Thoát Vị Nội Xốp: Bệnh Lý Xương Khớp Cần Cảnh Giác

Thoát vị nội xốp – bệnh lý xương khớp đặc biệt của thoát vị đĩa đệm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Vậy bệnh này có đặc điểm gì khác biệt và cách điều trị như thế nào? Mọi thông tin đều được cung cấp đầy đủ trong bài viết sau đây.

Thoát vị nội xốp - bệnh lý xương khớp đặc biệt
Thoát vị nội xốp – bệnh lý xương khớp đặc biệt

Thoát vị nội xốp là gì?

Thoát vị đĩa đệm nói chung là dạng bệnh lý xương khớp xảy ra do các bao xơ đĩa đệm bị rách, lượng nhân nhầy bị đẩy ra ngoài, chèn ép lên hệ thống dây thần kinh gây đau nhức dữ dội. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động của người mắc. 

Thoát vị nội xốp (tên tiếng anh là Schmorl’s node) là một dạng bệnh đặc biệt của thoát vị đĩa đệm. Khi mắc bệnh này, lượng nhân nhầy thoát khỏi bao xơ không chèn lên hệ thống dây thần kinh như bình thường mà chảy vào trong phần thân đốt sống và tạo áp lực trực tiếp lên phần xốp của đốt sống, gây đau nhức.

Bệnh xảy ra với mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn cả ở người lớn tuổi. Tình trạng thoát vị nội xốp thường xuất hiện tại các đốt sống lưng và thắt lưng. Tuy hiếm gặp nhưng người bệnh vẫn cần cảnh giác để xử lý kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị nội xốp

Các chuyên gia y tế nhận định rằng, thoát vị nội xốp liên quan chủ yếu đến sự lão hóa theo thời gian. Chính vì thế, đối tượng thường mắc bệnh này là người già trên 60 tuổi. Khi tuổi tác tăng cao, hệ thống xương khớp suy giảm khả năng vận động do cấu trúc xương thay đổi; bao xơ yếu, dễ rách; các mô sụn khớp bị thoái hóa;….

Do đó, người già rất dễ bị tổn thương đến xương khớp bởi các tác động bên ngoài. Đồng thời, những tổn thương này cũng khó lành hơn ở người trẻ tuổi và việc điều trị cần nhiều thời gian. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến một số yếu tố nguy cơ gây bệnh như sau:

  • Vận động quá sức: Cột sống giống như bộ phận chống đỡ cho toàn bộ cơ thể nên rất dễ bị tổn thương nếu hoạt động quá sức. Đặc biệt, trong trường hợp phải bê vác vật nặng, nhấc đồ nặng đột ngột, làm một số công việc như công nhân xây dựng, bê vác,….
  • Ảnh hưởng của chấn thương: Bị chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông mà không xử lý dứt điểm có thể để lại di chứng nguy hiểm. Do đó, nếu có bất kỳ vấn đề gì tại xương khớp, cần thăm khám và điều trị triệt để.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng cũng là yếu tố liên quan đến các bệnh lý xương khớp nói chung, trong đó có thoát vị nội xốp. Bởi vì cân nặng dư thừa sẽ gây áp lực lên xương khớp và đặc biệt là vùng thắt lưng.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài các yếu tố nguy cơ trên, bệnh lý xương khớp này còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng, tư thế ngồi sai, yếu tố di truyền,…

Đi thăm khám ngay ở giai đoạn khởi phát để được chẩn đoán cụ thể về nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử lý kịp thời.

