Lệch đĩa đệm là gì? Bệnh có chữa được không?

Lệch đĩa đệm là một bệnh lý về xương khớp phổ biến mà có nhiều người gặp phải. Đây được xem là giai đoạn nhẹ trong quá trình tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm khi nhân nhầy chưa thoát khỏi bao xơ. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng khó lường cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về căn bệnh lệch đĩa đệm, cách phòng ngừa và điều trị. 

Lệch đĩa đệm là gì?

Lệch đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy chưa hoặc bị rò rỉ một ít ra khỏi phần trung tâm của đĩa đệm nhưng chưa thoát ra khỏi bao xơ. Lúc này đĩa đệm đã bị lệch ra khỏi vị trí cơ bản. Khi bị tổn thương hoặc hao mòn, các đĩa đệm sẽ phồng ra và gây áp lực lên ống sống. 

Lệch đĩa đệm là tình trạng xương khớp thường gặp
Lệch đĩa đệm là tình trạng xương khớp thường gặp

Bệnh lệch đĩa đệm có khả năng phát triển thành thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm. Bệnh này thường xảy ra ở vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng (lưng dưới) hoặc cột sống ngực (vùng ức và giữa xương sườn). Đĩa đệm lệch thường nghiêng hẳn về một bên trái hoặc phải.

Các đĩa đệm bị lệch có thể gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh, dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài, một số trường hợp bị đau dữ dội và mãn tính. Bệnh thường xảy ra ở người tuổi trung niên hoặc lớn tuổi, trong một số trường hợp bệnh vẫn có thể xảy ra ở người trẻ. 

Nguyên nhân gây bệnh

Đĩa đệm cột sống phải nâng đỡ cơ thể nên chịu lực và ma sát rất lớn, do đó, chúng rất dễ bị bào mòn theo thời gian. Cụ thể những nguyên nhân tác động làm lệch phình đĩa đệm bao gồm: 

  • Khi cơ thể lão hóa, đĩa đệm bắt đầu suy yếu và thoái hóa. Thoái hóa chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng lồi phình đĩa đệm. 
  • Nhân nhầy bị khô và mất nước do cơ thể bị thoái hóa. 
  • Giảm tính đàn hồi ở đĩa đệm do xương khớp không còn tính dẻo dai và chắc khỏe.
  • Vòng sụn bị thoái hóa nghiêm trọng khiến đĩa đệm bị lệch ra ngoài khi chịu áp lực lớn.

Ngoài ra, một số hoạt động hàng ngày làm gia tăng áp lực lên đĩa đệm và gây bệnh như:

  • Người bệnh bị té ngã, va đập mạnh tổn thương cột sống sẽ khiến đĩa đệm bị lệch. 
  • Tổn thương sâu bên trong hoặc nhiễm trùng cột sống sẽ khiến vòng sợi bị rách, đĩa đệm bị lồi một phần hoặc toàn phần.
  • Thói quen đi đứng, nằm ngồi sai tư thế, ngồi lâu, ngồi cong lưng gây vẹo cột sống. 
  • Tập luyện thể dục thể thao quá mức, tập luyện sai tư thế gây tổn thương cột sống và đĩa đệm.
  • Thường xuyên làm việc nặng nhọc, bưng vác vật nặng đột ngột, làm việc rướn người về phía trước hoặc khom lưng thường xuyên. 
  • Trọng lượng cơ thể vượt mức sẽ làm gia tăng áp lực lên cột sống và các cơ nâng đỡ. 
  • Không tập luyện thể dục thể thao, lười vận động sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa đĩa đệm và tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. 

Một nguyên nhân gây lệch đĩa đệm hiếm gặp là do di truyền từ những người thân trong gia đình. Hầu hết các bệnh lý xương khớp đều có xu hướng di truyền từ cha mẹ sang con cái. 

Một số trường hợp trẻ em được sinh ra đã mắc bệnh lồi đĩa đệm bẩm sinh. Đa số trường hợp này cơ thể có mật độ thành phần elastin ít hơn so với người có xương khỏe mạnh. Elastin chính là chất quan trọng cấu tạo nên đĩa đệm. 

Triệu chứng lệch đĩa đệm

Lệch phình đĩa đệm thường bị đau âm ỉ và ngứa ran ở những vùng xương khớp bị ảnh hưởng. Ở giai đoạn mới tiến triển bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện những cơn đau như tình trạng đau cột sống lưng thông thường. 

