Lồi Đĩa Đệm Cột Sống Cổ Nguy Hiểm Như Thế Nào? Chữa Trị Ra Sao?

Lồi đĩa đệm cột sống cổ là giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt, đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Thoát vị đĩa đệm, teo cơ, bại liệt,… Do vậy, chúng ta tuyệt đối không nên coi thường những biểu hiện ban đầu của lồi đĩa đệm cột sống cổ.

Bệnh lồi đĩa đệm đốt sống cổ là gì? 

Đĩa đệm là thành phần quan trọng, có vị trí nằm ở giữa hai đốt sống trên và dưới. Đĩa đệm được cấu tạo bởi ba thành phần: Nhân nhầy, vòng sợi sụn cùng với các bản trong suốt. Đây là bộ phận có tính đàn hồi cao nên được coi như một bộ phận chống sốc hiệu quả, giúp cột sống có thể thực hiện được các động tác một cách linh hoạt nhất.

Lồi đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng đĩa đệm ở các đốt sống cổ bị tổn thương nhưng mới ở giai đoạn khởi phát ban đầu. Ở giai đoạn đầu này, nhân nhầy chưa bị thoát ra ngoài và chưa chèn ép đến dây thần kinh, tủy sống gây đau. Tình trạng đau kéo dài, bao xơ dễ bị bục rách và sẽ tiến triển thành bệnh lý thoát vị đĩa đệm.

Lồi đĩa đệm cột sống cổ là mức độ nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Lồi đĩa đệm cột sống cổ là mức độ nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ

Nguyên nhân gây lồi đĩa đệm thường gặp nhất phải kể đến:

  • Do tuổi tác: Những người từ tuổi 40 trở lên là đối tượng bắt đầu của quá trình lão hóa. Quá trình này diễn ra nhanh chóng nên các đĩa đệm cột sống cổ bắt đầu suy yếu và trở nên giòn hơn. Phần đĩa đệm cũng trở nên thô xơ, xù xì hơn trước. Đặc biệt, phần nhân dần thoát ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép vào cột sống cổ gây ra tình trạng lồi đĩa đệm đốt sống cổ. 
  • Hoạt động sai tư thế: Tình trạng này thường gặp ở những người làm việc trong văn phòng quá nhiều hay phải làm các công việc chân tay, khuân vác nặng nề. Các hoạt động lặp đi lặp lại thường xuyên gây ra nhiều áp lực lên đĩa đệm cột sống, khiến đĩa đệm suy giảm chức năng và hư tổn nặng nề. 
  • Do chấn thương: Các trường hợp tai nạn trong khi tham gia giao thông, tai nạn lao động gây chấn thương cho cột sống cũng là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị phồng lồi
  • Do di truyền: Gia đình có người mắc bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ thì tỉ lệ mắc bệnh cao hơn, bình thường.
  • Một số nguyên nhân khác: Các trường hợp căng thẳng thường xuyên, môi trường thay đổi, không thức khuya dậy sớm, lười vận động, ăn uống không đủ chất,  thừa cân béo phì,… cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng lồi đĩa đệm cột sống:

  • Xuất hiện các cơn đau và tê nhức ở đốt sống tại vị trí cổ vai gáy. 
  • Các cơn đau có xu hướng dần dần tăng cường độ và lan ra các vùng lân cận như bả vai và cánh tay.
  • Bệnh phồng đĩa đệm cột sống cổ thường khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Đặc biệt, khi leo cầu thang, đạp xe,… người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi rã rời, đi đứng không vững hay bị vấp ngã.

Phình đĩa đệm đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Biến chứng nguy hiểm của tình trạng lồi đĩa đệm cột sống cổ có thể xảy ra và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tình trạng phồng lồi đĩa đệm có dấu hiệu biến chứng khi nhân nhầy thoát ra khỏi vòng sợi, chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống.

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp phải như:

  • Thiếu máu nuôi dưỡng não: Tình trạng phồng lồi đĩa đệm cột sống cổ có thể chèn ép dây thần kinh và mạch máu ở vùng cổ. Điều này làm cản trở việc vận chuyển máu từ tim lên não, nên xuất hiện tình trạng thiếu máu cục bộ và gây ra một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Trường hợp bệnh nặng có thể làm tổn thương nghiêm trọng cho não và hệ thần kinh.
  • Đau đầu, nhất là đau ở vùng chẩm – đỉnh, thái dương: Dấu hiệu đau tăng dần khi người bệnh cử động đầu và tình trạng đau thường xuất hiện nhiều nhất là vào buổi sáng. Tình trạng đau thường âm ỉ theo từng cơn hoặc có khi đau nặng dữ dội, kèm theo cảm giác buồn nôn, khó chịu.
  • Rối loạn chức năng nghe: Người bệnh bị bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ thường xuất hiện cảm giác bị ù một bên tai, đau nhức phía bên trong tai và khó nghe.
  • Rối loạn cảm giác nuốt: Vì gai xương lớn hình ở cạnh đốt sống cổ và gây chèn ép cơ học thực quản nên dẫn đến nuốt khó hoặc không nuốt được.
  • Bại liệt: Đây là biến chứng được xem là nghiêm trọng nhất khi mắc lồi đĩa đệm cột sống cổ. Rễ thần kinh bị chèn ép nặng và kéo dài có thể làm rối loạn chức năng vận động của cơ thể, dẫn đến liệt nửa người hoặc tê liệt tay chân.
Lồi đĩa đệm lâu ngày không khỏi dẫn đến biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt
Lồi đĩa đệm lâu ngày không khỏi dẫn đến biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt

Biện pháp điều trị bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả

Một số biện pháp điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ mang lại hiệu quả cao hiện đang được y học áp dụng bao gồm:

Điều trị bằng thuốc 

Người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y, Đông y hoặc các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh. Tuy nhiên, căn cứ vào tình trạng bệnh và cơ địa để lựa chọn bài thuốc phù hợp. 

Điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ bằng thuốc Tây y

Sau quá trình chẩn đoán, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Thông thường sử dụng một số loại thuốc chữa phồng lồi đĩa đệm sau:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm, giảm đau do phồng lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Một số loại thuốc tiêu biểu là: Aspirin, naproxen (Aleve, Naprosyn), ibuprofen (Motri, Advil, Nurpin) và celecoxib (Celebrex). 
  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc giảm đau tiêu biểu là acetaminophen (Tylenol) được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân đau vừa và nhẹ. Đây là loại thuốc có thể làm giảm đau nhưng không có tác dụng chống viêm như NSAID. Sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây viêm loét dạ dày và các vấn đề về gan, thận.
  • Thuốc giãn cơ: Người bệnh thường được kê đơn thuốc giãn cơ để kiểm soát co thắt cơ. Một số loại thuốc thường dùng như: methocarbamol (Robaxin), cyclobenzaprine (Flexeril) và carisoprodol (Soma).
  • Thuốc chứa Steroid: Loại thuốc này thường được kê đơn để giảm sưng và viêm dây thần kinh. Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau ngay lập tức trong một khoảng 24h.
  • Tiêm steroid ngoài màng cứng: Đây là loại thuốc có công dụng giảm đau và làm giảm tình trạng viêm của rễ thần kinh.

Các loại thuốc Tây y này có công dụng giảm đau nhanh chóng tuy nhiên bạn không được lạm dụng. Vì các loại thuốc này gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác trong cơ thể. 

Chữa bằng thuốc Đông y

Chữa lồi đĩa đệm cột sống bằng các bài thuốc Đông y là một trong những phương pháp an toàn mà người bệnh hướng đến. Ưu điểm của các bài thuốc này là an toàn và bền vững, ngăn ngừa sự tái phát bệnh. 

Bài thuốc Đông y an toàn, lành tính có thể áp dụng điều trị bệnh lâu dài
Bài thuốc Đông y an toàn, lành tính có thể áp dụng điều trị bệnh lâu dài

Tùy thuộc vào thể bệnh mà thầy thuốc/ chuyên gia chỉ định bài thuốc phù hợp:

  • Bệnh thuộc thể Hàn thấp thì pháp trị Khu phong tán hàn, lợi thấp thông kinh lạc nên sử dụng phương thuốc Độc hoạt ký sinh thang.
  • Bệnh thuộc thể Thấp nhiệt thì Pháp trị Thanh nhiệt lợi thấp và sử dụng Phương thuốc Gia vị Nhị Diệu tán.
  • Bệnh thuộc thể Huyết ứ thì Pháp trị Hoạt huyết, thông ứ, lý khí trị đau và sử dụng phương thuốc Thận thống trục ứ thang.
  • Bệnh thuộc thể Thận dương hư thì Pháp trị Bổ thận trợ dương điều trị bằng Phương thuốc Bát vị kiện cân.

Các bài thuốc Đông y có tác dụng khá chậm, vậy nên, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện đúng liệu trình mới có hiệu quả. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà có kết quả điều trị nhanh – chậm khác nhau. 

Áp dụng bài thuốc dân gian trong điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ

Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ.

Bài thuốc từ lá đu đủ: Trong lá đu đủ chứa thành phần dược tính có tác dụng giúp giảm đau nhức do phình lồi hiệu quả. Cách sử dụng lá đu đủ để trị lồi đĩa đệm cột sống cổ như sau:

  • Chuẩn bị: lá đu đủ và muối hạt
  • Đem muối hạt rang trên chảo cho tới khi nóng.
  • Sau đó, bọc toàn bộ muối vừa rang vào miếng vải sạch.
  • Để lá đu đủ tươi lót lên vị trí bị phồng lồi lồi đặt túm vải đựng muối chườm lên phía trên. Thực hiện cách điều trị này thường xuyên cho tới khi giảm tình trạng đau nhức.

Sử dụng cây xương rồng: Xương rồng có tính hàn, vị đắng, được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp, đặc biệt là phồng lồi đĩa đệm. Cách sử dụng đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 2 nhánh xương rồng nhỏ và một ít muối hạt.
  • Xương rồng rửa sạch, đem đập dập và trộn cùng muối đem hơ trên bếp.
  • Khi hỗn hợp nóng thì cho vào miếng vải sạch sau đó chườm lên vùng lưng bị đau nhức. Có thể sao và đắp lại hỗn hợp này từ 2 – 3 lần trước khi thay lượt nguyên liệu mới.