Dấu hiệu đặc trưng nhận biết ở người bệnh

Nhìn chung, các dấu hiệu của bệnh thoát vị nội xốp cũng tương tự với bệnh lý thoát vị đĩa đệm thông thường. Tuy nhiên, để phân biệt với các dạng bệnh khác, cần chú ý một số dấu hiệu sau đây:

  • Đau nhức: Người bệnh cũng xuất hiện các triệu chứng đau nhức nhưng cơn đau không dữ dội như bình thường. Ở giai đoạn đầu, người bệnh gần như không có cảm giác đau và dấu hiệu này diễn tiến một cách từ từ, không xuất hiện đột ngột.
  • Mỏi cơ: Kèm theo cơn đau nhức, người bệnh thường bị mỏi cơ tay, cơ chân và mỏi lưng. Nếu để bệnh diễn tiến nghiêm trọng, triệu chứng tê bì, cứng khớp có thể xuất hiện. 
Cơn đau nhức xuất hiện nhưng không rõ ràng như các chứng thoát vị đĩa đệm khác
Cơn đau nhức xuất hiện nhưng không rõ ràng như các chứng thoát vị đĩa đệm khác
  • Ngứa châm chích: Biểu hiện này không đặc trưng nhưng vẫn xuất hiện ở một số trường hợp đặc biệt. Người bệnh cảm thấy ngứa râm ran ở lưng kèm theo tình trạng nóng lưng, hơi đau khi chạm vào vị trí thoát vị.
  • Yếu cơ, suy giảm khả năng vận động: Các bệnh lý xương khớp nói chung diễn tiến kéo dài đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động của người mắc. Cử động tay chân thiếu linh hoạt, khó cúi người, khó vươn tay hoặc thậm chí là bại liệt.

Tùy mức độ và tình trạng đặc trưng ở mỗi người mà có thêm biểu hiện khác. Không nên tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.

Thoát vị nội xốp có chữa khỏi được không? Có nguy hiểm không?

Thoát vị nội xốp là thể bệnh đặc biệt của thoát vị đĩa đệm. Nhìn chung, việc điều trị các bệnh lý xương khớp tương đối khó khăn và cần nhiều thời gian. Với bệnh lý này, các triệu chứng ở giai đoạn đầu gần như không rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan không đi khám. Do đó, khi phát hiện bệnh thường diễn tiến đến giai đoạn mãn tính nên việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.

Khi đó, các biện pháp điều trị chỉ mang tính chất bảo tồn, ngăn ngừa thoát vị lan ra xung quanh và cải thiện đau nhức ở người mắc. Nếu tiến hành điều trị sớm, người bệnh vẫn có thể hoạt động và sinh hoạt như người bình thường, bệnh gần như không có tác động gì nguy hiểm.

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị nội xốp nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung là bại liệt. Khi đó, người bệnh không thể chủ động trong mọi hoạt động của mình và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh. Không ít trường hợp gây ra trầm cảm, nguy hiểm hơn chính căn bệnh xương khớp này.

Điều trị thoát vị nội xốp như thế nào?

Vậy, điều trị thoát vị nội xốp như thế nào hiệu quả dứt điểm? Tùy thuộc vào giai đoạn diễn tiến của thoát vị đĩa đệm và tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Với chứng bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung, để chữa trị hiệu quả, người bệnh phải áp dụng đồng thời phương pháp của bác sĩ và luyện tập tại nhà khác. 

Chẩn đoán tình trạng thoát vị nội xốp như thế nào?

Để chẩn đoán cụ thể tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành quy trình thăm khám cho người bệnh như sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Thông qua các triệu chứng lâm sàng ở người bệnh (vị trí đau, mức độ đau, tính chất cơn đau,…) mà bác sĩ có thể đưa ra đánh giá sơ bộ về tình trạng này. Bên cạnh thăm khám, bác sĩ có thể thu thập thêm một số thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý, yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt,… của người bệnh.
Thăm khám tại cơ sở y tế để có phương pháp điều trị phù hợp
Thăm khám tại cơ sở y tế để có phương pháp điều trị phù hợp
  • Chụp X-quang: Phương pháp thường được chỉ định cho các bệnh lý xương khớp. Thực tế, phương pháp này không được đánh giá cao đối với chứng bệnh thoát vị đĩa đệm do kết quả chẩn đoán không được cụ thể, chi tiết.
  • Chụp MRI: Kết quả của phương pháp chụp chiếu này được đánh giá cao trong việc xác định cụ thể vị trí và mức độ thoát vị nội xốp. Tuy nhiên, chi phí cho một lần chụp cộng hưởng từ khá tốn kém nên không phải bệnh nhân nào cũng có khả năng chi trả.
  • Các phương pháp chụp chiếu khác: Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Cụ thể như chụp bao rễ thần kinh, chụp cắt lớp,…