Dưới đây là những triệu chứng cơ bản mà bạn có thể nhận biết bệnh:

  • Đau mỏi lưng thường xuyên, kéo dài.
  • Thường xuyên bị đau nhức, tê bì tay chân, mỏi hông, bàn chân và các ngón chân. 
  • Các cơn đau sẽ kéo dài âm ỉ và có biểu hiện tăng dần theo thời gian, lan xuống chân gây đau nhói.
  • Bệnh nhân cử động khá khó khăn, chậm chạp, cơ chân yếu đi và có dấu hiệu bị té ngã.
Lệch đĩa đệm gây ra nhiều triệu chứng như đau lưng, co thắt
Lệch đĩa đệm gây ra nhiều triệu chứng như đau lưng, co thắt
  • Các cơn đau mỏi sẽ lan dọc đi theo chiều dài của dây thần kinh cột sống. Đau lan rộng ra mặt ngoài của đùi, cẳng chân và toàn bộ bàn chân. 
  • Các cơ bắp bị co thắt.

Ở trường hợp nặng, đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh tọa gây nên tình trạng đau buốt vùng thắt lưng, đi lại vận động khá khó khăn. 

Lệch đĩa đệm có nguy hiểm không?

Lệch đĩa đệm còn gọi là tình trạng thoát vị đĩa đệm ở thể nhẹ. Trong một số trường hợp, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm cho người bệnh:

  • Đau thắt vùng cột sống: Tình trạng lồi phình đĩa đệm có thể gây ra những cơn đau dai dẳng, kéo dài và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp và bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Bàng quang và ruột bị tổn thương: Phình đãi đệm chèn ép lên dây thần kinh ở ruột và bàng quang. Đây là tình trạng khá nghiêm trọng và cần nhập viện khẩn cấp để tiến hành phẫu thuật. Bởi bệnh có thể gây liệt dây thần kinh bàng quang dẫn đến tình trạng đi vệ sinh không tự chủ. 
  • Cơ bắp suy yếu: Mặc dù đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng trong một số trường hợp bệnh sẽ khiến bạn cảm thấy bị mất sức mạnh ở chân tay và cơ bắp. 
  • Mất khả năng cảm giác: Khi tiếp xúc vào một vật nào đó, các vị trí đĩa đệm bị tổn thương có thể bị mất khả năng cảm nhận. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh không thể phân biệt được nóng lạnh và mất cảm giác ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Ngoài ra, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức thường xuyên và gây ảnh hưởng đến một số hoạt động hàng ngày. 

Lệch đĩa đệm có chữa được không? Cách chữa lệch đĩa đệm

Ở một số trường hợp nhẹ, bệnh lệch đĩa đệm có thể lành tự nhiên mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp khác, bệnh cần mất khoảng vài tuần để cải thiện. Sau thời gian điều trị, đĩa đệm sẽ dần phục hồi chức năng, cải thiện các chấn thương và không còn bị đau nhức như trước kia.

Ở những trường hợp mắc bệnh mãn tính, người bệnh cần được điều trị và chăm sóc phù hợp để hạn chế các biến chứng và nguy cơ tái phát bệnh thành thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, nếu bệnh lệch phình đĩa đệm kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như cứng khớp, mất khả năng vận động, người bệnh cần được can thiệp y tế kịp thời. 

Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh

Bệnh lệch đĩa đệm ở thể nhẹ thường được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc bổ xương khớp. Một số loại thuốc chữa bệnh phổ biến thường được bác sĩ kê toa như sau:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau thông thường, thuốc kháng viêm không steroid có thể giúp cải thiện các cơn đau từ mức độ nhẹ đến trung bình. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng kèm theo các loại kem, thuốc mỡ để giảm đau nhức. 
  • Thuốc giảm đau theo toa: Thuốc này thường được chỉ định khi các loại thuốc giảm đau không kê toa không mang lại hiệu quả cao. Thuốc giảm đau kê toa thường có tác dụng rất mạnh và hỗ trợ cải thiện những cơn đau bùng phát mạnh mẽ. 
Thuốc Tây giúp giảm các cơn đau nhức, tê bì xương khớp
Thuốc Tây giúp giảm các cơn đau nhức, tê bì xương khớp
  • Thuốc giãn cơ: Khi bị co thắt cơ do phình lệch đĩa đệm, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc giúp giãn cơ. 
  • Tiêm thuốc corticoid: Thuốc corticoid sẽ được tiêm trực tiếp vào cơ thể để giảm viêm và giảm đau nhức tạm thời. 

Khi sử dụng các loại thuốc Tây y, người bệnh phải tuyệt đối tuân theo những chỉ định của bác sĩ vì thuốc Tây y dễ gây ngộ độc và dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên thông báo cho bác sĩ bệnh đau dạ dày, tiền sử dị ứng thuốc để bác sĩ kê đơn cho phù hợp. 