Cách 2: 

  • Chuẩn bị: 2 nhánh xương rồng bẹ có từ 2 – 3 lá.
  • Xương rồng sau khi hái về rửa sạch và loại bỏ hết gai.
  • Sau đó đem nướng cho nóng đều 2 mặt rồi đắp trực tiếp lên vùng xương cổ bị phồng lồi. Mỗi lần đắp khoảng 5 – 10 phút cho đến khi nguội thì chuyển sang  bẹ khác.

Khi đắp trên da, tinh chất trong bẹ xương rồng sẽ thẩm thấu qua da, giúp ổn định phần đĩa đệm bị lồi và giảm đau nhức khi di chuyển. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện cách chữa bằng cây xương rồng này liên tục trong 10 ngày để bài thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Khi sử dụng xương rồng trị bệnh, cẩn thận tránh để nhựa xương rồng dính vào mắt. 

Sử dụng xương rồng là giải pháp trị bệnh ngay tại nhà
Sử dụng xương rồng là giải pháp trị bệnh ngay tại nhà

Áp dụng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng hơn và ngăn ngừa tái phát. Các chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn một số phương pháp sau:

  • Các phương pháp nhiệt (thường là phương pháp chiếu hồng ngoại, chườm lá ngải cứu, đắp Paraphin..): giúp giảm đau nhanh, chống co cứng cơ hay làm co giãn mạch máu. Từ đó, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức.
  • Điện trị liệu (sóng ngắn, xung điện): Phương pháp chiếu sóng ngắn giúp làm nóng và giữ ấm cho cột sống cổ. Từ đó giúp tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng, chống phù nề, giảm đau và ngăn ngừa viêm nhiễm trong đĩa đệm. Khi sử dụng xung điện có công dụng kích thích thần kinh cơ, giảm thiểu đau đớn cho người bệnh.
  • Chiếu Laser: Đây là phương pháp giúp làm mềm các cơ, giảm đau, chống viêm và kích thích tái tạo các mô.
  • Siêu âm: Giúp làm mềm các tổn thương đã hóa xơ sẹo ở trong sâu, cắt đứt cơn đau.
  • Châm cứu: Giúp đả thông kinh mạch, kích thích lưu thông máu, giảm đau một cách hiệu quả nhất. 

Phẫu thuật chữa lồi đĩa đệm cột sống cổ

Phẫu thuật được coi là giải pháp cuối cùng khi điều trị bệnh bằng các biện pháp khác không mang lại hiệu quả cao. Hoặc những trường hợp thường được bác sĩ yêu cầu phẫu thuật như:

  • Bệnh nhân đã tập vật lý trị liệu và không đáp ứng hiệu quả điều trị sau 6 tháng áp dụng.
  • Tình trạng lồi đĩa đệm chuyển biến nặng, có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm và ảnh hưởng đến các khu vực quanh cột sống cổ.
  • Nhân nhầy thoát ra ngoài, gây chèn ép lên các rễ thần kinh dẫn đến nguy cơ suy giảm chức năng vận động và gây liệt.

Khi lựa chọn phương pháp điều trị này bạn cần chú ý tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ. Phương pháp trị bệnh này không an toàn nên có thể tái phát bệnh sau 1 thời gian. Đặc biệt, đây là biện pháp điều trị bệnh tốn kém chi phí nhất. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định áp dụng.

Cách phòng tránh lồi đĩa đệm cột sống cổ

Phình lồi đĩa đệm cột sống cổ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để tránh tình trạng bệnh biến chứng nặng, nên áp dụng cách phòng tránh bệnh sau đây:

  • Cần thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra, theo dõi tình hình bệnh thường xuyên.
  • Khi bị lồi đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nên bổ sung thực phẩm cần thiết tốt cho điều trị xương khớp như: tôm, cua, cá, đậu nành, sữa,… Các loại thực phẩm này giàu canxi và vitamin D giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự ổn định của xương khớp.
  • Cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ nhanh, đồ uống có cồn,… gây ảnh hưởng không tốt đến tuần hoàn máu, và quá trình hồi phục đã đệm.
  • Người bệnh cần chú ý khi làm việc không ngồi lâu một tư thế, không mang vác nặng, nằm trên gối quá cao và cứng,…
  • Tập luyện các bài tập tốt cho thoát vị đĩa đệm cột sống, đặc biệt là tập yoga hay bơi lội. Đây đều là bài tập giúp cải thiện sức khỏe và giúp cải thiện tình trạng lồi đĩa đệm hiệu quả.
Tập yoga hàng ngày giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức do lồi đĩa đệm
Tập yoga hàng ngày giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức do lồi đĩa đệm

Tình trạng lồi đĩa đệm cột sống cổ có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu có dấu hiệu bệnh, nên thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

4.5/5 - (10 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?