Bài tập vật lý trị liệu cải thiện triệu chứng

Chủ động luyện tập tại nhà là phương pháp hỗ trợ không thể thiếu với chứng bệnh thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa trong thời gian đầu để đảm bảo an toàn và không gặp chấn thương trong quá trình áp dụng. 

Các bài tập cho tình trạng thoát vị đĩa đệm thường tập trung vào kéo giãn cơ, nắn chỉnh cột sống, phục hồi và tái tạo khả năng vận động của cơ thể. Cụ thể, một số bài tập người bệnh có thể tham khảo như sau:

  • Bài tập số 1: Ở bài tập này, người bệnh tập trung vào kéo căng cơ đầu gối – ngực. Nằm thả lỏng cơ thể, co đầu gối sát về phía ngực, lấy hai tay ôm chân kéo sát về người với lực mạnh dần. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 phút rồi từ từ trở về vị trí ban đầu. Lặp lại bài tập này khoảng 3-4 lần/ngày.
Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu tại nhà
Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu tại nhà
  • Bài tập số 2: Ở bài tập tiếp theo, người bệnh tập trung vào tác động đến vùng khớp vai. Đan hai bàn tay vào nhau, để ra sau đầu, chú ý áp lòng bàn tay vào đầu. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10-20 giây và đưa tay lên cao, từ từ hạ xuống vị trí ban đầu. Lặp lại động tác từ 5-6 lần/ngày.
  • Bài tập số 3: Ở bài tập này, người bệnh tập trung luyện tập với cánh tay. Người bệnh đứng thẳng, hai tay để phía trước, song song với mặt đất và đan ngón tay vào nhau. Dùng lực vươn tay và kéo căng các ngón tay hết sức rồi giữ nguyên khoảng 10 giây. Lặp lại bài tập này khoảng 5-10 lần/ngày để thấy hiệu quả rõ rệt nhất.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo một số bài tập khác từ phía bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Cần chú ý khởi động kỹ càng trước khi tập, tránh tác động tiêu cực đến vùng thắt lưng bị thoát vị. Trong quá trình tập luyện, nếu thấy bất kỳ cơn đau nhức bất thường nào, người bệnh phải ngừng thực hiện và đến cơ sở y tế ngay để xử lý kịp thời.

Phương pháp Đông y trị thoát vị nội xốp

Trong Đông y, người ta cho rằng thoát vị nội xốp xuất phát từ sự tắc nghẽn kinh lạc, ứ đọng khí huyết. Khi đó, cơ thể rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) và biểu hiện bởi các cơn đau nhức xương khớp. 

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y tập trung vào tác dụng cân bằng âm dương, khai thông khí huyết, tiêu phong, trừ hàn. Tốt nhất, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở Đông y để được gia giảm các vị thuốc với liều lượng phù hợp. Cụ thể, một số bài thuốc có thể tham khảo và áp dụng trong chữa trị như sau:

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm mộc qua, hạn liên thảo, nữ trinh tử, bạch truật, phục linh, lạc thạch đằng. Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu, thêm vào ấm đun cùng với một lượng nước vừa đủ. Đun cô cạn đến còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp, uống hết trong ngày. 
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm hoài sơn, thỏ ty tử, kỷ tử, cao ban long, thục địa, đương quy, tục đoạn. Thêm vào ấm đun cùng với lượng nước vừa đủ, đun cô cạn đến còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống hết trong ngày, có thể hâm nóng khi sử dụng. 
Cốt Vương thần hiệu thang - bài thuốc Đông y trị bệnh xương khớp
Cốt Vương thần hiệu thang – bài thuốc Đông y trị bệnh xương khớp
  • Cốt Vương thần hiệu thang: Bài thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn từ các nguyên liệu như ô dược, gối hạc, uy linh tiên, tang ký sinh, phòng phong, độc hoạt và một số thành phần thảo dược khác. Người bệnh dùng thuốc theo đúng liều lượng chỉ định trong tối thiểu 2-3 tháng để chữa trị hiệu quả.

Uống thuốc Tây y gì điều trị bệnh hiệu quả?

Điều trị bệnh thoát vị nội xốp bằng phương pháp nội khoa (thuốc Tây y) được nhiều người lựa chọn vì khả năng cải thiện triệu chứng tương đối nhanh. Không có loại thuốc đặc trị với bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung. Các nhóm thuốc Tây y chủ yếu tập trung vào cải thiện triệu chứng đau nhức, giảm tê bì và ngăn ngừa thoát vị lan rộng.

Trong đơn thuốc của người bệnh bị thoát vị nội xốp thường bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Kê trong trường hợp cơn đau xuất hiện dày đặc tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Cần chú ý đảm bảo liều lượng phù hợp với độ tuổi và khoảng cách hai lần dùng thuốc tối thiểu 4-6 tiếng. 
  • Thuốc kháng viêm: Được chỉ định theo đơn thuốc của bác sĩ. Có thể dùng thuốc dưới dạng uống hoặc dạng tiêm tùy vào mức độ bệnh của người mắc. Thông thường, dạng tiêm được chỉ định nếu người bệnh đau nhức nghiêm trọng hoặc không dùng được thuốc uống. Tuy nhiên, chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn và ngừng thuốc bằng cách giảm liều từ từ, tránh ngừng đột ngột.

THAM KHẢO:

TOP 12 thuốc thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay

Ngoài hai nhóm thuốc trên, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thực phẩm chức năng dành cho xương khớp khác. Chú ý tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc khi chưa hết đợt điều trị. Điều này có thể khiến bệnh tái phát, khi đó việc điều trị khó khăn hơn nhiều.

Biện pháp phòng ngừa bệnh thoát vị nội xốp

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh thoát vị nội xốp là điều cần thiết để hạn chế tác hại có lường mà tình trạng bệnh lý này có thể gây ra. Cụ thể, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần chú ý:

  • Hạn chế bê vác nặng trong thời gian kéo dài. Khi cần bê vác đồ, phân bố đều lực và không nhấc đồ vật một cách đột ngột.
  • Bổ sung chế độ ăn giàu canxi và các khoáng chất tốt cho xương khớp. Đặc biệt với người lớn tuổi nên uống thêm sữa bổ sung canxi hàng ngày
  • Nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến xương khớp, phải đi thăm khám và điều trị triệt để, tránh để lại biến chứng
  • Thường xuyên luyện tập thể thao ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp. Nên chọn những bộ môn như bơi lội, tập yoga,…
  • Kiểm soát cân nặng tránh gây áp lực lên xương khớp
  • Đi thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất (nếu có)

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin cần biết về bệnh lý thoát vị nội xốp. Người bệnh nên chủ động đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để bệnh dứt điểm hoàn toàn. Rèn luyện thể thao thường xuyên và ăn uống đủ chất là biện pháp nâng cao sức khỏe xương khớp toàn diện.

4.6/5 - (5 bình chọn)

ĐỪNG BỎ LỠ

Tin mới

Viêm Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa 

Huyệt túc tam lý nằm ở đâu? Cách châm cứu huyệt trị bệnh

12+ Loại Thuốc Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Những Loại Thuốc Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Top 11 bài tập chữa yếu sinh lý nam hiệu quả nhất

Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Các phương pháp chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?