Ngứa Nổi Da Gà Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng

Ngứa nổi da gà là hiện tượng da nổi hạt giống như da gà ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Ngoại trừ một số trường hợp do thời tiết hoặc tác nhân bên ngoài, tình trạng ngứa nổi da gà có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như suy gan, suy thận, nhiễm ký sinh trùng… Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin quan trọng về các phân biệt và điều trị hiệu quả tình trạng này.

Bị ngứa nổi da gà là bệnh gì?

Ngứa nổi da gà là tình trạng bề mặt da xuất hiện những hạt cộm nhỏ li ti, có kích cỡ và mật độ đồng đều, khoảng bằng nang lông. Dân gian gọi tình trạng này là sởn da gà hay nổi gai ốc. Đây là một hiện tượng phản xạ tự nhiên của cơ thể con người, thường xảy ra khi gặp lạnh đột ngột hoặc những cảm xúc như sợ hãi, bất ngờ.

Hiện tượng da ngứa và nổi hạt như da gà có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể nhưng sớm nhất thường là trên cánh tay, chân. Hầu hết các trường hợp ngứa nổi da gà do kích thích bên ngoài sẽ biến mất nhanh chóng khi tác nhân qua đi.

Ngứa nổi da gà có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi
Ngứa nổi da gà có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi

Nếu hiện tượng nổi da gà không tự mất đi kèm theo nổi mẩn đỏ hoặc xuất hiện các nốt sần hoặc nổi hột, khiến người bệnh cảm thấy châm chích người bệnh cần hết sức cảnh giác. Bởi đây có thể dấu hiệu sớm của một số bệnh lý da liễu hoặc nội khoa nguy hiểm.

Tình trạng ngứa nổi da gà có thể cảnh báo một số bệnh lý như:

1. Nổi mề đay

Mề đay mẩn ngứa là một dạng phản ứng của da trước các tác nhân bên ngoài như thực phẩm, khí hậu, dị nguyên… Những tác nhân này sẽ kích thích hệ da tiết ra các chất dị ứng gây cảm giác ngứa da, nổi sần, nổi hạt, mẩn đỏ… Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện dấu hiệu sưng mí mắt, sưng môi, phù toàn thân, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn

Bệnh lý này thường xuất hiện ở những người có sức đề kháng suy giảm hoặc mang gen di truyền từ bố mẹ. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh nhưng bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, đồng thời gây bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày.

2. Bệnh viêm nang lông

Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu da nổi hột giống da gà ngứa thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm nang lông. Đây là một dạng viêm da xuất hiện khi nang lông nhiễm khuẩn do vi khuẩn, thường là tụ cầu, ký sinh trùng và nấm gây nên.

Viêm nang lông là một tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra ở lỗ chân lông
Viêm nang lông là một tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra ở lỗ chân lông

Người bị viêm nang lông có thể gặp một số dấu hiệu điển hình như:

  • Xuất hiện mụn đầu đen hoặc mụn đỏ tại khu vực lỗ chân lông
  • Da sần sùi, ngứa
  • Đôi khi rát và sưng

3. Bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một thể phổ biến của bệnh chàm da. Đây là một thể bệnh mãn tính, thường khởi phát ở những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm, hoặc mang gen di truyền từ bố mẹ. 

Các triệu chứng viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Ngoài hiện tượng ngứa nổi da gà, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Da khô, nổi sần hoặc nốt đỏ li ti
  • Ngứa từ nhẹ đến dữ dội. Cảm giác ngứa thường tăng dần vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.
  • Ngứa khiến người bị bệnh liên tục cào gãi gây trầy xước da, dẫn tới tổn thương lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy mủ.
  • Biến đổi sắc tố da, khiến vùng da bị bệnh trở nên sẫm màu.

4. Ngứa nổi da gà do bệnh rôm sảy

Rôm sảy là một dạng viêm nhiễm các lỗ chân lông do tắc nghẽn lỗ tuyến mồ hôi trên da. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến và nghiêm trọng hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các triệu chứng nhận biết:

  • Xuất hiện các mụn nước li ti tại vùng da bị tổn thương, thường là ở khu vực trán, vai, lưng, bụng, ngực, nách..
  • Vùng da bị rôm sảy thường chuyển sang màu hồng nhạt
  • Ngứa, bứt rứt, khó chịu

Người mắc bệnh lý này đa số tự khỏi mà không cần bất cứ sự can thiệp y khoa nào. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ nên cảnh giác trước mức độ của những cơn ngứa do rôm sảy gây ra. Vì chúng có thể khiến các bé thường xuyên cào gãi, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, nặng hơn là gây nhiễm trùng da.