Đông y chữa lệch đĩa đệm

Trong Đông y, bệnh lệch đĩa đệm xảy ra do kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết ứ trệ gây đau nhức và kèm theo một số triệu chứng khác. Khi cơ thể suy yếu, phong tà bên ngoài có điều kiện thuận lợi xâm nhập vào cơ thể khiến bệnh trầm trọng hơn. 

Để điều trị bệnh lệch lồi đĩa đệm, Đông y chia bệnh thành nhiều thể khác như thể thận hư, thấp nhiệt, hàn thấp, phong thấp, thận dương hư, khí trệ huyết ứ… Với nguyên tắc chính là giúp phục hồi các đĩa đệm, cân bằng âm dương, các bài thuốc giúp tán hàn trừ phong, bồi bổ khí huyết. 

  • Bài thuốc số 1: Cam thảo, độc hoạt, xuyên ô, cát căn, ma hoàng, quế chi mỗi vị thuốc 9g, tế tân 3g, xích thược 9g, phục linh và tang ký sinh mỗi vị 12g. Người bệnh sắc tất cả các vị thuốc trên và uống sau bữa ăn khoảng 30 phút mỗi ngày. 
  • Bài thuốc số 2: Thạch chi 15g, tế tân 3g, cỏ xước 9g, xuyên khung, độc hoạt mỗi vị 9g, tân giao 12g, cam thảo 3g. Người bệnh sắc thuốc cùng với một lít nước và sử dụng mỗi ngày 1 thang. 
  • Bài thuốc số 3: Hải phong 9g, tục đoạn 9g, thục địa 12, hoàng bá 9g, tần giao 9g, ý dĩa 30g, rễ cỏ xước 9g, câu kỳ 9g. Người bệnh nấu thuốc trong thời gian khoảng 30 phút, uống sau bữa ăn mỗi ngày 3 lần. 

Để điều trị đúng thể bệnh, bệnh nhân cần thăm khám tại các bác sĩ Đông y uy tín. Bên cạnh đó, tuân thủ theo liều lượng thuốc mà bác sĩ chỉ định. 

[pr_middle_post]

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian ngay tại nhà giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị, lành tính và đạt hiệu quả cao trong giai đoạn đầu của bệnh. Một số những mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi để điều trị bệnh lệch đĩa đệm như:

  • Lá lốt: Lá lốt là một trong những bài thuốc quen thuộc điều trị các bệnh đau nhức, tê bì xương khớp. Bài thuốc từ lá lốt thường dễ thực hiện và mang đến hiệu quả điều trị khá cao. Bạn chuẩn bị hỗn hợp một ít lá lốt và rang với muối. Sử dụng hỗn hợp này đắp lên vùng bị đau nhức và tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng. Người bệnh kiên trì thực hiện khoảng 2 đến 3 tháng, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Lá lốt là một vị thuốc điều trị bệnh lệch đĩa đệm
Lá lốt là một vị thuốc điều trị bệnh lệch đĩa đệm
  • Cỏ xước: Cỏ xước là một loại thảo dược quý có chứa chất giảm đau saponin. Chất này có tác dụng chống viêm, chống sưng đỏ ở vùng cơ và xương khớp bị tổn thương. Bạn cho cỏ xước vào ấm, sắc với lửa nhỏ trên bếp với một lượng nước vừa đủ. Khi nước đã cạn, bạn lấy nước thuốc và uống mỗi ngày 3 lần.
  • Đu đủ xanh: Đây là một vị thuốc có thể chữa bệnh lệch đĩa đệm đã được y học công nhận. Người bệnh chỉ cần dùng đu đủ xanh, giữ nguyên phần hạt, cho rượu nếp vào trong quả rồi mang đi hấp cách thủy. Khi đu đủ chín hẳn, bạn lấy ra dằm nhuyễn, đắp lên vùng bị tổn thương rồi xoa bóp nhẹ nhàng để giảm đau nhức. 

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh tại nhà chỉ có tác dụng điều trị ở trường hợp nhẹ với những cơn đau nhức thông thường. Khi người bệnh bị đau nhức dữ dội, bạn cần đến thăm khám tại bác sĩ và có những biện pháp can thiệp y khoa khác. 

Vật lý trị liệu

Trong giai đoạn đầu khi bệnh chữa tiến triển nặng, người bệnh có thể điều trị lệch đĩa đệm bằng phương pháp bảo tồn như tập vật lý trị liệu. Phương pháp này mang đến một hiệu quả khá cao, hạn chế lạm dụng thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.

Trị liệu thần kinh cột sống

Đây là cách điều trị bệnh lệch đĩa đệm không xâm lấn và có khả năng cải thiện cấu trúc bị hư tổn. Nguyên tắc điều trị bệnh theo các này là dựa trên nguyên lý khôi phục sự cân bằng trong cơ thể. 

