến thức quan trọng trong nhận biết và xử lý bệnh, đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh.

3.4/5 - (8 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?