5. Bệnh gan – thận

Các bệnh lý về gan thận thường gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và thải độc trong cơ thể, từ đó gây ra các biểu hiện ngoài da. Nếu đột nhiên thấy ngứa nổi da gà, bạn đừng nên bỏ qua các nghi ngờ về bệnh lý gan, thận.

Các tổn thương do gan thận gây ra có thể gây triệu chứng ngoài da, trong đó có nổi da gà
Các tổn thương do gan thận gây ra có thể gây triệu chứng ngoài da, trong đó có nổi da gà

Một số dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết bệnh:

  • Bệnh gan: Mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, da nổi sần như da gà và ngứa…
  • Bệnh thận: Tiểu nhiều về đêm, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, đau tức ngực, chóng mặt, khó thở, ngứa nổi da gà…

6. Bệnh tuyến giáp

Là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể nên nếu bị tổn thương, tuyến giáp có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa. Trong đó, người bệnh có thể gặp các triệu chứng ngoài da điển hình như:

  • Da khô, nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc nổi hạt như da gà
  • Xuất hiện sáp da và đau rát
  • Mệt mỏi, đau nhức toàn thân
  • Tăng tiết mồ hôi, móng tay, móng chân cứng hơn
  • Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

7. Ngứa nổi da gà do nhiễm giun sán, ký sinh trùng

Giun sán và ký sinh trùng có thể gây ngứa nổi da gà là do chúng thải chất độc vào máu. Cơ thể nhận biết, đánh giá các độc tố này da dị nguyên và tiến hành khởi động các phản ứng miễn dịch, dị ứng. Hệ quả của những phản ứng này là khiến người nhiễm giun sán, ký sinh trùng bị nổi da gà và ngứa. Ngứa gãi liên tục nhưng không thuyên giảm, thậm chí còn lan rộng và tăng nhanh mức độ.

Nhiễm giun sán, ký sinh trùng có thể là nguyên nhân khiến da ngứa và nổi hạt như da gà
Nhiễm giun sán, ký sinh trùng có thể là nguyên nhân khiến da ngứa và nổi hạt như da gà

8. Bị nổi da gà và ngứa do dị ứng

Dị ứng thời tiết, thường là thời tiết lạnh là nguyên nhân dễ gặp nhất khi người bệnh bị ngứa nổi da gà. Đây là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, có thể kèm theo các triệu chứng như khó thở, rét run, sổ mũi, đau rát họng, ho khan… Tuy nhiên, chúng không quá nguy hiểm nếu được cách lý tác nhân gây bệnh và chăm sóc, điều trị đúng cách.

Ngoài những bệnh lý kể trên, người bệnh có thể gặp tình trạng ngứa nổi da gà và ngứa do nhiều nguyên nhân khác. Do đó, người bệnh nên sớm đi khám để phát hiện và chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Từ đó có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.

Ngứa nổi da gà có nguy hiểm không?

Ngứa nổi da gà là một tình trạng khá phổ biến, nên dễ gây tâm lý chủ quan trong thăm khám và điều trị bệnh. Mặc dù hầu hết các trường hợp nổi da gà và ngứa không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Không những thế, các cơn ngứa có thể gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí, nếu người bệnh liên tục cào gãi sẽ gây trầy xước da, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, để lại các biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, viêm cầu thận cấp,…

Các phương pháp điều trị nổi da gà ngứa

Phác đồ điều trị nổi da gà ngứa không cố định mà phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Với những trường hợp nhẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà. Khi tổn thương có mức độ nặng hơn, người bệnh có thể được sử dụng thuốc bôi và uống theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Các phương pháp điều trị cụ thể như sau:

Phương pháp điều trị nổi da gà, giảm ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian

Bao gồm một số bài thuốc phổ biến thường được sử dụng như:

  • Chườm lạnh: Người bệnh có thể sử dụng một vài viên đá lạnh, bọc trong lớp vải mỏng sạch và áp lên vùng da cần điều trị trong khoảng vài phút. Cách làm này không áp dụng với những trường hợp ngứa nổi da gà do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
  • Dùng gel nha đam: Trong thành phần của gel nha đam chứa nhiều vitamin, nước và các axit amin có lợi cho quá trình dưỡng và phục hồi làn da bị tổn thương. Người bệnh chỉ cần thoa trực tiếp lớp gel (thịt) lá nha đam lên vùng da bị bệnh sau khi đã được rửa sạch, lau khô. Để yên khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Tắm lá bạc hà: Lá bạc hà có công dụng sát trùng, làm sạch da và loại bỏ các tác nhân gây dị ứng bám trên bề mặt da. Với cách làm này, người bệnh chỉ cần lấy một nắm lá bạc hà, rửa sạch rồi đun nước tắm mỗi ngày.
Lá bạc hà được sử dụng để giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng mụn nước, da gà bên ngoài
Lá bạc hà được sử dụng để giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng mụn nước, da gà bên ngoài
  • Dùng bột baking soda: Pha nước baking soda bằng bột baking soda và nước với tỷ lệ 3:1. Dùng hỗn hợp này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da cần điều trị. Cách làm này có thể giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, đồng thời chống viêm nhiễm da hiệu quả.

2. Sử dụng thuốc tây trị ngứa nổi da gà

Các loại thuốc tây được sử dụng cho trường hợp này chỉ mang lại tác dụng giảm kích ứng da gây ngứa và nổi da gà, không nhằm mục đích điều trị bệnh. Người bệnh sẽ được kết hợp các thuốc điều trị khác khi có kết quả xác định nguyên nhân gây ngứa nổi da gà.

Các thuốc tây dùng để cải thiện tình trạng da nổi da gà và ngứa bao gồm:

Thuốc bôi ngoài da:

  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Gentrisone, Silkron, Phenergan… chứa các hoạt chất chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch nhóm steroid. Nhóm này dễ gây tác dụng phụ nên chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc bôi kháng sinh: Được sử dụng trong các trường hợp có viêm nhiễm ngoài da, trong đó có viêm nang lông.
  • Thuốc bôi sát khuẩn, giảm ngứa:Thường dùng dung dịch D.E.P dạng nước hoặc hồ.
  • Thuốc bôi chứa AHA/BHA: Nhóm thuốc này có tác dụng bào mòn lớp sừng dày trên da, thường dùng cho hiện tượng dày sừng nang lông.
Tùy vào từng trường hợp, người bệnh có thể được sử dụng các loại thuốc bôi/uống khác nhau
Tùy vào từng trường hợp, người bệnh có thể được sử dụng các loại thuốc bôi/uống khác nhau

Thuốc uống:

  • Thuốc kháng Histamin H1: Có tác dụng giảm ngứa, dùng trong các trường hợp ngứa do nổi mề đay, dị ứng…
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn ngoài da trung bình và nặng.

Cách phòng tránh bị nổi da gà và ngứa

Để tăng hiệu quả điều trị, đồng thời phòng tránh tình trạng ngứa nổi da gà tái phát, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tránh cào gãi hay thực hiện các tác động mạnh vào vùng da bị tổn thương và có mụn nước
  • Lựa chọn các loại trang phục có chất liệu cotton, thoáng mát, thoải mái để tránh ma sát gây vỡ mụn nước.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 1.5 – 2 lít mỗi ngày tùy theo cơ địa mỗi người.
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý, phù hợp, tăng cường các loại rau xanh và thực phẩm có lợi. Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường muối….
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng, stress quá mức
  • Có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh vùng da mắc bệnh và môi trường sống, làm việc sạch sẽ.
  • Đi khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường, nghi ngờ mắc bệnh.

Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng ngứa nổi da gà. Đây là một hiện tượng da liễu phổ biến nhưng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám ngay khi nghi ngờ mắc bệnh. 

4.2/5 - (6 bình chọn)

Tin mới

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Bị nổi mẩn đỏ ở tay là do đâu? Cách điều trị thuyên giảm

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?