Khi đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa hệ thần kinh nắn chỉnh các cột sống, đĩa đệm bị sai lệch. Từ đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh sự sai lệch cấu trúc của đốt sống để đĩa đệm trở về vị trí tự nhiên như ban đầu. 

Tập vật lý trị liệu

Phương pháp này mang đến hiệu quả khá cao vừa giúp phục hồi đĩa đệm vừa giúp người bệnh tăng cường sức khỏe bên trong cơ thể. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, bệnh nhân sẽ được phục hồi các vấn đề về cột sống và tăng cường nhóm cơ cốt lõi để cấu tạo nên nền tảng cho cột sống. 

Đồng thời, các bài tập vật lý trị liệu cũng làm dịu các cơn đau, sưng viêm của bệnh nhân và hỗ trợ khả năng vận động, đi lại. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật lệch đĩa đệm được chỉ định trong trường hợp các cơn đau bùng phát dữ dội và không cải thiện được sau khi áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn. Ngoài ra, trong một số trường hợp khẩn cấp như chèn ép dây thần kinh bàng quang, ruột hoặc chèn ép các dây thần kinh nghiêm trọng khác thì cần phải được phẫu thuật ngay lập tức.

Phẫu thuật chữa lệch đĩa đệm thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh nặng
Phẫu thuật chữa lệch đĩa đệm thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh nặng

Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật là giải phóng các rễ thần kinh khỏi sự chèn ép khỏi đĩa đệm, giúp người bệnh giảm đau và phục hồi vận động. Một số phương pháp phẫu thuật lệch đĩa đệm thường được áp dụng cho bệnh nhân như:

  • Phẫu thuật Laminectomy: Bác sĩ sẽ tạo ra một lơ mở trong lamina của đốt sống để loại bỏ phần đĩa đệm bị lệch. Cách này giúp giải nép áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh cột sống. 
  • Giải nén transthoracic: Nếu đĩa đệm bị phình nằm trong cột sống ngực, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp giải nén transthoracic. Đây là cách giúp giải nén tủy sống và dây thần kinh cột sống bằng cách loại bỏ đĩa đệm bị lệch thông qua lỗ nhỏ phía bên ngực của người bệnh. 

Phòng ngừa bệnh lệch đĩa đệm như thế nào?

Sau một thời gian điều trị, bệnh lệch đĩa đệm sẽ có nguy cơ tái phát lại. Do đó, để phòng tránh bệnh tái phát, người bệnh cần tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:

  • Sử dụng túi chườm nóng, chườm lạnh để hỗ trợ giảm viêm và làm dịu các cơn đau nhức. 
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày bằng các bài tập luyện thể dục đơn giản, bài tập yoga, đi bộ nhằm phục hồi khả năng vận động tự nhiên của xương khớp. 
  • Người bệnh phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của các y bác sĩ chuyên môn. Trong trường hợp các cơn đau vẫn không được điều trị dứt điểm, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để tái khám và xử lý kịp thời.
  • Người bệnh nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D, khoáng chất và các dưỡng chất khác cần thiết cho sức khỏe của người bệnh nhằm kích thích phục hồi đĩa đệm bị tổn thương. 
  • Loại bỏ khỏi khẩu phần ăn hàng ngày những chất độc hại như rượu bia, đồ ăn đóng hộp sẵn, đồ ăn quá mặn, cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. 
  • Hạn chế bưng vác vật nặng quá sức, khuân vác một cách đột ngột gây tổn thương đĩa đệm và đau nhức trở lại. Đối với công việc cần ngồi nhiều, thi thoảng bạn nên đứng lên vận động để tăng độ linh hoạt, dẻo dai cho xương khớp. 
  • Đối với những người lớn tuổi thì nên thăm khám sức khỏe tổng quát và xương khớp để kịp thời phát hiện ra những căn bệnh tiềm ẩn nhằm điều trị kịp thời. 

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho mọi người thông tin về nguyên nhân lệch đĩa đệm, triệu chứng và cách điều trị bệnh. Nếu không điều trị sớm thì bệnh sẽ gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm và một số bệnh lý xương khớp khác. Chính vì vậy, khi phát hiện triệu chứng, người bệnh không nên chậm trễ việc thăm khám vì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin mới

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Qủa

Tổng hợp các loại thuốc trị chàm khô nhanh khỏi nhất hiện nay

Top 13+ cách chữa đau dạ dày khẩn cấp hiệu quả tức thì

Các Loại Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 11 Thuốc Trị Rối Loạn Cương Dương Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Cách phòng ngừa và điều trị

Mẩn Ngứa Ở Trẻ Do Đâu? Cách Điều Trị Sớm An Toàn, Hết Ngứa

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và hướng điều trị

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?